Tuần 15. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Đạt | Ngày 09/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Lí Bạch
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
I. Giới thiệu chung.
1.Tác giả.
- Lí Bạch (701- 762), quê ở Cam Túc- Trung Quốc.
- Là người hào phóng, thích giao lưu bạn bè và ngao du thưởng ngoạn phong cảnh.
- Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại, được mệnh danh là thi tiên.
- Để lại hơn 1000 bài thơ.
- Phong cách: lãng mạn, bay bổng, tinh tế, tự nhiên, giàu sáng tạo.
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.)
Lí Bạch (701- 762)
I. Giới thiệu chung.
1.Tác giả.
2. Tác phẩm.
a. Nhan đề
- Hoàng Hạc lâu( lầu Hoàng Hạc): thuộc Hồ Bắc- Trung Quốc; một thắng cảnh nổi tiếng.
I. Giới thiệu chung.
1.Tác giả.
2. Tác phẩm.
a. Nhan đề
- Mạnh Hạo Nhiên (689- 740): là nhà thơ lớn thời Đường; là người bạn văn chương thân thiết của Lí Bạch.
Mạnh Hạo Nhiên (689- 740):
I. Giới thiệu chung.
1.Tác giả.
2. Tác phẩm.
a. Nhan đề
- Quảng Lăng: thuộc Dương Châu, đô thị phồn hoa bậc nhất thời Đường.
 Nêu cụ thể sự việc  đề tài: tiễn biệt
b. Thể thơ, bố cục.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bố cục:
+ Hai câu đầu: khung cảnh tiễn biệt.
+ Hai câu cuối: hình ảnh con thuyền chở bạn.
- Tống: đưa tiễn
I. Giới thiệu chung.
II. Đọc - Hiểu
Phiên âm: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Dịch nghĩa: Bạn cũ giã từ lầu Hoàng Hạc, ở phía tây,
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói.
Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc
Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.
Dịch thơ: Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
( Ngô Tất Tố dịch)
I. Giới thiệu chung.
II. Đọc - Hiểu
1. Hai câu đầu
Bản dịch thơ:
+ Thiếu, chưa sát nghĩa: Cố nhân: bạn cũ.
Tây từ: từ biệt ở phía tây
Tam nguyệt: tháng 3
+ Thừa: lên đường
II. Đọc - Hiểu
1. Hai câu đầu
- Cố nhân: bạn cũ, bạn lâu năm thân thiết
Tình bạn đẹp
- Sự việc: từ biệt, giã từ.
 sự việc buồn
II. Đọc - Hiểu
1. Hai câu đầu
- Khung cảnh tiễn biệt:
Nơi tiễn: lầu Hoàng Hạc, thắng cảnh đẹp.
Nơi đến: Dương Châu, đô thị phồn hoa.
Khoáng đạt, mĩ lệ.
+ Không gian:
II. Đọc - Hiểu
1. Hai câu đầu
+ Thời gian: tháng 3 mùa hoa khói
=> khoảng thời gian, không gian đẹp của mùa xuân, mùa tươi đẹp nhất trong năm.
II. Đọc - Hiểu
1. Hai câu đầu
Con người
Không gian
Thời gian
Thống nhất ở cái đẹp
Sự chia li, giã biệt.
Cảnh đẹp, tình bạn đẹp mà phải chia li.
Nỗi buồn li biệt càng trở nên thấm thía.
Biện pháp vịnh cảnh ngụ tình.
Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm.
(Cái buồn)
II. Đọc - Hiểu
2. Hai câu cuối.
Dịch thơ:
+ Thiếu, chưa sát nghĩa:
Cô phàm: cánh buồm lẻ loi.
Bích không tận: khoảng không xanh biếc.
Trường Giang: tên con sông.
+ Thừa: đã khuất, trông theo
II. Đọc - Hiểu
2. Hai câu cuối.
Hình ảnh con thuyền ( chở bạn).

