Tuần 15. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Chia sẻ bởi Trần Chí Quyên | Ngày 09/05/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

I. Tiểu dẫn
1. Tác giả: Lí Bạch
_ Là người thông minh, tài hoa, tính tình hào phóng, có nhiều hoài bão
_Ông là nhà thơ lãng mạn – được tôn vinh là “thi tiên”.
*Con người:
* Sáng tác:
Để lại khoảng 1000 bài thơ. Thuộc nhiều đề tài khác nhau: chiến tranh, tình bạn, thiên nhiên, tiễn biệt.
2. Tác phẩm
_ Nhan đề:
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
_Đề tài:
Tống biệt: Cuộc chia tay giữa hai người bạn
Nó là một đề tài quen thuộc trong thơ Lí Bạch nói riêng, thơ văn nói chung.
_ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Lầu Hoàng hạc bên dòng sông Trường Giang
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai câu đầu:
- So sánh phần phiên âm va dịch thơ
+ Cố nhân:
Người xưa, bạn cũ.
Tình cảm thắm thiết giữa hai người bạn (tri âm, tri kỷ).
+ Tây: Từ chỉ hướng xuất phát của mạnh Hạo nhiên( từ tây sang Đông).
- Yên hoa:
Hoa trong khói
Cảnh đẹp mùa xuân.
Chỉ nơi phồn hoa đô hội (thành Dương Châu).
_ hai câu đầu hiện lên đầy đủ các yếu tố của một cuộc đưa tiễn:
+ có địa điểm đưa tiễn: lầu Hoàng Hạc.
+ Nơi bạn đến; thành Dương Châu- nơi phồn hoa đô hội.
+ Hướngng bạn ra đi: Tây sang Đông.
+Thơi gian ; Tháng 3- mùa xuân.
+ Không gian đưa tiễn: một khung cảnh đầy hoa trong khói.
Hai câu thơ không chỉ để nhằm thuật lại khung cảnh đưa tiễn mà ẩn đằng sau 2 câu thơ là cuộc đưa tiễn một người bạn từ nơi thoát tục về nơi trần tục.
- Ở đây có sự đối lập cảnh>< tình
Sự lưu luyến bịn rịn khi phải chia tay bạn và cuộc chia tay này khó có ngày gặp lại.
* Tóm lại:Hai câu đầu cho chúng ta biết được.
_ Khung cảnh đưa tiễn, qua đó tác giả gửi gắm tình cảm nhớ thương bạn.
_ Net đặc sắc trong nghệ thuật thơ Đường: lời ít ý nhiều.
2. Hai câu sau: Tâm trạng nhà thơ
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
( Bóng buồm đã khuất bầu không)
_ So sánh phần phiên âm
+ “Cô phàm”: Dịch là bóng buồm – Chưa sát nghĩa.
+ “Cô”: cô đơn, lẻ loi.
Cánh buồm lẻ loi, cô đơn- Cả người ở lại và người ra đi đều cảm thấy lẻ loi, cô đơn.
+ viễn ảnh: ảnh xa, bóng xa.
+ “Viễn ảnh bích không tận”: Cánh buồm nhỏ dần và mất hút vào bầu không gian xanh biếc.
Cảnh được nhìn bằng tâm trạng của tác giả- nhấn mạnh tình cảm sâu sắc của Lý Bạch đối với bạn.
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
- Duy kiến: chỉ thấy, duy nhất- hướng tập trung của nhà thơ.
_ Câu thơ hiện lên hình ảnh con sông Trường Giang đang chảy ở lưng tròi.
Hình ảnh hóa tâm trạng của nhà thơ, với nỗi buồn trống vắng tình bạn thẳm sâu khó nói lên lời,
* Tiểu kết: Hai câu 3, 4 không hề dùng mọt chữ tình, chữ buồn vậy mà không tả tình lại thấy tình, không nói buồn mà cảm giác được tả là một nỗi buồn mênh mông
Chứng ming đặc điểm thơ Đường: “ ý ở ngoài lời”
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Cảnh đưa tiễn hai người bạn.
- Tâm trạng của hai người.
2. Nghệ thuật:
Tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng, xây dựng lên các mối quan hệ để diễn tả tunhf cảm của mình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Chí Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)