Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Loan | Ngày 09/05/2019 | 123

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
I./NguyÔn BØnh Khiªm:
1491-1585
阮秉謙
- Tên húy là Nguyễn Văn Đạt,tự là Hanh Phủ,hiệu là Bạch Vân cư sĩ,được môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử.
Quê ở huyện Vĩnh Lại,trấn Hải Dương(nay thuộc huyện Vĩnh Bảo ,thành phố Hải Phòng)
Năm 18 tuổi,ông vào Thanh Hóa, theo học bình nguyên Bảng nhãn Lương Đắc Bằng và ông được Lương Đắc Bằng truyền dạy cho Bát quái đồ kinh dịch và Thái Ất thần kinh và đem người con của mình là Lương Hữu Khánh cho ông dạy dỗ.
1535,ông thi đậu Trạng nguyên và làm quan thời nhà Mạc, dân gian gọi ông là
Trạng Trình
Nhà tiên tri số một Việt Nam
- Lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về những biến cố lịch sử dân tộc việt trong khoảng 500 năm- từ năm 1509 đến 2019 ( Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm).Đây là nững lời dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên "thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả".
* Sấm ký:
Gồm 262 câu trong đó có 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”
Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh". Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã
Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê
+ Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên ông về phía Nam với câu
Hoành Sơn nhất đái,vạn đại dung thân
( Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài)
Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc:
Cao Bằng tuy thiển,khả diên số thể
(tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được)
Khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh:
"Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản"
(ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn)
Nhà tiên tri số một Việt Nam
Theo một số nhà sưu tầm và nghiên cứu, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được Trạng Trình dự báo qua câu thơ:
"Đầu Thu gà gáy xôn xao
Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long”
Nhà tiên tri số một Việt Nam
- Tháng 7 âm lịch năm Ất Dậu
Tiếng vang lớn,thức tỉnh muôn người
“cổ nguyệt”-> ghép lai thành “hồ” là họ của Bác
Sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình(Thăng Long-Hà Nội)
Nhà tiên tri số một Việt Nam
Nguồn gốc tên gọi Việt Nam
Ngay trong phần đầu của tập Sấm ký có tựa đề Trình tiên sinh quốc ngữ, tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến:
"Việt Nam khởi tổ xây nền".
Hai bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi hai người bạn thân đồng thời là hai Trạng nguyên của triều Mạc:
Tiền trình vĩ đại quân tu ký
Thùy thị phương danh trọng Việt Nam
(Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ
Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam)
Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại
Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam
(Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời
Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam)
Văn miếu Mao Điền ( Hải Phòng )
Văn miếu Trấn Biên (Đồng Nai )
Bên tả Nhà bái đường - Văn Miếu Trần Biên thờ 5 danh nhân văn hóa (Phương Bắc) từ trái sang phải như sau:
1. Chu Văn An: Tiết cứng lòng trong, khí phách hùng (sinh 25/8/1292)
2. Nguyễn Trãi - Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân (1380 - 1442) vị anh hùng dân tộc, ngôi sao khuê của thế kỷ XV, danh nhân văn hóa của nhân loại.
3. Nguyễn Bỉnh Khiêm - bậc "thiên hạ sư" lòng không quên đời. (1491 -1585)
4. Nguyễn Du: Chữ tài liền với chữ tâm (1765 - 1820)
5. Lê Quý Đôn - nhà bác học đa tài (1724 - 1784)
Bên hữu Nhà Bái đường thờ danh nhân văn hóa Phương nam.

1. Bùi Hữu Nghĩa - Văn chương bốn bể đều biết. (1807- 1872)
2. Đặng Đức Thuật - Thầy của các bậc thầy.
3. Trịnh Hoài Đức - tấm lòng ưu quốc ái dân. (1765 - 1825)
4. Võ Trường Toản - thảo ngay là nghĩa cả
5. Nguyễn Đình Chiểu - người đã "căn số phận mình trên sợi dây độc nhất" (1822 - 1888)
Đạo Cao Đài đã phong thánh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn Chơn nhơn, là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.
BÀI THƠ “NHÀN”
Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi cáo quan về ở ẩn ở am Bạch Vân
Là bài thơ số 73 nằm trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi” thuộc thể thơ Nôm
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
II./ Phân tích
Một mai ,một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây ,ta sẽ uống,
Nhìn xem phú qúy tựa chiêm bao.
( Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II – Văn học thế kỉ X-thế kỉ XVII )
Hai câu đề
Nhịp 2/2/3 -> sự chắc, khỏe; sự hài hòa cân đối về âm thanh

