Tuần 15. MRVT: Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh

Chia sẻ bởi Phan Phansu | Ngày 10/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. MRVT: Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh thuộc Luyện từ và câu 3

Nội dung tài liệu:

MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 3A2
CHÀO MỪNG CÁC THÂY CÔ VỀ DỰ GIỜ.
GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THU HIỀN B
1. Kiểm tra bài cũ:
+Đặt câu có từ chỉ đặc điểm của người, sự vật con vật.
+Đặt câu hỏi Ai ? ( con gì, cái gì )? Như thế nào?
THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1/ Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biêt.

THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH




*Mỗi dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có
những phong tục riêng, nét văn hóa và ngôn ngữ riêng
nhưng đều sử dụng chung một ngôn ngữ phổ thông là
tiếng việt và cùng chung sống đoàn kết với nhau,
đều là anh em một nhà.




THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong nội dung bài tập 1.
Để hiểu rõ hơn về phong tục tập quán cũng như nét văn hóa của các dân tộc thiểu số chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài tập 2. Cô mời bạn Thu Trang đọc nội dung yêu cầu bài tập 2.

Bài tập này các em sẽ làm vào bảng con, cô mời các em lấy bảng con và chúng ta chọn từ ngữ để điền vào câu văn cho thích hợp. Các em sẽ viết các từ cần điền đó theo thứ tự, a) điền từ gì, b, điền từ gì và c, điền từ gì, và d điền từ gì?
Gv gọi HS đọc từ đã điền ở bảng con.
Gọi HS đọc lần lượt các câu đã điền hoàn chỉnh.
GV đưa toàn bộ bài gọi 1 HS đọc lại toàn bài hoàn chỉnh.
GV đưa hình ảnh giới thiệu và giải nghĩa từ.

Bài tập 2/ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.

a)Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng…………..
b)Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên………….…..để múa hát.
c)Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm …………………để ở.
d)Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc………………
( nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang )
bậc thang
nhà rông
nhà sàn
Chăm
THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH
Ruộng bậc thang
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà sàn
Những cô gái Chăm đang múa
THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
Ruộng bậc thang là loại ruộng được làm theo hình các bậc thang lên xuống trên các triền đồi hoặc núi , để giữ nước cho cây và phòng trôi đất khi có mưa.
Nhà rông là một căn nhà thường được làm bằng các loại gỗ bền, chắc ngay giữa buôn làng, đây là nơi tổ chức lễ hội hoặc bàn các việc lớn và là nơi tiếp khách của buôn làng
Nhà sàn là kiểu nhà được làm bằng gỗ, sàn được nâng cao lên để tránh thú dữ ,phần trên dùng để ở, phần dưới thường để nuôi gia súc. Do ngày xưa rừng còn nhiều, thú dữ cũng nhiều nên người dân làm loại nhà này để tránh thú dữ và từ đó cũng trở thành tập quán tồn tại đến ngày nay.
S
THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH

3.Quan s�t t?ng c?p s? v?t du?c v? tr�n m�n hình r?i vi?t nh?ng c�u cĩ hình ?nh so s�nh c�c s? v?t trong tranh.
Cặp tranh thứ nhất: Trăng tròn như quả bóng.
Cặp tranh thứ hai:Cô gái cười tươi như hoa.
Cặp tranh thứ ba: Đèn sáng như sao
Cặp tranh thứ tư: Đất nước ta cong cong như hình chữ s
THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH
4/ Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
Công cha nghĩa mẹ được so sánh như……………., như……….
Trời mưa, đường đất sét trơn như…………
Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như…………
Núi Thái Sơn
Nước trong nguồn
đổ mỡ
Như những quả núi
THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH

Công cha như núi Thái Sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra:
Công cha được so sánh với núi Thái Sơn vì núi Thái Sơn là một ngọn núi cao
lớn và vững chắc mà người cha là người trong gia đình, mọi công việc đều phải
gánh vác và lo lắng. Nước trong nguồn là nguồn nước chảy từ lòng đất không
bao giờ cạn cũng giống như tình thương, yêu con cái của người mẹ không
bao giờ hết.
THỨ TƯ NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁC DÂN TỘC
LUYỆN ĐẶT CÂU CÓ HÌNH ẢNH SO SÁNH
Trang phục của trẻ em dân tộc Gia Rai
Trang phục của trẻ em
dân tộc Mơ Nông
Trang phục người dân tộc Tày
Sau đây cô mời các em xem một số trang phục của một số người dân tộc thiểu số
Thế trong lớp chúng ta có bạn là người dân tộc đấy, các em có biết ai không nhỉ, thế bạn Tú có khác gì chúng ta không . Bạn Tú rất ngoan và chăm học cũng giống như các em nên người dân tộc nào cũng đều là người dân của đất nước Việt Nam
*Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau.Trong đó dân tộc kinh chiếm gần 90% tổng dân số cả nước, hơn 10 % còn lại là dân số của 53 dân tộc. Trải qua bao thế kỉ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có những phong tục riêng, nét văn hóa và ngôn ngữ riêng nhưng đều sử dụng chung một từ ngữ phổ thông là tiếng việt và cùng chung sống đoàn kết với nhau, đều là anh em một nhà.
Tiết học đến đây xin được kết thúc. Chúc các cô giáo mạnh khỏe, thành công trong cuộc sống
Bài học đến đây là kết thúc . Cô nhận xét lớp chúng ta hôm nay ngoan và phát biểu rất sôi nổi cô tuyên dương cả lớp. Về nhà các em ôn lại bà và xem trước bài nói về thành thị nông thôn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Phansu
Dung lượng: 1.013,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)