Tuần 15. Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Tuyết | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 15. Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Chuyên
Trần Đại Nghĩa
ĐỌC VĂN

Giáo viên : NGUYỄN THỊ THU TUYẾT
CÓ BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI
(CÁO TẬT THỊ CHÚNG)
MÃN GIÁC
I- TÌM HIỂU CHUNG :
1 - TÁC GIẢ :
(Xem tiểu dẫn sgk )
Chùa Một Cột xưa
Chùa Một Cột xưa
2 - VĂN BẢN :
a- Hoàn cảnh sáng tác
Cuối năm 1096,
Sư cáo bệnh và làm bài kệ này để báo cho mọi người biết .
b- THỂ LOẠI :
Đây là một bài thơ kệ .
(Một dạng thơ Thiền - loại hình văn học quan trọng của văn học Việt Nam thời Lý ) .

C - BỐ CỤC :
4 câu đầu : Diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên và của đời người .
2 câu cuối : Cảm xúc mãnh liệt của nhà sư .
II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1 - Quy luật biến đổi của thiên nhiên và đời người :
a - Quy luật biến đổi của thiên nhiên
(câu 1 và 2 ) .
b - Quy luật biến đổi của đời người
( câu 3 và 4 ) .
a- Quy luật biến đổi của thiên nhiên :
Hình ảnh "xuân" - "hoa" tượng trưng cho cái phần đẹp đẽ, ấm áp, tràn đầy sức sống nhất của thời tiết và cây cối

- Hoa nở - hoa tàn -> quy luật tự nhiên
- Hoa rụng - hoa nở -> sự luân hồi của tự nhiên theo tư tưởng Phật giáo .


- " Trăm hoa rụng"
- " Trăm hoa tươi"

* Từ "Trăm" ở đây đã nhấn mạnh tới vòng luân hồi tuyệt đối , không có ngoại lệ .
b- Quy luật biến đổi của đời người
Thời gian trôi qua , sự việc trôi qua thì con người phải già .
"Mái đầu bạc" là hình ảnh tượng trưng tiêu biểu của tuổi già .
Đó là biểu hiện cho sự biến đổi của con người trước thời gian .
* Con người không luân hồi như cây cối , cuộc đời con người sẽ đi về phía hủy diệt không thể cứu vãn .
2- CẢM XÚC CỦA NHÀ THƠ :
- Đối lập với những câu thơ năm chữ ở trên ,bằng những câu thơ bảy chữ vững chãi ,nhà thơ đã phủ định quy luật hằng biến của vạn vật và thân sắc con người qua sự xuất hiện bất ngờ của một cành mai nở trắng trong đêm , dù muôn loài đã "lạc tận" .
* Hình ảnh " cành mai" :
- Trong văn học :
" Cành mai là một hình tượng nghệ thuật đẹp . Mai là một trong "tứ� quí" , được các nhà thơ dùng để diễn tả vẻ thanh cao , quý phái .
-Trong bài thơ :
Cành mai là hình ảnh tượng trưng cho quy luật về sự bất biến bên trong của tinh thần , ý chí , tư tưởng nhà sư .


* Ý nghĩa thế tục :
+ Nó thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người , vượt lên trên sự sống chết , thịnh suy , khai lạc và mọi biến đổi của thời gian , thời tiết .
+ Nó khẳng định và ngợi ca sức sống mạnh mẽ , sự kiên định , tinh thần lạc quan , tin tưởng , yêu đời của con người trước những biến đổi của đất trời, thời cuộc .
* Ý nghĩa Phật giáo :
Nó biểu trưng cho sức mạnh của bản thể trường tồn , của vạn pháp đang tồn tại khắp nơi , trong vạn vật , trong con người . Cành mai làm thành một quy luật mang tinh thần và ý chí bất diệt của nhà Phật .


II - CHỦ ĐỀ :
Bài thơ đã ngợi ca và khẳng định sự trường tồn , bất biến của chân như trước mọi đổi thay của thân sắc , của vạn vật, đồng thời cũng ngợi ca và khẳng định sức sống bất diệt , tinh thần lạc quan ,bản lĩnh và sức mạnh của con người đời Lý trước mọi đổi thay của cuộc đời .
IV - TỔNG KẾT :
Bài thơ vừa thể hiện sự giải ngộ chân lí Phật giáo , vừa chan chứa tình người trước những đổi thay của thiên nhiên , của cuộc đời .Ý thơ kín đáo , hàm súc nhưng cũng giúp người đọc nhận ra bản lĩnh và ý chí của con người thời Lý trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)