Tuần 14. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Đặng Phương Linh | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Từ đoạn hội thoại trang 113 và qua thực tế giao tiếp hằng
ngày, có thể thấy ngôn ngữ sinh hoạt có một số đặc trưng cơ
bản, rất tiêu biểu. Các đặc trưng đó cũng là những dấu hiệu
khái quát của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
1. Tính cụ thể
2. Tính cảm xúc
3. Tính cá thể
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
2. TÍNH CÁ THỂ
Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc. Trong đoạn hội thoại đã dẫn, tính cảm xúc biểu
hiện ở các mặt sau đây:
a) Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ cảm qua giọng điệu:
-Giọng thân mật trong thông tin, kêu gọi, thúc giục(Lan, Hùng)
-Giọng thân mật, yêu thương trong lời khuyên bảo của người mẹ.
-Giọng thân mật trong sự trách móc (gớm), trong so sánh( chậm
như rùa)
-Giọng quát nạt bực bội của ông hàng xóm( không cho ai...)
b) Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt như: gì
mà, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi,..
c) Những kiều câu giàu sắc thái cảm xúc( câu cảm thán, câu cầu khiến),
những lời gọi đáp, trách mắng,...
Như vậy, dấu hiệu đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là
tính cảm xúc. Không có một lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Trong đoạn hội thoại đã diễn ở phần thi tài năng như sau:
Trong một phiên chợ nhỏ của vùng quê ở làng A ở cửa hàng buôn bán rau
Khách hàng 1:
-Em ơi! Vào đây mua rau cho chị nào chị bán rẻ cho.
-Rau muống bao nhiêu hả chị?
-Rau muống 6 ngìn em nhé.
- Vâng chị em gửi tiền này.
Khách hàng 2:
- Bắp cải này bán bao nhiêu đây?
- Có 7 nghìn thôi chị ơi rẻ lắm chị mua đi. Rau ngon đấy chị
- Khiếp đắt thế! Rau gì vừa dập vừa nát lại héo về cho heo nó cũng không thèm ăn.
- Chị một vừa hai phải thôi rau nhà tôi là rau còn tươi nguyên đấy, chị có mua hay không?
- Không thèm mua của nhà chị nữa tôi đi hàng khác mua
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Từ đoạn hội thoại trên chúng ta sẽ trả lời câu hỏi
Câu1: Giọng điệu của các nhân vật trong đoạn hội thoại trên như thế nào?
Trả lời
Trong đoạn hội thoại mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ tình cảm riêng:
-Giọng điệu đon đả, mời chào mua của người bán hàng.
-Giọng điệu nhẹ nhàng hỏi mua hàng của khách hàng 1.
-Giọng điệu chua ngoa, đanh đá của người mua hàng 2.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Câu 2:Các từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc
rõ rệt trong đoạn hội thoại trên?
Trả lời:
-Những từ ngữ thể hiện cảm xúc là: khiếp,em ơi!
-Từ ngữ có tính khẩu ngữ: heo




Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Câu3 : Hãy tìm những câu giàu sắc thái cảm xúc trong đoạn hội thoại?
Những câu giàu sắc thái cảm xúc là:
-Chị một vừa hai phải thôi rau nhà tôi là rau còn tươi
nguyên đấy, chị có mua hay không?
-Khiếp đắt thế! Rau gì vừa dập vừa nát lại héo về cho heo nó cũng không thèm ăn.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Phương Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)