+ Cô phàm: cánh buồm lẻ loi.
=> Không đúng với thực tế: Sông Trường Giang luôn tấp nập thuyền bè.
=> Cái lẻ loi của tâm trạng, của cảm giác cô đơn ở người đưa tiễn.
II. Đọc - Hiểu
2. Hai câu cuối.
+ Bóng buồm lẻ loi phía xa
khoảng không xanh biếc
Quá trình dịch chuyển của con thuyền cũng là quá trình trông theo vời vợi của người đưa tiễn: con thuyền đã mất hút mà người đưa tiễn vẫn đứng chơ vơ trên lầu Hoàng Hạc.
Trong cảnh có tình, trong cái tĩnh có cái động.
II. Đọc - Hiểu
2. Hai câu cuối.
- Đối lập:
dòng Trường Giang chảy ngang trời.
Nghệ thuật dùng cái có để nói cái không và ngược lại:
sự hiện hữu của dòng sông, bầu trời
sự mất hút của bóng buồm
sự hiện hữu của người đưa tiễn
(Cái có)
(Cái không)
(Cái có)
(Cái mất)
(Cái còn)
cánh buồm mất hút vào khoảng không
II. Đọc - Hiểu
2. Hai câu cuối.
=> Gợi cảm nhận về 2 dòng sông: dòng Trường Giang chảy ngang trời và dòng sông nỗi nhớ bạn đang chảy mãi không thôi trong tâm tư nhà thơ.
Cả bài thơ nói đến cảnh, không có một từ nào nhắc đến tình mà vẫn chứa chan tình.
Bài thơ nói về người đi mà vẫn đầy ắp hình ảnh và tâm tư người đưa tiễn.
II. Đọc - Hiểu
I. Giới thiệu chung.
III. Tổng kết.
- ND: Tình cảm thắm thiết, nỗi buồn trong sáng của một thi nhân có tâm hồn rộng mở trong buổi đưa tiễn bạn. Qua đó ca ngợi tình bạn trong sáng, chân thành.
NT:
+ Hàm súc, cô đọng ý tại ngôn ngoại.
+ Bút pháp: vịnh cảnh ngụ tình, đối lập.
19





(Thu Hứng-Đỗ Phủ)





Cảm xúc mùa thu
20











Thánh thi- Đỗ Phủ
21
I. Tiểu dẫn
Tác giả:
-Đỗ Phủ (712-770), quê ở Hà Nam-Trung Quốc. Đỗ Phủ xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời; sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
-Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới. Hiện còn 1500 bài thơ.
-Đỗ Phủ được gọi là Thi thánh trong làng thơ.
22
2. Hoàn cảnh sáng tác
Năm 766, lúc nhà thơ đưa gia đình đi lánh nạn ở Quí Châu- Tứ Xuyên
23
II. Đọc hiểu văn bản
Cảm xúc mùa thu (4 câu đầu)
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sầm.
Giang lang ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Dịch thơ:
Lác đác rừng phong hạt móc sa
Ngàn non hiu hắt khí thu lòa
Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa
25
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm: cảnh rừng vào mùa thu có những sự thay đổi đến lạ lùng. Những hạt sương móc đang vùi dập làm điêu tàn rừng phong.
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm: Cảnh núi và dòng sông đều nhuốm màu bi thương, hiu hắt.
26
Giang lang ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm

⇨Sóng vọt lên tận trời, mây sà xuống đất. Khung cảnh hiện lên vừa âm u, vừa hùng vĩ.
Sơ kết: Cảnh ở Quỳ Châu thật tiêu điều, hiu hắt; vừa âm u, vừa dữ dội, hùng tráng gợi cảnh đời cũng điêu tàn, loạn li trong chiến trận.
27
2. Nỗi lòng nhà thơ: (4 câu thơ cuối)
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Dịch thơ:
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước
Thành Bạch chày vang bóng ác tà

