Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Lam Hai Khanh | Ngày 09/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THCS VÀ THPT LÊ HỒNG PHONG
Cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning cấp trung học

Bài giảng

NHÀN - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngữ văn, lớp 10
1 tiết

Giáo viên: Huỳnh Lệ Hoài Trinh

[email protected]

Tháng 1/ 2015
KIỂM TRA BÀI CŨ
2. Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn
Đúng
Sai
KIỂM TRA BÀI CŨ
3. Âm thanh ngày hè gợi không khí như thế nào về bức tranh cuộc sống?
Sôi động, ồn ào
Tưng bừng náo nhiệt
Rộn ràng tấp nập
Thanh bình, yên vui
KIỂM TRA BÀI CŨ
4. Em có nhận xét gì về tâm hồn Nguyễn Trãi qua bức tranh chiều hè?
Sự giao cảm tinh tế với thiên nhiên
Tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Tâm hồn lãng mạn
Cả A và B đều đúng.
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả:
a.Cuộc đời và con người:
Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491-1585) là người thông minh,uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”.
b.Sự nghiệp:
-Tác phẩm chính: “Bạch Vân am thi tập” (chữ Hán),
“ Bạch Vân quốc ngữ thi” (chữ Nôm).
-Nội dung: ca ngợi chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn; phê phán
những điều xấu xa trong xã hội
Am Bạch Vân
I.TÌM HIỂU CHUNG
2.Tác phẩm: “Nhàn”
a. Xuất xứ: Bài 73, trích trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác lúc tác giả từ quan về sống ở quê nhà.
ĐỌC VĂN BẢN
Hướng dẫn đọc:
Đọc đúng nhịp
Giọng đọc nhẹ nhàng, thong thả, giọng hóm hỉnh khi đọc câu 3, 4; giọng thanh thản khi đọc 4 câu cuối.
ĐỌC VĂN BẢN:
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
I.TÌM HIỂU CHUNG
2.Tác phẩm: “Nhàn”
c. Bố cục: 2 phần
Phần 1: Vẻ đẹp cuộc sống (câu 1,2-5,6)
Phần 2: Vẻ đẹp nhân cách (câu 3,4-7,8)
d. Chủ đề: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống đạm bạc và nhân cách thanh cao nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm

II. ĐỌC HIỂU:
1.Vẻ đẹp cuộc sống:( câu1, 2 và câu 5, 6)
a. Dân dã, bình dị:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
II. ĐỌC HIỂU:
1.Vẻ đẹp cuộc sống:( câu1, 2 và câu 5, 6)
a. Dân dã, bình dị:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
- Cuộc sống dân dã của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên như lão nông thực thụ với công cụ lao động: “mai”, “cuốc”, “cần câu”
-Nghệ thuật: liệt kê danh từ: “mai, cuốc, cần câu” kết hợp với điệp số từ “một” và cách ngắt nhịp 2/2/3  cuộc sống bình dị nhưng sẵn sàng chu đáo
- Hai tiếng “thơ thẩn” gợi dáng vẻ ung dung thảnh thơi, không bận tâm đến lối sống chạy đua với danh lợi.
-Phép đối kết hợp với cách dùng từ “dầu ai vui thú nào” kiên định với lối sống đã lựa chọn.

b. Đạm bạc, thanh cao:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Thu
Đông
Xuân
Hạ
LIÊN HỆ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
II. ĐỌC HIỂU:
1.Vẻ đẹp cuộc sống: (câu1, 2 và câu 5, 6)
b. Đạm bạc, thanh cao:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Thức ăn dân dã thanh đạm: “măng”, “trúc”, “giá”
Sinh hoạt giản dị: tắm hồ, tắm ao
Nghệ thuật liệt kê bốn mùa kết hợp nhịp thơ 1/3/1/2 và phép đối, hai câu thơ thể hiện cuộc sống đơn giản hòa hợp với thiên nhiên nhân cách cao đẹp của nhà thơ .

LIÊN HỆ GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH:
II. ĐỌC HIỂU:
2.Vẻ đẹp nhân cách: (câu 3, 4 và câu 7, 8)
a. Xa lánh lợi danh:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Nơi vắng vẻ: Nơi tĩnh lặng, nơi
thanh thản, thoải mái trong tâm hồn.
- Chốn lao xao: Chốn ồn ào,
chốn vụ lợi, chốn quan trường
nhiều ràng buộc.



II. ĐỌC HIỂU:
2.Vẻ đẹp nhân cách: (câu 3, 4 và câu 7, 8)
a. Xa lánh danh lợi:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
-Nghệ thuật đối lập: :
Ta-tìm nơi vắng vẻ
(Thiên nhiên yên tĩnh)
Người - đến chốn lao xao ( Quan trường, danh lợi)
Dại
Khôn
Khôn
Dại
Thảnh thơi, thoải mái trong tâm hồn
Bon chen, luồn cúi
II. ĐỌC HIỂU:
2.Vẻ đẹp nhân cách:( câu 3, 4 và câu 7, 8)
a. Xa lánh danh lợi:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Cách nói ngược nghĩa
Khẳng định phương châm sống xa lánh nơi quyền quý, tìm nơi sống nhàn tản  gìn giữ nhân cách.
Thái độ mỉa mai cách sống chạy theo danh vọng, phú quý.
II. ĐỌC HIỂU:
2.Vẻ đẹp nhân cách:( câu 3, 4 và câu 7, 8)
b. Không màng phú quý:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- Nhận ra công danh, phú quý thoáng qua như giấc
chiêm bao, không có thực.
- Cái có thực và tồn tại mãi là thiên nhiên và nhân cách con người.
- Dùng điển tích Thuần Vu Phần kết hợp cách dùng từ “sẽ” và đảo ngữ, câu thơ thể hiện phong thái ung dung tự tại, xem thường phú quý, danh lợi của tác giả  cuộc sống thanh cao nơi nhà thơ.

III.TỔNG KẾT:
1.Nghệ thuật:
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí
- Sử dụng thủ pháp nghệ thuật: phép đối, điển tích…
2.Nội dung:
-Khẳng định quan niệm sống “nhàn”: hòa hợp vói thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao.
-Khắc họa vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm.
LIÊN HỆ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG:
Từ triết lí sống “nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo em thanh niên ngày nay có nên sống nhàn như Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Vì sao?
CỦNG CỐ:
1. Tác phẩm cho thấy quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
A. Không vất vả, cực nhọc.
B. Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
C. Hòa hợp với tự nhiên, xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
D. Chỉ lo hưởng thụ.
CỦNG CỐ:
2. Nối cột A vói cột B sao cho phù hợp
CỦNG CỐ:
3. Hai câu 5-6 cho ta hiểu gì về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Đầy đủ, sung túc
Sang trọng, phú quý
Thiếu thốn, nghèo khổ
Đạm bạc, thanh cao
CỦNG CỐ:
4. Dòng nào sao đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lí sống nhàn được thể hiện trong bài thơ?
Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình
Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở nhịp sống của con người hài hòa với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa
Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở những thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn . . .
Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thái độ coi thường phú quý và danh lợi.


DẶN DÒ:
-Học thuộc lòng bài thơ, học bài.
-Soạn bài “Độc Tiểu Thanh kí”(Nguyễn Du):
+Số phận người phụ nữ nói riêng và người tài hoa trong xã hội xưa nói chung?
+Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ Nguyễn Du qua bài thơ này?
+Sưu tầm một số câu thơ của Nguyễn Du và một số tác giả khác nói về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lam Hai Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)