Tuần 14. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Dung Truong | Ngày 19/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
- Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
Ngôn ngữ sinh hoạt: Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
Ngôn ngữ sinh hoạt có 2 dạng:
+ Dạng nói
+ Dạng viết
Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt
Tiết: 34
II - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1. Tính cụ thể
=> Đặc trưng thứ nhất của PCNN sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, con người, diễn đạt v.v…
Địa điểm, thời gian cụ thể
Người nói, người nghe cụ thể
Đích lời nói cụ thể
Cách diễn đạt cụ thể
( Buổi trưa, tại khu tập thể, Phương và Lan gọi Hương)
- Hương ơi, đi học đi!
( Im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi!
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à ( tiếng một người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với.Hương ơi, nhanh lên con. ( Tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng)
- Đây rồi, ra đây rồi!
- Gớm! Chậm như rùa ấy ! Cô phê bình chết thôi !
Hôm nào cùng chậm ! Lạch bà lạch bạch như vịt bầu ấy!
Buổi trưa, tại khu tập thể
Gì mà
- Gớm!
Chậm như rùa ấy !
chết thôi
Lạch bà lạch bạch
2. Tính cảm xúc
- Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm
- Từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc
- Kiểu câu giàu sắc thái tình cảm
=> Dấu hiệu thứ hai của PCNN sinh hoạt là tính cảm xúc
3. Tính cá thể
- Giọng nói
- Cách dùng từ ngữ, lựa chọn kiểu câu
=> Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người, cần lựa chọn cách nói năng phù hợp
* KẾT LUẬN:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách mang dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày
- PCNN sinh hoạt có 3 đặc trưng: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể
III – Luyện tập
Nhóm 1: Bài 1 ( SGK – 127)
Nhóm 2: Bài 2 ( SGK – 127)
Nhóm 3, 4: Bài 4 : Hãy tưởng tượng và ghi lại những trao đổi về buổi dã ngoại giữa các bạn cùng lớp theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Bài tập 1 ( SGK – 127)
Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn trích của Đặng Thùy Trâm mang đặc trưng PCNN sinh hoạt:

- Tính cụ thể: + Thời gian: Đêm khuya
+ Không gian: Núi rừng
- Tính cảm xúc: + Giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, cảm thán
+ Từ ngữ: “Chia ly”, “cảnh đau buồn”..
- Tính cá thể: Bộc lộ tâm hồn giàu cảm xúc, đời sống nội tâm phong phú
Bài tập 2 ( SGK – 127)
Dấu hiệu của PCNN sinh hoạt thể hiện:

- Từ xưng hô: mình – ta, cô – anh
- Ngôn ngữ đối thoại: “có nhớ ta chăng”, “hỡi cô yếm trắng”…
- Lời nói hàng ngày: “mình về”, “ta về”, “lại đây đập đất trồng cà”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dung Truong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)