Tuần 16. Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Chia sẻ bởi Trần Phạm Trúc My | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

THU HỨNG
( Cảm xúc mùa thu )
ĐỖ PHỦ
I. Tìm hiểu chung
Khái quát về thơ đường
Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca, có vai trò quan trọng trong văn học Trung Quốc. Đó là sự đóng góp làm phong phú về tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ,... Hàng ngàn năm trôi qua nhưng đến nay những bài thơ Đường vẫn làm say mê lòng người bởi những nội dung và giá trị tuyệt vời của chúng. Thơ Đường đã trải qua 4 giai đoạn chính:
+ Thời Sơ Đường (618-713): Gồm các tác giả tiêu biểu như: Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Tống Chi Vấn,
+ Thời Thịnh Đường (713-766): Gồm các tác giả tiêu biểu như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên,
+ Thời Trung Đường (766-835): Gồm các tác giả tiêu biểu như: Lư Luân, Tư Không Thự, Lý Ðoan, Bạch Cư Dị,
+ Thời Vãn Đường (836-905): Gồm các tác giả tiêu biểu như: Lý Thương Ẩn, Ðỗ Mục và Ôn Ðình Quân.
2. Tác giả
- Đỗ Phủ (712-770), hiệu Tử Mỹ, tỉnh Hà Nam, xuất thân từ một gia đình quý tộc có truyền thống Nho giáo.
- Sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
- Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755
- Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc thời Sơ Đường, danh nhân văn hóa thế giới.

- Hiện còn khoảng 1500 bài, Được người Trung Quốc gọi ông là “thi thánh”.
3. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác năm 766, Đỗ Phủ đang đi lánh nạn ở Quỳ Châu-Tứ Xuyên.
b) Vị trí
Là bài thơ thứ nhất trong chùm thơ “Thu hứng”, gồm tám bài được Đỗ Phủ sáng tác.
c) Thể loại
Thất ngôn bát cú Đường luật.
II. Đọc hiểu văn bản
Nguyên tác
Nhan đề bài thơ
- Thu hứng: cảm hứng, cảm xúc trước khung cảnh mùa thu.
Tả cảnh thu ( 4 câu đầu )
• Cảnh thu trong 2 câu đề:
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.”
- “Điêu thương” những hạt sương móc đang vùi dập làm rừng phong xơ xác, tiêu
điều => vừa gợi mùa thu vừa gợi tả nỗi buồn li biệt.
=> Hình ảnh rừng phong bị bao phủ bởi sương móc trắng xóa ---> xơ xác tiêu điều.
- “ Vu sơn, Vu giáp”, thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở bị trùm trong hơi thu hiu hắt.
“Khí tiêu sâm” cả cảnh núi và dòng sông đều nhuốm màu bi thương, hiu hắt.
=> Hai câu thơ đầu đã lột tả được cái thần của một chiều thu đẹp ở Quỳ Châu được gói gém trong 8 chữ: Lạnh lẽo, xơ xác, tối tăm, ảm đạm.
• Cảnh thu trong 2 câu thực:
“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.”

Nghệ thuật đối và sử dụng động từ: sóng- mây, trời- đất.
+ Mây trắng sà xuống thấp dưới mặt đất che lấp cửa ải.
+Sông ở thượng nguồn thường hợp nhiều ghềnh thác, nước chảy rất xiết nên mới có cảnh sóng dữ dội vọt lên tận chân trời.
+ Thiên nhiên vận động mạnh mẽ, trái chiều
=> Gợi cảm giác như dồn nén không gian lại, đảo lộn cả đất trời.
=> Khung cảnh vừa âm u, vừa hùng vĩ, dữ dội.
=> Hai câu thơ thực là bức tranh mùa thu ở vùng sông nước và miền quan ải: hoành tráng, dữ dội, âm u, dồn nén. Nỗi buồn và sự bất an cho đất nước.
Tình thu (4 câu cuối)
• Hai câu luận:
“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.”

+ “Hoa Cúc”: Là hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu.
Ẩn dụ:
=> Hình ảnh khóm cúc là biểu tượng cho nỗi đau dằng dặc, đó là sự chất chồng của nỗi xót xa cho thân phận tha hương trôi nổi.
+ “Cô chu”: con thuyền cô độc
+ “Hệ”: (Buộc chặt) => Dây buộc thuyền cũng để thắt lòng người.
+ “ Cố viên tâm”: tấm lòng nhớ nơi vườn cũ( ở Lạc Dương)
+ Khóm cúc nở hoa đã hai lần- hai năm đã qua làm nhà thơ “tha nhật lệ” tuôn rơi nước mắt.
Đồng nhất nhiều sự vật, hiện tượng
+ Nhìn hoa cúc nở trông như xòe ra những cánh hoa bằng nước mắt.
+ Giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ của quá khứ gần - quá khứ xa.
+ Dây buộc thuyền cũng là dây thắt lòng người lại.


=> Có thể nói là đây hai câu thơ hay nhất trong bài thơ vì đã sử dụng nghệ thuật ước lệ và ẩn dụ để thể hiện từ không gian sự vật đến không gian nội tâm rồi đến vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Đỗ Phủ.

- Cảnh: + Không khí tấp nập, nhộn nhịp của mọi người may áo rét và giặt quần áo cũ để chuẩn bị cho mùa đông.

- Âm thanh: Tiếng chày đập vải: âm thanh đặc biệt có sức gợi cảm.
Hai câu kết:
“ Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm”
Vang động, xoáy sâu vào lòng kẻ tha hương nỗi thương nhớ quê tê tái, khôn nguôi, ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của ông.
Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình và những âm thanh quen thuộc trong đời sống.
Tâm trạng vừa hoài cổ vừa thế sự, chứa chan tình đời, tình người sâu sắc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Kết cấu chặt chẽ.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng một cách hợp lí, giàu cảm xúc.
+ Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng.
+ Nghệ thuật đối chỉnh, tạo mối quan hệ đặc sắc: xa- gần, cảnh- tình, không gian- thời gian, tĩnh- động.
2. Nội dung
Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt nhòa trong sương khói mùa thu ảm đạm mà dồn nén dữ dội; đồng thời thể hiện nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận của chính mình.
TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 1: Đỗ Phủ sống trong thời kì nào?
A. Sơ Đường
B. Thịnh Đường
C. Trung Đường
D. Vãn Đường
Câu 2: Bài thơ “Thu hứng” là bài thứ mấy trong chùm 8 bài thơ?
A. Thứ nhất
B. Thứ ba
C. Thứ năm
D. Thứ bảy
Câu 3: Bài thơ được ông làm khi nào?
A. Năm 760
B. Năm 764
C. Năm 766
D. Năm 769
Câu 4: Nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu kết?
A. Ước lệ tượng trưng
B. Tả cảnh ngụ tình
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Câu 5: Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là gì?
A. Thi thơ
B. Thi văn
C. Thi sĩ
D. Thi thánh
Câu 6: Hai câu thơ nào hay nhất trong “Thu hứng”?
A. Hai câu luận
B. Hai câu thực
C. Hai câu đề
D. Hai câu kết
Bài thuyết trình của nhóm 6 đến đây là kết thúc
Cám ơn cô và các bạn đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Phạm Trúc My
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)