29
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm

+Lưỡng khai tha nhật lệ: hình ảnh khóm hoa cúc nở hai lần. Cánh hoa như bằng nước mắt, cũng là nước mắt của kẻ xa quê.
+Cô chu: con thuyền lẻ loi, cố viên tâm: tấm lòng nhớ quê cũ.
⇨Có sợi dây buộc chặt con thuyền lại bến và cũng buộc luôn trái tim của kẻ nhớ quê.
30
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà
⇨Đây là những hình ảnh và âm thanh quen thuộc để chuẩn bị quần áo cho mùa đông. Càng làm cho khách li hương thêm não lòng, đau thương.
31
III. Ghi nhớ
Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt tới trình độ mẫu mực.
HOÀNG HẠC LÂU
Thôi Hiệu
Giới thiệu địa danh
Hoàng Hạc Lâu là một cái lầu trên mõm Hoàng Hạc Cơ, núi Hoàng Hạc, tỉnh Hồ Bắc.
I. Giới thiệu chung
-Thôi Hiệu(704 – 754) quê ở Biện Châu( nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Đương thời, Thôi Hiệu rất nổi tiếng; nay thơ của ông chỉ còn lại hơn 40 bài. Trong đó, bài Lầu Hoàng Hạc được coi là một trong những bài thơ hay nhất thời Đường
- Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, là một trong những bài thơ hay trong hàng trăm vạn bài thơ Đường . Hoàng Hạc lâu, hay đến nỗi tài thơ như Lý Bạch, đến Hoàng Hạc lâu, thấy thơ của Thôi Hiệu đề trên vách, liền vứt bút, không dám đề thơ nữa . Giai thoại là thế, Lý Bạch là thi tiên của đời Đường, là người uống một đấu rượu làm một nghìn bài thơ (Lý Bạch, đấu tửu thi bách thiên) vậy mà phải vứt bút . Bài thơ Hoàng Hạc Lâu có ma lực, và cái hồn của nó hay đến nhường nào vậy ?
Phiên âm:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, 
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. 
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, 
Bạch vân thiên tải không du du. 
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, 
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu. 
Nhật mộ hương quan hà xứ thị? 
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch thơ:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ. 
Hạc vàng đi mất từ xưa, 
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay. 
Hán Dương sông tạnh cây bày, 
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non. 
Quê hương khuất bóng hoàng hôn. 
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ?
( TẢN ĐÀ dịch)
Phân tích bài thơ
Bố cục : chia làm hai phần
4 câu đầu : sự hòai niệm quá khứ
4 câu sau: sự thất vọng trứơc hiện tại , nỗi lòng buồn nhớ quê hương của tác giả
Ngay từ hai câu thơ khởi đề ta đã gặp một tâm trạng. Nhà thơ không tả về cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất . “Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi”. Truyền thuyết kể rằng xưa kia đã có người tiên đến nơi này (Tử An) và từ nơi này (Phí Văn Vi) cưỡi hạc về trời. Người TQ coi hạc là “linh cầm”(chim thiêng).Vậy là người tiên đã cưỡi chim đi mất ”Nơi đây còn trơ lại lầu Hoàng Hạc” một dấu tích kỉ niệm. Ở đây tác giả dựng lên một cặp song phong , nhưng lại là một cặp đối không chỉnh , danh từ “lâu “ không thể đối với động từ “ khứ”. Khứ mang ý nghĩa , “đi” và “mất “
Hai câu đầu đã thể hiện một sự trống vắng hẫng hụt trong tâm hồn . Nhưng trong hòai niệm của con người , cánh hạc vàng kia vẫn còn day dứt :
Hòang hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Dịch thơ : Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Ờ đây trong ba câu thơ liền nhau , “ hòang hạc” cứ trở đi trở lai đến 3 lần , mà 2 cả ba lần đều không thực . Cánh hạc vàng trở về trong tâm tưởng chỉ để con người thêm khắc khoải , thấm thía sự mất mát câu thơ không bình yên , một thanh bằng cô đơn quặn hắt , còn nữa thì toàn thanh trắc phủ phàng, ngậm một nỗi nuối tiếc đến thắt lòng
Từ trong không gian tâm tưởng chiêm vọng bầu trời trống vắng , nhà thơ chuyển điểm nhìn như thể chỉ thấy
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
(Hán dương sông tạnh cây bày.
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non)
Đẹp lắm! Nhưng chỉ là một bức tranh tĩnh vật, không còn nữa đâu một cánh chim thần, không còn nữa đâu một thời vàng son lộng lẫy! Nhưng màu xanh mơn mởn của cỏ non làm nhà thơ nhói lòng, chạnh nỗi tha hương.

