TUẦN 14 - SỬ 8 - TIẾT 28 (2013 - 2014)
Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: TUẦN 14 - SỬ 8 - TIẾT 28 (2013 - 2014) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Biết được tình hình Nhật Bản (NB) sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Trình bày được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến Nhật Bản và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền.
2. Tư tưởng: HS nhận thức được bản chất, phản động hiếu chiến của chủ nghĩa phát xít Nhật.
3. Kĩ năng: Biết khai thác kênh hình, kênh chữ trong SGK
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập, hình ảnh minh họa.
2. Học sinh: soạn bài và học bài theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình Dạy và Học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nội dung, tác dụng cải cách kinh tế mới Ru – Giơ – Ven ?
2. Giới thiệu bài: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật Bản phát triển trong những năm đầu nhưng không ổn định . Để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhật Bản đã phát xít hoá bộ máy nhà nước: đối nội , đối ngoại phản động …để giúp các em hiểu được những vấn đề nêu trên chúng ta cùng tìm hiểu bài 19
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
HS: Đọc SGK mục 1
? Trình bày những nét chính của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
HS: dựa vào vở soạn trả lời.
? Em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản ?
HS: Chỉ phát triển vài năm đầu sau chiến tranh
? Về xã hội Nhật Bản có điểm nào nổi bật ?
HS: dựa vào SGK trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939.
? Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những 1929 -1933 tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản ?
HS: dựa vào SGK trả lời.
GV: phát phiếu học tập theo bàn yêu cầu HS thảo luận trong 3’ rồi trình bày, các nhóm theo dõi bổ sung và nhận xét cho nhau:
“Để khắc phục tình trạng đó, giới cầm quyền NB đã làm gì ?”
GV: nhận xét kết quả thảo luận và ghi điểm cho nhóm có kết quả tốt nhất
GV: Cho HS quan sát hình 71 – Quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931 và nhận xét chính sách đối ngoại Nhật Bản ?
? cuộc đấu tranh chống Phát-xít của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào? Tác dụng của nó ?
HS: dựa vào SGk trả lời dưới sự hướng dẫn của GV
GV: kết luận và cho HS ghi bài.
I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Kinh tế:
- Chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi nền kinh tế Nhật.
2. Xã hội:
- Đời sống nhân dân khó khăn
- Phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao
- 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
II. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.
- Để khắc phục tình trạng đó, Chủ nghĩa Phát-xít Nhật lên nắm chính quyền, chủ trương quân sự hóa đất nước:
+ Đối nội: đàn áp, bóc lột nhân dân
+ Đối ngoại: đẩy mạnh chiến tranh xâm lược
→ Hình thành lò lửa chiến tranh thế giới.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật góp phần làm chậm quá trình Phát-xít hóa ở Nhật Bản.
4. Củng cố:
- GV cho HS trả lời những câu hỏi để cũng cố nội dung quan trọng của bài học:
+ Kinh tế NB phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
+ Vì sao giới cầm quyền NB tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Về nhà học và trả lời theo câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài mới: Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của TQ từ 1919 – 1939 theo mẫu:
THỜI GIAN
SỰ KIỆN
4 - 5 - 1919
7 - 1921
1926 - 1927
1927 - 1937
7 - 1937
IV. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)