Tuần 15. Quá trình văn học và phong cách văn học

Chia sẻ bởi Lê Thảo- Anh | Ngày 09/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Quá trình văn học và phong cách văn học thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

I.Quá trình văn học:
1. Khái niệm quá trình văn học:

Theo ý hiểu của em thế nào quá trình văn học?
Theo em tiến trình văn học gắn liền với yếu tố nào ?
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

I.Quá trình văn học:
1. Khái niệm quá trình văn học:
Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển.
- Diễn tiến của văn học: như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại thay đổi, phát triển qua các thời kỳ lịch sử.
-> Được gọi là quá trình văn học
Kể tên các thời kì phát triển của văn học


Thời kỳ văn học: cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, đương đại.
- Trong từng thời kỳ có các giai đoạn cụ thể.
* Những quy luật chung tác động đến quá trình văn học:
- Quy luật VH gắn bó với đời sống xã hội
- Quy luật kế thừa và cách tân
- Quy luật bảo lưu và tiếp biến


QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

I.Quá trình văn học:
1. Khái niệm quá trình văn học:
2. Trào lưu văn học:

- Trào lưu VH là một hiện tượng có tính chất lịch sử.
- Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gữi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một “dòng sông lớn” có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại.

Kể tên những trào lưu văn học văn học trên thế giới mà em biết
* Các trào lưu VH lớn trên TG:
- VH thời phục hưng: ở Châu Âu vào thế kỷ XV, XVI với tác giả tiêu biểu: Sếch-xpia, Xéc-van-tet…
- Chủ nghĩa cổ điển: xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ XVII, sáng tác theo những quy phạm chặt chẽ. Tác giả Cooc-nay, Mo-li-e ...
- Chủ nghĩa lãng mạn: ở các nước Tây Âu, luôn cố gắng xây dựng hình tượng cho phù hợp với lý tưởng và ước mơ của nhà văn. Tác giả Vic-to Huy-go, Si-le...

- Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ XIX: quan sát thực tế để sáng tạo điển hình. Tác giả: Ban-zăc, Lep Tonxtoi…
- Chủ nghĩa hiện thực XHCN: Thế kỷ XX, miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, tác giả: Mac-xim Go-ro-ki, Giooc-gio Amado…
- Chủ nghĩa siêu thực: 1922 ở Pháp
- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: coi thực tại bao gồm cả đời sống tâm linh, tác giả Gác-xi-a Macket.
- Chủ nghĩa hiện sinh: ra đời ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới II.

Việt Nam có những trào lưu văn học nào ? Kể tên một số tác giả tiêu biểu?
* Ở Việt Nam:
- Trào lưu lãng mạn
- Trào lưu hiện thực phê phán
- Trào lưu văn học hiện thực XHCN
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

I.Quá trình văn học:
1. Khái niệm quá trình văn học:
2. Trào lưu văn học:
II. Phong cách văn học:
1. Khái niệm:

- Là sự độc đáo, riêng biệt của các nghệ sĩ, biểu hiện trong các tác phẩm.
- Phong cách văn học nảy sinh do chính nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống về sự xuất hiện cái mới và nhu cầu của sáng tạo VH.
- Quá trình VH được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.
- Phong cách in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại.

QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

I.Quá trình văn học:
1. Khái niệm quá trình văn học:
2. Trào lưu văn học:
II. Phong cách văn học:
1. Khái niệm:
2. Những biểu hiện ở phong cách văn học:
Thảo luận nhóm:
Tìm những biểu hiện của phong cách văn học ?

2. Những biểu hiện ở phong cách VH:
- Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, cách cảm thụ có tính khám phá.
- Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm.
- Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng.
- Thống nhất từ cốt lõi nhưng
có sự triển khai đa dạng đổi mới.
- Có phẩm chất thẩm mĩ cao,
giàu tính nghệ thuật.

Mèo Vạc phát triển
Củng cố:
I.Quá trình văn học
1.Khái niệm QTVH .
2.Trào lưu văn học.
II.Phong cách văn học
1. khái niệm
2. Những biểu hiện của PCVH
* Ghi nhớ : SGK- Trang:
Dặn dò:
- HV học bài và chuẩn bị bài mới.



XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ CỔ VŨ,
ĐỘNG VIÊN CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO
VÀ CÁC EM HỌC VIÊN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thảo- Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)