Tuần 15. Quá trình văn học và phong cách văn học

Chia sẻ bởi Lưu Tiến Quang | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Quá trình văn học và phong cách văn học thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN
TỔ: NGỮ VĂN
THIẾT KẾ BÀI HỌC
(NGỮ VĂN 12 - TIẾT 43-44 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
NĂM HỌC 2008- 2009
TIẾT 43-44
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC
DÀN Ý BÀI HỌC
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC
PHONG CÁCH VĂN HỌC
KHÁI NIỆM
TRÀO LƯU
Văn học

gì?
Diễn tiến của văn học
Quy luật quá trình văn học
Thời đại nào văn học ấy
Vừa kế thừa vừa cách tân
Khái niệm trào lưu
Các trào lưu văn học
Trên thế giới
Ở Việt Nam
KHÁI NIỆM
BIỂU HIỆN
Sự độc đáo riêng biệt
Sự hình thành
Nhà văn kiệt xuất In đậm dấu ấn dân tộc thời đại
Cách nhìn, cảm nhận, đánh giá
Hệ thống hình tượng phương diện nghệ thuật
Anh( chị) hãy nhắc lại khái niệm văn học? Diễn tiến của văn học có quan hệ thế nào với các thời kì lịch sử?
I/ QUÁ TRÌNH VĂN HỌC
1. KHÁI NIỆM
* VĂN HỌC
Là một loại hình nghệ thuật
Một hình thái ý thức xã hội đặc biệt
Luôn vận động biến chuyển
* DIỄN TIẾN VĂN HỌC
Như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi.
Có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với thời kì lịch sử như: Hai mặt một tờ giấy
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV
Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII
Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Giai đoạn 3: Từ nửa cuối thế kỉ XIX
VÍ DỤ
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XX
Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945
Từ sau cách mạng tháng tám đến hết thế kỉ XX
Mỗi thời kì văn học gắn với hòan cảnh lịch sử riêng, tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kì lịch sử xã hội
Từ ví dụ trên anh( chị) hãy nêu khái niệm quá trình văn học
Quá trình văn học là diễn biến, hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kì lịch sử
Quá trình văn học tuân theo những quy luật chung nào? Anh(Chị) Hãy nêu ví dụ và giải thích
* CÁC QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH VĂN HỌC
Thứ nhất: Văn học gắn bó với đời sống
Vd: Sự ra đời của văn học Pháp thế kỉ XIX gắn với cuộc cách mạng Pháp năm 1789.
Văn học Việt Nam sau 1945 gắn với cách mạng tháng tám 1945
Thứ hai: Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: Vd: Văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết( Hồ Xuân Hương, Tú Xương). Phong trào thơ mới(1932-1945) với hình ảnh cái tôi được kế thừa từ các nhà thơ Trung đại
Thứ ba: Văn học của một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.
Vd: Văn học trung đại Việt Nam ảnh hưởng văn học Trung quốc về hệ thống thi pháp, thi liệu, văn liệu song có sự sáng tạo riêng
Văn học hiện đại việt Nam có sự tiếp thu văn học Phương Tây đặc biệt là văn học Pháp
2. TRÀO LƯU VĂN HỌC
Anh(chị) hiểu thế nào về trào lưu và trào lưu văn học
2.1 Khái niệm
- Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học
- Trào lưu văn học là một hiện tượng có tình chất lịch sử, ra đời và mất đi trong khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng tạo thành một một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc
Anh( chị) hãy nêu các trào lưu văn học trên thế giới và Việt Nam. Đặc trưng của các trào lưu văn học này cũng như những tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Thảo luận
2.2 CÁC TRÀO LƯU VĂN HỌC
THẾ GIỚI
Văn học thời phục hưng
Đặc trưng: Giải phóng con người, đề cao cá tính, chống lại sự khắc nghiệt của thời kì trung cổ
Tiêu biểu: Sếch- Xpia
Chủ nghĩa cổ điển(Pháp, TK XVIII)
Đặc trưng: Coi văn hóa cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ.
Tiêu biểu: Cooc-nây, Môlie
Chủ nghĩa lãng mạn(Sau CM Pháp 1789)
Đặc trưng: Đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có vẻ khác thường.
Tiêu biểu: V. Huygô, F Sinle
Chủ nghĩa hiện thực phê phán
-Đặc trưng: Thiên về những nguyên tắc tôn trong khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tình cách điển hình vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tính cách phát triển hợp lôgic cuộc sống
Chủ nghĩa hiện thực XHCN( TK XX, sau CM Nga)
- Đặc trưng: Miêu tả cuộc sống trong qúa trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân
Tiêu biểu: M. Gorki
Chủ nghĩa siêu thực(Pháp 1924)
Đặc trưng: Quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của người nghệ sĩ.
Tiêu biểu: A. Brơ- tôn
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo(Mĩ Latinh, sau thế chiến thứ 2 )
Đặc trưng: coi hiện thực bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết
Tiêu biểu: G. Máckét
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÁC GIẢ- TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÁC TRÀO LƯU VĂN HỌC THẾ GIỚI
CÁC TRÀO LƯU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM
XUẤT HIỆN TỪ NHỮNG NĂM 30 CỦA THẾ KỈ XX
Trào lưu lạng mạn
Phong trào thơ mới với các tác giả tiêu biểu như; Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính...
Nhóm tự lực văn đoàn với các tác giả tiêu biểu như : Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam...
Trào lưu HTPP
Thành công trên lĩnh vực thể loại với các tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan
Văn học CM
Các tác giả tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu...
Văn học HTXHCN
Các tác giả tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Tố Hũu, xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Quang Sáng, nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu...
Thảo luận

