TUẦN 15 - SỬ 8- TIẾT 30 (2013 -2014)

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: TUẦN 15 - SỬ 8- TIẾT 30 (2013 -2014) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:



BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á
1918 – 1939 (TT)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Biết được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á trong thời kỳ này.
- Trình bày được những phong trào sôi nổi, liên tục.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS thấy được:
-Sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của khu vực Đông Nam Á.
3. Kĩ năng: Lập bảng niên biểu, so sánh sự kiện lịch sử
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài và đọc SGK , soạn bài theo yêu cầu của GV
III. Tiến trình Dạy và Học
1. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao sau chiến tranh thế giơí lần thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại phát triển mạnh mẽ ?
2. Giới thiệu bài mới:
Cũng như Trung Quốc phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong 20 năm giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới cũng phát triển mạnh mẽ, chúng ta cùng tìm hiểu…
3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG



Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chung
HS: Đọc SGK
? đầu TK XX, các quốc gia ở Đông Nam Á có đặc điểm gì chung ?
HS: dựa vào vở soạn trả lời.


? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động như thế nào đến phong trào ở Đông Nam Á ?
HS: dựa vào SGK trả lời.
? Đầu TK XX, phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á có nét gì mới ?
HS: Suy nghỉ trả lời.



? Sự thành lập Đảng cộng sản có tác dụng như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á ?


? Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có gì mới ?
HS: suy nghỉ trả lời
GV kết luận : Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tồn tại 2 xu hướng: tư sản và vô sản
Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á.

GV: hướng dẫn HS lập bảng thống kê theo mẫu:
GV: các em làm bài tập theo nhóm:
*Nhóm 1, 2, 3: kể tên các cuộc khởi nghĩa ở 3 nước Đông Dương và kết quả của nó?
* Nhóm 4: kể tên các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a và kết quả của nó?
HS: làm việc theo nhóm, bổ sung, nhận xét cho nhau:
GV: nhận xét, kết luận và cho HS ghi bài
II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
1. Những nét chung
- Đầu TK XX, hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.



- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc lên cao


- Từ những năm 20, nét mới của phong trào cách mạng Đông Nam Á là giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh. Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Philippin.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản có nhiều cuộc đấu tranh nổi bật: khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 -1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 -1931) ở Việt Nam.
- Phong trào dân chủ tư sản cũng có nhiều tiến bộ.


2. Phong trào độc lập dân tộc ở các nươc Đông Nam Á


Tên nước
Cuộc khởi nghĩa
Kết quả

Lào
Khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo
(1901-1936)
 - Phong trào của 3 nước Đông Dương diễn ra sôi nổi, hình thức phong phú
- Đảng cộng sản Đông Dương được thành lâp, liên minh chống đế quốc của 3 nước Đông Dương

Campuchia
Phong trào dân chủ tư sản do A-cha Hem-chiêu lãnh đạo (1930-1935)



Việt Nam
Phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ


In-đô-nê-xi-a
Khởi nghĩa hai đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra
- Thất bại, phong trào ngã theo hướng tư sản do Ác-mét Xu-các-nô lãnh đạo.

4. Củng cố:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)