Màu xanh thăm thẳm của cỏ non làm nhà thơ nhói trong tâm, kéo nhà thơ về lại với lòng mình, chợt nhận ra mình đang xa cách cố hương:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn)
Đâu là quê hương ? Đâu là bến đỗ của cuộc đời xế chiều. Nói chi đến chuyện thần tiên quá khứ , ngay cả đến miền quê thân thuộc cũng không rõ được nơi nào sau bóng hòang hôn . Nhà thơ đành bất lực và buông tiếng thở dài :
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
Tất cả nỗi sầu của không gian , của thời gian , của nhân gian dồn tụ trong một chữ “ sầu”
Một chữ sầu gói trọn nỗi đau của một đời người , một thời đại . Phải chăng đây cũng là sự nuối tiếc một thời “ Nhật nguyệt lệ thiên” và thất vọng trứơc buổi xế chiều của Thịnh Đường


Nghệ thuật
Thôi Hiệu là hay chữ đương nhiên hiểu và sành luật thơ Đường. Nhưng chỗ không đúng luật (vi phạm nhị tứ lục phân minh ở câu 1và 3; hai câu đầu không cần đối thì lại đối; cả cặp đầu lẫn cặp thứ 2, đối ngẫu đều có chỗ không chỉnh; chữ cuối câu thứ nhất không gieo vần; chữ thứ 5 câu 2, 3, 4 cùng thanh với chữ thứ bảy trong câu; từ hoàng hạc được lặp lại 3 lần
Thôi Hiệu là hay chữ đương nhiên hiểu và sành luật thơ Đường. Những chỗ không đúng luật là dụng ý của tác giả. Bởi vậy, một bài thơ phạm luật vẫn khiến người khác ngẩn ngơ về sự tài hoa.
Kết luận
Trong thơ đường không chỉ một Hòang Hạc lâu là gieo nỗi sầu vào chữ cuối . Nhưng chỉ một Hòang Hạc lâu là tạo nên nỗi sầu vời vợi giữa không gian , giữa thời gian và giữa nhân gian.
Khe chim kêu
(Diờ?u minh gia?n)
Vuong Duy
I. gi?i thi?u chung
1. Tác giả:
 Vương Duy, tự là Ma Cật
- Đa tài , 21 tuổi đỗ tiến sĩ.
- 30 tuổi, vợ mất, ông sống yên tĩnh với chức quan văn nhàn hạ, gảy đàn ,thổi sáo, làm thơ. Mỗi khi bãi triều về, ông “đốt hương ngồi một mình, tụng niệm kinh Phật”.
- Người đời gọi ông là “Thi Phật”.
- Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một họa sĩ nổi tiếng.
(701-761)
Tô Đông Pha đời Tống khi viết về Vương Duy có câu: "味摩诘之诗, 诗中有画; 观摩诘之画, 画中有诗" (vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu họa; quan Ma Cật chi họa, họa trung hữu thi), dịch nghĩa: Thưởng thức thơ của Ma Cật, trong thơ có hoạ đồ; ngắm họa đồ của Ma Cật, trong họa đồ có thơ.
Thơ ông để lại trên 400 bài.
Thơ sơn thủy, điền viên chiếm đa số.
Mô tả cuộc sống nông thôn yên tĩnh, con người nhàn nhã, lời thơ thấm nhuần cái tâm thanh tịnh của đạo Phật và phong thái vô vi, nhàn tản của Lão Trang.
2. Tác phẩm:
Thạch Đào (1642-1707), Đối thoại giữa hai đoá hoa (1694).
Bài thơ tả hoa mộc lan đang nở và đang rụng ở trong núi.
3. Một số bức họa:
Sông núi tuyết tan – Vương Duy (Wang Wei)
Tranh phong cảnh của họa sĩ Vương Duy
Bức tranh thủy mặc thể hiện sự ung dung tự tại của bậc quân tử thời xưa – họa sĩ Vương Duy
Phiên âm: Nhân nhàn quế hoa lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điều,
Thời minh tại giản trung.

