Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Lê Dung | Ngày 09/05/2019 | 135

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô đến dự giờ lớp10A0
Tiết 58:
Nguyễn Bỉnh Khiêm
NHÀN
I) Tiểu dẫn:
1)Tác giả:
- Người Vĩnh Bảo, Hải Phòng
- Tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử
- Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên làm quan dưới triều Mạc. Ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần. Nhưng vua không nghe ông bèn cáo quan về ở ẩn mở trường dạy học và có nhiều học trò nổi tiếng.
- Ông là người có học vấn uyên thâm có tài định đoán tương lai được phong tước là Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.
2) Sự nghiệp:
- Khảng đinh ông là nha thơ lớn của dân tọc với hai mảng chữ Hán và chữ Nôm.
- Thơ chữ nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi.(700 bài).
- Thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập(170 bài).
*Nội dung bài thơ “Nhàn”:
- Đậm chất triết lí và giáo huấn ngợi ca thú thanh nhàn và phê phán những điều xấu xa trong xã hội
II) Tác phẩm:
1) Vị trí:
- Nhàn bài thứ 73 viết bằng chữ nôm trong Bạch vân quốc ngữ thi.
2) Thể loại:
- Thất ngôn bát cú đường luật
3) Bố cục:
- Hai câu đầu: Vẻ đẹp cuộc sống nơi thôn nhà.
- Bốn câu tiếp: Vẻ đẹp nhân cách.
- Còn lại: Triết lí sống nhàn .
III) Đọc-hiểu văn bản:
1) Đọc:
“ Một mai một cuốc , một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào  
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người dến chốn lao xao
Thu ăn năng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống 
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”

2) Vẻ đẹp nơi thôn nhà:
- Mở đầu bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm
“ Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”
Câu1,2: Yêu thiên nhiên giản dị mà thanh cao
- Yêu thiên nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về sống giữa thiên nhiên yêu đến độ hòa hợp, giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách.
* Câu 1: “Một mai/một cuốc/một cần câu”
- Với cách ngắt nhịp 2/2/3 cho ta thấy sự thảnh thơi nhẹ nhàng thư thái. Điệp từ “một” cho thấy tất cả mọi thứ đã sẵn sàng đã đầy dủ để tác giả hòa mình với lão nông chi điền.
*Câu 2: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”
- Từ láy “Thơ thẩn” gợi cho ta thấy trạng thái thảnh thơi mọi việc xung quanh không quan tâm đến. Tác giả như một tiên khách dù ai vui thú nào nhưng không quan tâm, ông bằng lòng với lựa chọn về cách sống của mình.
- Đối: Thơ thẩn >< vui thú => Khẳng định lối sống đã lựa chọn

Thu
Đông
Hạ
Xuân

Thu ăn năng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Câu 5,6: Chuyện sinh hoạt hằng ngày:
Thu ăn năng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
- Thể hiện: Yêu thiên nhiên giản di, thanh cao Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về với thiên nhiên yêu đến mức độ hòa hợp không còn khoảng cách.
- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mùa nào cũng là môi trường sống thanh tao. Hai câu thơ trên là bộ tranh tứ quý có cảnh, có người, có hương vị, có màu sắc con người thảnh thơi vui với thiên nhiên tận hưởng niềm vui hạnh phúc mà thiên nhiên mang lại vật chất có mà tinh thần cũng có.
*Nhận xét:
- Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết hợp giữa chữ tình và triết lí thể hiện cuộc sống giản dị đạm bạc mà thanh cao nhà thơ vui với cuộc sống hiện tại và hòa mình vào với thiên nhiên.
- Tác giả đã tìm được cảm giác tự do tự tại thoải mái trong tâm hồn thể hiện qua nhịp thơ biến hóa gợi lên một tâm thế đủng đỉnh khoan thai của một lão nông sống ung dung thanh thản nơi vườn quê.
3) Vẻ đẹp nhân cách
Ta dại
Người
khôn
Vắng
vẻ
Lao
xao
Yên tĩnh, bình yên
không có sự bon chen cầu
danh lợi.
Chốn quan trường, bon chen
lừa lọc hại nhau để đoạt
danh lợi.
“Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người dến chốn lao xao”
*Nhận xét:
- Với cách nói ngược, giọng điệu mỉa mai Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của mình và ẩn ý chứa đằng sau câu thơ là nụ cười hóm hỉnh hàm ý sâu sa.
4) Triết lí sống nhàn:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống 
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.”
- Dùng điển tích
Phú quí tựa
chiêm bao
Đời người chỉ là giấc mộng
Phú quý chỉ là phù du
- Đó là thái độ sống là sự lựa chọn phù hợp với lẽ sống đạo đức của nho gia của, của riêng mình từ bỏ chốn lao xao đầy bon chen tìm nơi vắng vẻ đó là sự trở về với tự nhiên với thiên nhiên sống thanh cao trong sạch.
- Nhưng ông thân nhàn mà tâm không nhàn trong ông lúc nào cũng là một lòng ái quốc iu dân. Nhà thơ tìm đến rượu để say giống với Thuần Vu Phần, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy nhà thơ mượn rượu để chiêm bao để nhận ra lẽ sống nhân cách trí tuệ công danh phú quý chỉ là giấc mơ mà thôi cái tồn tại vĩnh hằng chính là thiên nhiên và con người.
*Nhận xét:
- Bài thơ “Nhàn” là cảm hứng nhàn mà cũng là triết lí nhàn, triết lí nhàn ấy thể hiện quan niệm của tác giả về dại và khôn.
IV) Tổng kết:
1) Nội dung:
-Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc thể hiện quan niêm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Bài thơ chính là vẻ đẹp nhân cách của tác giả thể hiện qua triết lí sống nhàn. Triết lí ấy đã trở thành một thi đề sống 100 năm sau của các nhà thơ.
2) Nghệ thuật:
-Lời thơ giản dị mà tự nhiên, nhịp thơ linh họa biến hóa không theo khuôn khổ thơ Đường. “Nhàn” là bài thơ có nghệ thuật điêu luyện từ ngữ giản dị phần lớn là thuần Việt hình ảnh cô đọng, đối ngẫu chặt chẽ. Bài thơ đánh dấu thơ Nôm Đường luật ở nước ta ở thế kỉ 15.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)