Dựa vào sách giáo khoa anh(chị) hãy nêu khái niệm phong cách văn học.Lí do nào khiến cho phong cách văn học xuất hiện, nảy sinh? Mối quan hệ của phong cách văn học với quá trình văn học? Lấy ví dụ cụ thể
II/ PHONG CÁCH VĂN HỌC
KHÁI NIỆM.
Phong cách văn học là sự độc đáo riêng biệt của các nghệ sĩ biểu hiện trong các tác phẩm của họ.
Phong cách văn học nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, vì cuộc sống luôn đòi hỏi những cái mới, những cái không lặp lại bao giờ, nảy sinh do quá trình sáng tạo văn học, vì đó là yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, sức sống của tác phẩm văn học.
Quá trình văn học được đánh dấu bởi các nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.
Phong cách in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại
Anh( chị) hãy nêu những biểu hiện của phong cách văn học? Lấy ví dụ cụ thể
2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA PHONG CÁCH VĂN HỌC
Biểu hiện ở cách nhìn nhận, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.
VD: +Thạch Lam - truyện giàu chất thơ, giọng điệu điềm đạm mà sâu lắng, trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ ta thấy rõ được đặc điểm này.Những câu văn sau:
“ Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào...” “...Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buỏi chiếu quê thấm thía vào tâm hồn ngay thơ của chị;Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc cùa ngày tàn...”
+Vũ Trọng Phụng - giọng mỉa mai, châm biếm, trào phúng sắc sảo, Nguyễn Tuân tài hoa độc đáo...
+ Nam Cao - giàu chất triết lí
...
- Biểu hiện ở sự sáng tạo yếu tố thuộc nội dung tác phẩm
VD: Thạch Lam hướng ngòi bút của mình tới cuộc sống và tâm hồn những con người nhỏ bé( Gió đầu mùa- Hai đứa trẻ...); Vũ Trọng Phụng chú ý tới những góc khuất của xã hội trước cách mạng( Số đỏ); Nam cao hướng ngòi bút tới bi kịch tinh thần của con người trong xã hội trước cách mạng( Chí phèo, Đời thừa...)
- Viết về tình yêu: Xuân Quỳnh thật cồn cào, da diết; Phan Thị Thanh Nhàn lại dịu dàng, nhẹ thoảng mà đậm sâu, lan tỏa mênh mang
Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng( sử dụng ngôn ngữ,tổ chức kết cấu, định vị thể loại,cách kể chuyện, miêu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm...)
VD: Nguyễn Tuân: Câu văn linh hoạt, không theo khuôn mẫu, chuận mực nhất định...( Chữ người tử tù,Tùy bút sông Đà)
Kim Lân: Khắc họa nhân vật giàu chất tạo hình ( Nhân vật Tràng- cô vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt).
Thạch Lam: Văn giàu chất thơ, tài miêu tả nội tâm nhân vật( Truyện ngắn Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan...) v.v...
Biểu hiện ở : Sự thống nhất từ cốt lõi nhưng sự triển phải đa dạng, đổi mới.
VD: + Nguyễn Trãi: Trong Đại Cáo bình ngô, Quân trung từ mệnh tập giọng văn hào hùng, đanh thép, sắc bén. Trong Quốc âm thi tập thì giọng văn u hoài, trầm lắng, suy tư.
+ Hồ Chí Minh trong truyện và kí thì hiện đại, lối viết linh hoạt, giọng văn biến đổi phong phú đa dạng. Trong thơ chữ Hán lại giàu sắc thái phương Đông cổ kính, thơ tiếng Việt đậm cốt cách dân gian.
Biểu hiện ở: Phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.
VD: Nguyễn Tuân
+ Có cảm hứng đặc biệt với những gì phi thường.
+ Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
+ Miêu tả hiện thực bằng nhiều tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật( Điện ảnh, điêu khắc, hội họa...)
III/ TỔNG KẾT
Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử. Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là trào lưu văn học. Thành tựu chính của qúa trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.

Anh( chị) hãy nhắc lại các ý chính của bài học thay cho lời tổng kết.
III/ LUYỆN TẬP
Bài số 1( SGK trang 183)
Văn học hiện thực phê phán
Chú ý chọn đề tài trong đời sống hiện thực, chủ trương “ Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, quan sát thực tế để sáng tạo những điển hình
- Vũ Trọng Phụng xoáy sâu vào hiện tại và ghi lại một cách chân thực hiện thực đồi bại lố lăng, vô đạo đức của cái xã hội tư sản thành thị đương thời.
Vũ Trọng Phụng sáng tạo một loạt điển hình để bốc trần bộ mặt giả dối của những kẻ thượng lưu thành thị, để chôn vùi cái xã hội xấu xa đen tối đó.
Văn học lãng mạn
Thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn cố gắng xây dựng hình tượng nhân vật sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn
Nguyễn Tuân hướng về quá khứ và tưởng tượng tình huống gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa Viên quản ngục và Huấn Cao, tưởng tượng cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà giam.
- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ của ông về con người đẹp, tài hoa, thiên lương trong sáng, khí phách anh hùng, dũng cảm chống lại cường quyền bạo ngược
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Tiến Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)