Tuần 16. Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Chia sẻ bởi Khổng Tiến Mạnh | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CẢM XÚC MÙA THU
( THU HỨNG )

Đỗ Phủ
Tiết 47: Văn học
GV: TRẦN THỊ THANH HUYỀN
D? Ph?
Đỗ Phủ - Nhà thơ hiện thực lớn đời Đường Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới.Được mệnh danh là Thánh thơ. - Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình dòng dõi quý tộc, nhưng đã sa sút ở tỉnh Hà Nam. Ông là người có tính tình hào phóng, cương trực, ghét những thói xấu ở đời và sớm có hoài bão "sẵn chí dong buồm vượt biển khơi".

I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả, tác phẩm:
- Cuộc đời nghèo khổ, sống trong loạn li, lưu lạc, chí lớn, phò vua giúp nước nhưng không thành. 11 năm cuối đời đi lánh nạn và chết trong cảnh đói rét , bệnh tật nơi đất khách trên thuyền…
Nội dung thơ : Phong phú ; giá trị hiện thực và phê phán cao, có thể coi là bộ sử thi bằng thơ chan chưa tình yêu đất nước và nhân đạo.
Nghệ thuật: điêu luyện, phong cách trầm uất.
- Đỗ Phủ có ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ Trung đại VN.
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Năm 766 tác giả chạy loạn đến Ba Thục, Quỳ Châu – sáng tác chùm thơ Thu hứng ( 8 bài) nói lên nỗi lòng thương nhớ quê hương. Thu hứng được xem như cương lĩnh sáng tác của chùm thơ.
b. Đọc
c. Từ khó:
d. Thể thơ và bố cục:
Thể : Thất ngôn bát cú Đường luât.
- Bố cục : 2 phần
Cảnh thu
Tình thu
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

II. Đọc -hiểu:
1. Bốn câu thơ đầu:
Thảo luận : -Nhóm 1: Trong hai câu đề , mùa thu đã đến với tác giả từ những cảnh sắc nào? Đặc điểm của cảnh? Tầm nhìn của tác giả?
-Nhóm 2: Trong hai câu thực, tầm nhìn của nhà thơ chuyển đổi như thế nào? Nghệ thuật tả cảnh? Nhận xét về cảnh vật?
Vu sơn , Vu giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
( Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)
1. Bốn câu thơ đầu:
Hai câu đề:

+ Rừng phong -> tiêu điêù vì sương móc trắng.
+ Núi Vu, kẽm Vu -> khí hiu hắt ,âm u.
-> Mùa thu đã đến với tác giả từ cảnh sắc của rừng , của núi. Từ con mắt hướng lên độ cao, tác giả thấy sự chuyển đổi màu sắc của rừng phong, của khí trời.
- Hai câu thực:
+ Lòng sông -> Sóng vọt tận lưng trời.
+ Trên ải -> Mây sà giáp mặt đất.
-> Nhà thơ đã hướng tầm nhìn từ núi cao về mặt đất với cảnh sông thu và mây thu.Hai từ vọt và sà cho thấy cảnh vật đang biến đổi một cách sống động trong sự đối lập ở cảnh cao và thấp.
=> Cảnh thu vừa tang thương, hiu hắt vừa hùng tráng, kì vĩ mà cũng đầy dữ dội, đe dọa đang tràn ngập khắp nơi.

Câu 3 - 4:
Mây Lưng trời

Sóng Mặt đất
=> Cảnh sắc thu mang dấu ấn của của địa phương Qùy Châu (vừa thâm u, vừa hùng vĩ); cảnh sắc ấy mang dấu ấn phong cách thơ Dỗ Phủ : TRầM UấT, BI TRáNG


Trước cảnh tượng đó, một con người giàu tình cảm như Đỗ Phủ có thể nào không nhớ tới quê mình? Tâm trạng tác giả?

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
2. Bốn câu thơ sau:
( Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.)
Ở hai câu luận , hình ảnh gì được nhắc tới? Ý tác giả muốn nói?
2. Bốn câu thơ sau:
- Hai câu luận:
+ Khóm cúc
nở hai lần
dòng lệ cũ
-> Tác giả nhìn hoa cúc nở mà trông như xòe những cánh hoa hư ảo, chập chờn hiện tại và quá khứ.
+ Con thuyền
lẻ loi
buộc tình quê hương
-> Dây buộc thuyền hay cũng chính là dây thắt lòng người nhớ quê.
- Hai câu kết:
+ Dao thước để may áo rét: nơi nơi rộn ràng.
+Tiếng chày đập áo: dồn dập
-> Âm thanh cuộc sống tưng bừng , nhộn nhịp, đặc trưng của mùa thu -> gợi nhớ người thân phương trời giá lạnh.
=> Với những yếu tố mang tính ước lệ, tượng trưng nhưng giàu tính hiện thực đã diễn tả nỗi lòng nhớ thương sâu sắc, tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương, đất nước , nỗi khao khát đươc sống.
Hình ảnh , sự việc gì được hiện lên ở hai câu kết ? Nhận xét ? Nỗi lòng người tha hương?

















 Sự vận hành tứ thơ từ cảnh đến tình.

So sánh phần tiền giải và hậu giải về phương diện cảnh thu và tình thu? Nhận xét ?
- Cảnh thu: nhìn từ xa (rừng phong, dòng sông, dãy núi, cửa ải xa đầy sương mù
- Cảnh thu: gần (khóm cúc, con thuyền).


- Chỉ có tình người mà không có hình ảnh con người.

- Sự xuất hiện rõ nét của nhân vật trữ tình với nỗi niềm tâm sự (lệ, tâm)

III. Tổng kết:
Đặc sắc nghệ thuật? Đặc sắc nội dung?
- NT: Tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng.
ND: Nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.

ghi nhớ ( SGK)
+ Cảnh thu: Buồn , hiu hắt- đặc trưng của núi rừng sông nước, cuộc sống ở Quỳ Châu.
Cảnh thu- cảnh đời: Hình bóng tang thương của đất nước Trung Quốc đương thời.

+ Tình thu:
Nỗi lo cho đất nước.
Nỗi buồn nhớ quê hương.
Nỗi ngậm ngùi , xót xa cho thân phận của chính mình.

Củng cố:
IV. Luyện tập:
Đọc thêm bài Thu hứng 2 và Thu hứng 3
Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
Học thuộc phiên âm và dịch thơ , phân tích được cảnh thu và tình thu .
Chuẩn bị : Bài đọc thêm :
+ Đọc trước và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
+ Lưu ý:
+ Tổ 1, 2 : tìm hiểu kĩ bài Hoàng Hạc lâu
+ Tổ 3: tìm hiểu kĩ bài Khuê oán
+ Tổ 4 : tìm hiểu kĩ bài Điểu minh giản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khổng Tiến Mạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)