Dịch nghĩa: Ngươi nhàn, hoa quế rụng,
Đêm yên tĩnh, non xuân vắng không.
Trăng lên làm chim núi giật mình,
Thỉnh thoảng cất tiếng kêu trong khe suối.
Bản dịch thứ nhất:
Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh.
Trăng lên, chim núi giật mình,
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi.
NGÔ TẤT TỐ dịch

Bản dịch thứ hai:
Ngươi nhàn hoa quế rụng,
Đêm xuân núi vắng teo.
Trăng lên chim núi hãi,
Dưới khe chốc chốc kêu.
TƯƠNG NHƯ dịch
Dịch thơ
Bài thơ tả cảnh một đêm thanh vắng tĩnh mịch.
- Người --- cảnh

tĩnh động
Trong đêm tĩnh lặng , nhà thơ có thể nghe được tiếng hoa quế rơi
Tâm hồn nhà thơ phải thực sự “nhàn” , tĩnh lặng, rỗng không mới có thể nghe và phát hiện được cái động nhỏ bé như thế.
Trong đêm, cảnh sắc núi xuân vô cùng yên lặng tĩnh mịch , đến độ nhà thơ nghe được cả tiếng hoa rơi.
Sự giao hòa vô hình giữa người và cảnh một cách tự nhiên.
Hai câu thơ cuối là miêu tả cảnh động , sáng rõ hơn so với hai câu thơ đầu (trăng lên-chim núi cất tiếng kêu )
Mặt “động” (hoa rụng, trăng lên, chim kêu) của sự vật đã được làm nổi bật để tô đậm thêm cái “tĩnh” của không gian , cái tĩnh trong lòng tác giả lúc này.Tĩnh từ tâm lan đến cảnh.Động xuất phát từ tĩnh ,nhờ động mà ta càng thấy tĩnh lặng .
-Bản dịch nghĩa hay hơn so với bản dịch thơ của Tương Như, vì bản dịch thơ đã bỏ mất chữ “tĩnh” là chữ quan trọng làm nổi bật cái tĩnh lặng trong bài thơ.
-Chữ “hãi” không hay bằng “giật mình” một lần nữa bỏ qua chi tiết quan trọng làm nổi bật cái tĩnh qua cái động của sự vật.
Một triết lí nhân sinh: khoảng cách thời gian (người xưa,hạc vàng )và khoảng cách không gian(quê hương cuối trời )là hai điều không thể chạm đến .
Hãy sống trọn vẹn thời khắc, nơi chốn hiện tại –Đó là hạnh phúc
KHUÊ OÁN
( Nối oán của người phòng khuê)

VƯƠNG XƯƠNG LINH
VƯƠNG XƯƠNG LINH (698?-757)
-Vương Xương Linh(689?-757), tự là Thiếu Bá, quê ở Trường An ( nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường.
-Thơ của ông hiện còn 186 bài, trong đó đặc sắc nhất là thơ thất ngôn tuyệt cú ( tứ tuyệt)
Thơ Vương Xương Linh thường đề cập đến cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương,nỗi oán hờn của người cung nữ,nỗi li sầu biệt hận của người thiếu phụ khuê các,…..
Từ chỗ bất tri đến HỐT KIẾN:thời gian dài-> khuê phụ sống trong hạnh phúc ảo
Bất ngờ : HỐT->KIẾN ->OÁN :một khoảnh khắc , nhưng lại là BI KỊCH
Đằng sau BI KỊCH ấy là tiếng nói tố cáo chiến tranh- Nhà thơ dụng phép vẽ mây nẩy trăng (giữ được lời ít mà ý nhiều
CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC
KHI KHÔNG CÒN LY LOẠN
khi con người quý tình yêu hơn công hầu
khi con người biết chấp nhận hiện tại
khi tâm an,trí sáng,nhân nhàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)