Tuần 14. Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
Chia sẻ bởi Lý Thị Hồng Thúy |
Ngày 10/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tiết 55 - Tiếng Việt
THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN
TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
A/Tầm quan trọng của việc lựa chọn, sắp xếp từ trong câu:
*Tại sao khi nói( hoặc viết) lại cần lựa chọn và sắp xếp các trật tự từ trong câu?
- Tiếng Việt là một loại hình ngôn ngữ đơn lập, do đó trật tự các từ ngữ trong câu là một phương thức ngữ pháp quan trọng.
-Trật tự từ trong câu có tác dụngbiểu hiện ý nghĩa, phân biệt ý nghĩa
Khi nói hay viết bằng tiếng Việt, người ta không thể tự do, tuỳ tiện sắp đặt từ ngữ trong câu.
*Việc lựa chọn và sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Mỗi cách sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện trong ngữ cảnh và mục đích giao tiếp nhất định.
* Muốn xác định được điều kiện và tác dụng của một sự sắp xếp trật tự các bộ phận trong câu, cần:
+Phải đặt câu vào văn cảnh ( hay ngữ cảnh sử dụng chung của nó).
+ Phải xem xét quan hệ về ý giữa câu đó với những câu đi trước và sau câu đó.
+Phân tích nhiệm vụ thông báo của từng câu.
B/ Thực hành
I/ TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN:
( Học sinh làm bài tập theo nhóm )
1/ Bài 1:
a. Nếu sắp xếp theo trật tự “rất sắc”, “nhưng nhỏ” thì nội dung ý trong nội bộ câu không thay đổi nhưng sự liên kết ý với các câu đi sau không phù hợp ( mục đích của Chí là uy hiếp và hăm doạ Bá Kiến) do đó đặc tính rất sắc của con dao cần được đặt vào vị trí có hiệu lực mạnh- vị trí cuối câu, sau đặc tính nhỏ.
Trong ngữ cảnh đó, cách sắp xếp duy nhất và tối ưu nhất là “ một con dao nhỏ, nhưng rất sắc”.
b.Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ nhưng rất sắc” để phù hợp với sự liên kết ý với câu đi sau trong đoạn.
c.Trong ngử cảnh “c”, thì sắp xếp theo trật tữ rất sắc nhưng nhỏ lại thích hợp ( vì chuẩn bị cho ý phủ định, mỉa mai ở câu đi sau).
2/ Bài 2:
- Trong ngữ cảnh đó, cách viết A là tối ưu, duy nhất ( câu trước là luận cứ, câu sau là kết luận : để chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì phẩm chất thông minh là quan trọng nhất vì thế nó cần đặt sau đặc điểm “ nhỏ người”).
3. Bài tập 3:
- Mỗi trường hợp, cụm từ chỉ thời gian cần đặt ở một vị trí thích hợp, không thể cố định ở một vị trí.
a. Câu đầu bắt đầu kể về một sự kiện cụm từ chỉ thời gian ở đầu câu là phù hợp với việc nêu hoàn cảnh, sau đó mới thuật lại sự kiện.
Câu tiếp theo cũng đặt cụm từ chỉ thời gian
( sáng hôm sau) ở đầu câu để tạo mạch tiếp nối về thời gian.
b.Cụm từ chỉ thời gian “ Một buổi sáng tinh sương” cần đạt giữa câu, dành phần đầu câu cho cụm từ chỉ người thực hiện hành động.
c.Cụm từ chỉ thời gian ( đã mấy năm) cần đặt ở cuối câu vì nó biểu hiện thông tin mới và quan trọng nhất ở thời điểm của câu này
( Vì các câu đi trước thực ra đã gián tiếp thông báo cô Mỵ là con dâu của Pátra) cho nên ở câu này “Mị về làm dâu nhà Pátra” tuy là thành phần chính của câu nhưng về thông tin chỉ là thứ yếu; còn cụm “đã mấy năm” tuy là thành phần phụ về ngữ pháp, nhưng là thành phần quan trọng nhất thông tin về thời gian.
do vậy phải đặt ở cuối câu.
II/ TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP:
1/ Bài 1:
a.Vế chỉ nguyên nhân ( là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi) cần đặt sau vế chính ( vế chính “hắn nao nao buồn” nêu một hệ quả từ sự việc ở câu đi trước sau đó mới giải thích nguyên nhân dẫn đến hệ quả.
b.Vế chỉ nhượng bộ “tuy…” và vế chỉ giả thiết
“ nếu…” đặt sau.
đó đều là các vế phụ của câu ghép, nhưng đặt sau để bổ sung những thông tin cần thiết.
2. Bài 2:
- Kết cấu của đoạn văn là kết cấu diễn dịch
( câu đầu nêu chủ đề)
+ Đặt trạng ngữ “trong những năm gần đây” ở đầu câu để tạo ra sự đối lập với trạng ngữ “trong các thời kỳ khác nhau trước đây” ở câu 2.
+ Cần bố trí vế câu “nó không phải là điều mới lạ” ở cuối câu đầu để thể hiện rõ chủ đề của cả đoạn, chủ đề này sẽ được cụ thể hóa ở những câu sau đó.
chọn phương án C.
THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN
TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
A/Tầm quan trọng của việc lựa chọn, sắp xếp từ trong câu:
*Tại sao khi nói( hoặc viết) lại cần lựa chọn và sắp xếp các trật tự từ trong câu?
- Tiếng Việt là một loại hình ngôn ngữ đơn lập, do đó trật tự các từ ngữ trong câu là một phương thức ngữ pháp quan trọng.
-Trật tự từ trong câu có tác dụngbiểu hiện ý nghĩa, phân biệt ý nghĩa
Khi nói hay viết bằng tiếng Việt, người ta không thể tự do, tuỳ tiện sắp đặt từ ngữ trong câu.
*Việc lựa chọn và sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Mỗi cách sắp xếp từ ngữ trong câu phụ thuộc vào những điều kiện trong ngữ cảnh và mục đích giao tiếp nhất định.
* Muốn xác định được điều kiện và tác dụng của một sự sắp xếp trật tự các bộ phận trong câu, cần:
+Phải đặt câu vào văn cảnh ( hay ngữ cảnh sử dụng chung của nó).
+ Phải xem xét quan hệ về ý giữa câu đó với những câu đi trước và sau câu đó.
+Phân tích nhiệm vụ thông báo của từng câu.
B/ Thực hành
I/ TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN:
( Học sinh làm bài tập theo nhóm )
1/ Bài 1:
a. Nếu sắp xếp theo trật tự “rất sắc”, “nhưng nhỏ” thì nội dung ý trong nội bộ câu không thay đổi nhưng sự liên kết ý với các câu đi sau không phù hợp ( mục đích của Chí là uy hiếp và hăm doạ Bá Kiến) do đó đặc tính rất sắc của con dao cần được đặt vào vị trí có hiệu lực mạnh- vị trí cuối câu, sau đặc tính nhỏ.
Trong ngữ cảnh đó, cách sắp xếp duy nhất và tối ưu nhất là “ một con dao nhỏ, nhưng rất sắc”.
b.Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ nhưng rất sắc” để phù hợp với sự liên kết ý với câu đi sau trong đoạn.
c.Trong ngử cảnh “c”, thì sắp xếp theo trật tữ rất sắc nhưng nhỏ lại thích hợp ( vì chuẩn bị cho ý phủ định, mỉa mai ở câu đi sau).
2/ Bài 2:
- Trong ngữ cảnh đó, cách viết A là tối ưu, duy nhất ( câu trước là luận cứ, câu sau là kết luận : để chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thì phẩm chất thông minh là quan trọng nhất vì thế nó cần đặt sau đặc điểm “ nhỏ người”).
3. Bài tập 3:
- Mỗi trường hợp, cụm từ chỉ thời gian cần đặt ở một vị trí thích hợp, không thể cố định ở một vị trí.
a. Câu đầu bắt đầu kể về một sự kiện cụm từ chỉ thời gian ở đầu câu là phù hợp với việc nêu hoàn cảnh, sau đó mới thuật lại sự kiện.
Câu tiếp theo cũng đặt cụm từ chỉ thời gian
( sáng hôm sau) ở đầu câu để tạo mạch tiếp nối về thời gian.
b.Cụm từ chỉ thời gian “ Một buổi sáng tinh sương” cần đạt giữa câu, dành phần đầu câu cho cụm từ chỉ người thực hiện hành động.
c.Cụm từ chỉ thời gian ( đã mấy năm) cần đặt ở cuối câu vì nó biểu hiện thông tin mới và quan trọng nhất ở thời điểm của câu này
( Vì các câu đi trước thực ra đã gián tiếp thông báo cô Mỵ là con dâu của Pátra) cho nên ở câu này “Mị về làm dâu nhà Pátra” tuy là thành phần chính của câu nhưng về thông tin chỉ là thứ yếu; còn cụm “đã mấy năm” tuy là thành phần phụ về ngữ pháp, nhưng là thành phần quan trọng nhất thông tin về thời gian.
do vậy phải đặt ở cuối câu.
II/ TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP:
1/ Bài 1:
a.Vế chỉ nguyên nhân ( là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi) cần đặt sau vế chính ( vế chính “hắn nao nao buồn” nêu một hệ quả từ sự việc ở câu đi trước sau đó mới giải thích nguyên nhân dẫn đến hệ quả.
b.Vế chỉ nhượng bộ “tuy…” và vế chỉ giả thiết
“ nếu…” đặt sau.
đó đều là các vế phụ của câu ghép, nhưng đặt sau để bổ sung những thông tin cần thiết.
2. Bài 2:
- Kết cấu của đoạn văn là kết cấu diễn dịch
( câu đầu nêu chủ đề)
+ Đặt trạng ngữ “trong những năm gần đây” ở đầu câu để tạo ra sự đối lập với trạng ngữ “trong các thời kỳ khác nhau trước đây” ở câu 2.
+ Cần bố trí vế câu “nó không phải là điều mới lạ” ở cuối câu đầu để thể hiện rõ chủ đề của cả đoạn, chủ đề này sẽ được cụ thể hóa ở những câu sau đó.
chọn phương án C.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Thị Hồng Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)