Tuần 15. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Chia sẻ bởi Lê Văn Linh | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Hồng Vân
Giáo viên hướng dẫn: Cô Phan Thị Minh Thúy
Sách Ngữ văn 11, tập 1
Chương trình cơ bản
CẤU TRÚC GIÁO ÁN
Yêu cầu bài học.
Phương pháp – Phương tiện.
Tiến trình lên lớp.
Yêu cầu bài học
Về kiến thức:
Nắm được yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn.
Về kĩ năng:

Bước đầu trang bị những kĩ năng cơ bản nhất khi tiến hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn như:
+ Soạn hệ thống câu hỏi khi phỏng vấn.
+ Cách trả lời câu hỏi khi được phỏng vấn.
+ Đánh giá và trình bày kết quả phỏng vấn.
Về thái độ:

+ Ý thức về tầm quan trọng của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
+ Có thái độ đúng mực khi tham gia phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Phương pháp – Phương tiện:
Phương pháp:
+ PP gợi mở nêu vấn đề
+ PP giao tiếp
+ PP so sánh
+ PP thảo luận nhóm
+ PP thể nghiệm nhập vai
Phương tiện:
+ SGK
+ SGV
Trình bày một bản tin ngắn về một sự kiện quan trọng của lớp hoặc của trường?
Kiểm tra bài cũ
TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái niệm
Có ý kiến cho rằng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn chỉ đơn thuần là một cuộc trò chuyện mà trong đó một người hỏi và một người trả lời. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?

Phỏng vấn là hình thức hỏi-đáp theo một kế hoạch đã được chuẩn bị trước nhằm mục đích thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa trong đời sống.
Trực tiếp: đối thoại, hội thoại.
Gián tiếp: phiếu câu hỏi, điện thoại, mạng.

Xuất hiện trên báo chí, truyền hình, trong các lĩnh vực đời sống.

2.Các hình thức:
Các em thường thấy hoạt động
phỏng vấn & trả lời phỏng vấn ở đâu?
Và có mấy hình thức phỏng vấn?

3. Mục đích:


Người phỏng vấn: thu thập thông tin về một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong đời sống mà mình quan tâm.
Người được phỏng vấn: bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình.
Có thể thấy, xã hội ngày càng dân chủ, văn minh thì hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ngày càng phát triển. Theo các em thì vì sao lại thế?
4.Tầm quan trọng:

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn có mặt trong tất cả các lĩnh vực đời sống đóng một vai trò rất quan trọng.
- Biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh.
II.Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn:
Chia quá trình phỏng vấn ra làm 3 giai đoạn(tương ứng với 3 chặng thời gian):

Theo em, có thể chia quá trình phỏng vấn ra làm mấy giai đoạn?
Trước PV
Trong PV
Sau PV
Người phỏng vấn.
Người trả lời phỏng vấn.
Mục đích phỏng vấn.
Chủ đề phỏng vấn.
Phương tiện phỏng vấn.
Những yếu tố nào tham gia vào hoạt động phỏng vấn & trả lời phỏng vấn?
1. Chuẩn bị phỏng vấn
Hỏi ai.
Hỏi để làm gì.
Hỏi cái gì.
Phương tiện phỏng vấn gồm những gì.
Trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, chúng ta cần xác định những gì?
1. Chuẩn bị phỏng vấn
Để đạt hiệu quả phỏng vấn tốt nhất, chúng ta cần:
 Chuẩn bị hệ thống câu hỏi tốt.
 Trang bị những hiểu biết nhất định về
đối tượng cũng như chủ đề mình sẽ
phỏng vấn.
Để đạt hiệu quả phỏng vấn tốt nhất, chúng ta
cần phải chuẩn bị những gì?

Câu hỏi nên ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát vấn đề.
Tránh sử dụng những câu hỏi đúng/ sai.
Dùng các câu hỏi gợi mở mang lại nhiều thông tin.
Hạn chế những câu hỏi nhạy cảm, có thể khiến người trả lời phỏng vấn bị lúng túng.
Các câu hỏi phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với nhau.
Một hệ thống câu hỏi phỏng vấn tốt cần đạt những yêu cầu nào?
Làm cho câu chuyện liên tục, không bị rời rạc, gián đoạn.
Khéo léo “lái” người trả lời phỏng vấn trở lại chủ đề, nếu thấy họ có dấu hiệu “lạc đề”.
Gợi cho họ có thể nêu rõ hơn những ý kiến, những thông tin cần thiết.
Tại sao trong quá trình phỏng vấn, ngoài những câu hỏi đã chuẩn bị, chúng ta phải có thêm những câu hỏi khác?
2. Tiến hành phỏng vấn
- Đúng giờ hẹn với người được phỏng vấn.
- Duy trì không khí thân mật, tự nhiên trong quá trình phỏng vấn.
- Thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người được phỏng vấn bằng chăm chú ghi chép.
- Trước khi phỏng vấn, nên có những lời mở đầu để tạo ra không khí thân mật cho buổi trò chuyện. Khi kết thúc phỏng vấn, không quên cảm ơn người phỏng vấn đã giành thời gian cho mình.
Như thế nào được xem là có biểu hiện văn hóa trong khi phỏng vấn?
2. Tiến hành phỏng vấn
Trình bày trung thực.
Có thể thêm lời văn miêu tả, lời kể nhằm tăng tính hấp dẫn cho bài phỏng vấn.
3. Biên tập sau phỏng vấn
Chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu nào
khi biên tập sau phỏng vấn?
- Trả lời ngắn gọn, trung thực, rõ ràng, đi vào trọng tâm câu hỏi.
- Trình bày ý kiến của mình một cách hấp dẫn bằng cách bằng đưa ra những câu trả lời mới mẻ, dí dỏm và thông minh.
- Thái độ chân thành, thẳng thắn, hợp tác.
Giả sử em là người được phỏng vấn thì khi trả lời phỏng vấn, thái độ và câu trả lời của em sẽ như thế nào?
III. Các yêu cầu đối với người được phỏng vấn:

Củng cố
2. Đóng vai phóng viên, phỏng vấn về định hướng
nghề nghiệp của HS lớp12.
Đóng vai phóng viên, phỏng vấn ý kiến của
HS về việc sẽ gộp chung kì thi tốt nghiệp THPT
với kì thi đại học trong tương lai.
Mời các tổ thảo luận!

Dặn dò:
Ôn tập lại kiến thức đã học. Tham khảo những thông tin trên mạng để tìm hiểu thêm về hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, đặc biệt là phỏng vấn xin việc làm và xin học bổng.
Chuẩn bị bài tiếp theo: “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.
Các công việc chuẩn bị bao gồm:
Đọc kĩ tác phẩm.
Tóm tắt tác phẩm.
Xác định hệ thống nhân vật.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)