Tuần 14. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Vũ Lan | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
(Tiếp)
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1. Tính cụ thể
Địa điểm, thời gian
Người nói, người nghe
Đích lời nói
Cách diễn đạt
=> Đặc trưng thứ nhất là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, con người, diễn đạt.
Cụ thể
( Buổi trưa, tại khu tập thể X, Lan v� Hung gọi Hương di h?c)
- Hương ơi, đi học đi!( Im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi!
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à ( tiếng một người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với.Hương ơi, nhanh lên con. ( Tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng)
- Đây rồi, ra đây rồi!
- Gớm! Chậm như rùa ấy ! Cô phê bình chết thôi !
Hôm nào cùng chậm ! Lạch bà lạch bạch như vịt bầu ấy!
2. Tính cảm xúc
- Biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu.
- Từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt.
- Kiểu câu giàu sắc thái tình cảm.
=> Đặc trưng thứ 2: tính cảm xúc (Không có một lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc).
( Buổi trưa, tại khu tập thể X, Lan v� Hung gọi Hương di h?c)
- Hương ơi, đi học đi!( Im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi!
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à ( tiếng một người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với.Hương ơi, nhanh lên con. ( Tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng)
- Đây rồi, ra đây rồi!
- Gớm! Chậm như rùa ấy ! Cô phê bình chết thôi !
Hôm nào cùng chậm ! Lạch bà lạch bạch như vịt bầu ấy!
3. Tính cá thể
- Giọng nói
- Cách dùng từ ngữ, lựa chọn kiểu câu
=> Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người, cần lựa chọn cách nói năng phù hợp.
* KẾT LUẬN:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách mang dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày
- PCNN sinh hoạt có 3 đặc trưng: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể
III. Luyện tập
Nhóm 1: Bài 1 ( SGK – 127)
Nhóm 2: Bài 2 ( SGK – 127)
Nhóm 3, 4: Bài 4 : Hãy tưởng tượng và ghi lại những trao đổi về buổi dã ngoại giữa các bạn cùng lớp theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Bài tập 1 ( SGK – 127)
Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn trích của Đặng Thùy Trâm mang đặc trưng PCNN sinh hoạt:
Tính cụ thể:
+ Thời gian: Đêm khuya
+ Không gian: Trong một căn phòng giữa khu rừng
+ Nhân vật giao tiếp: Th. tự phân thân để đối thoại (độc thoại nội tâm).
+ Cụ thể về cách diễn đạt: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).
Tính cảm xúc:
+ Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tưởng đến tương lai); giọng trách móc, giục giã.
+ Câu nghi vấn (Nghĩ gì đấy Th. ơi?), cảm thán (đáng trách quá Th. ơi!); từ ngữ: Chia ly, cảnh đau buồn ...
- Tính cá thể: Qua cách nói, có thể đoán được đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh. Bộc lộ tâm hồn giàu cảm xúc, đời sống nội tâm phong phú.
Lợi ích của việc ghi nhật kí:
Rèn khả năng diễn đạt, bộc lộ rõ cảm xúc, tình cảm, thể hiện cá tính làm cho vốn ngôn ngữ thêm phong phú hơn.
Bài tập 1 ( SGK – 127)
Bài tập 2 ( SGK – 127)
Dấu hiệu của PCNN sinh hoạt thể hiện:

“Mình về…”
* Tính cụ thể:
- Nhân vật "ta" nói với "mình" về nỗi nhớ nhung, bịn rịn.
- Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội.
- Ngôn từ được sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).
* Tính cảm xúc: Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến lưu, nhung nhớ. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình... có nhớ ta, ta nhớ...
* Tính cá thể: Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những người đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.
“Hỡi cô yếm trắng...”
* Tính cụ thể:
- Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường.
- Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà).
- Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).
* Tính cảm xúc: Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu lười lao động).
* Tính cá thể: Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.
Bài 3 (sgk/ 127)
Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mô phỏng hình thức đối thoại có hô – đáp, có luân phiên lượt lời, nhưng lời nói được sắp xếp theo kiểu:
Có đối chọi: Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục.
Có điệp từ, điệp ngữ: Ai chăn ngựa hãy đi…, Ai giữ voi hãy đi…, Ai giữ trâu hãy đi….;Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!
- Mỗi câu đều có tính nhịp điệu: mang đậm chất sử thi, khác với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Điều này là do đoạn đối thoại trên là đoạn đối thoại trong một tác phẩm sử thi. Một tác phẩm sử thi cần phải có sự nhịp nhàng, nhịp điệu để thích hợp với hình thức hát – kể. Do đó đoạn đối thoại trong sử thi dù có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn phong cách sinh hoạt.
Bài 3 (sgk/ 127)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)