-Điệp số từ: “một” -> nhằm nói lên một điều giản dị nhưng rất quan trọng đối với con người

- Liệt kê: mai, cuốc, cần câu
=> Cuộc sống vui thú điền viên dường như đã được chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo

=> Cực tả cái riêng, niềm thích thú trước cái riêng của mình: lựa chọn cho mình một cách sống ( không chỉ lao động mà còn là thú vui tiêu khiển
Một mai ,một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Nhịp thơ 2/5:sự khác biệt về sở thích,lối sống giữa tác giả và đa số người đời.
Từ láy: “thơ thẩn” -> trạng thái thảnh thơi, ung dung,tự tại không bận rộn đua chen
- Đại từ phiếm chỉ:người đời -> ý thức kiên định với lối sống đã chọn
=> Quan niệm: Nhàn -> tự mình kiếm sống không phụ thuộc vào ai; hưởng cái thú làm chủ bản thân, không bị những ham muốn vật chất tầm thường chi phối (nhàn tâm)
Thơ thẩn
ai
Hai câu thực
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Nhịp thơ:2/2/3
Phép đối: 2 loại người hai hoàn cảnh sống
Ta
Dại
Nơi vắng vẻ
><
Người
Chốn lao xao
khôn
+ Ta dại -> Ngu dại ( “ Đại trí như ngu”: người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài khiêm tốn, hay nhường nhịn, chịu thiệt thòi)
……nơi vắng vẻ -> nơi trong sạch với lối sống thoải mái, không bon

chen, vụ lợi
Ngôi nhà tâm hồn để di dưỡng tinh thần, rũ bỏ bụi bặm trong cuộc đời
Cách nói ngầm bày tỏ niềm tự hào, tự tin, kiêu hãnh vào trí tuệ đức độ của mình
+ Người khôn….chốn lao xao
Đông đúc bon chen, tranh giành quyền lợi => chốn nguy hiểm
-> Nói ngược: khôn mà hóa dại -> mỉa mai lối sống bon chen, chạy theo danh lợi
=> Vẻ đẹp nhân cách trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
( bài số 94- “Bạch Vân quốc ngữ thi)
Hai câu luận
Thu ăn măng trúc, đông ăn gia,�

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Ngắt nhịp: 1/3,1/2
-> lời khẳng định đây là sinh hoạt quanh năm với những nhu cầu thiết yếu ( ăn,tắm) đều thích thú tự nhiên mùa nào thức ấy
- đối rất chỉnh:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
-> khẳng định lối sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao; lối sống tự do, thoải mái, khoáng đạt, không gì ràng buộc
(nhàn thân, nhàn tâm)
+ Trúc: biểu tượng của người quân tử ngay thẳng
+ sen: sự thanh cao
->Cốt cách của một người quân tử
Bức tranh tứ bình về bốn cảnh sinh hoat xuân , hạ , thu ,đông: con người- thiên nhiên trao hòa trọn vẹn

Niềm vui, niềm hạnh phúc dạt dào tràn đầy của một con người có lối sống vừa nhàn thân,vừa nhàn tâm chan hòa với thiên nhiên
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú qúy tựa chiêm bao
Hai câu kết
nhịp thơ:
+ câu 1: 1/3/3 + câu 2: 2/2
Rượu, đến cội cây ,ta sẽ uống,
Nhìn xem phú qúy tựa chiêm bao.
“ cội cây”-vận dụng điển tích
“chiêm bao”: hư vô, không có thật
Nhận ra lẽ sống:
+ phú qúy: không có ý nghĩa
+ cuộc sống thanh nhàn,nhân cách con người: tồn tại vĩnh hằng
=> Nhận thức rõ ràng, tỉnh táo; trí tuệ của một bậc hiền triết hiểu rõ lẽ biến dịch và quy luật của cuộc đời
+ Nhắc nhở người đời hãy tránh xa sự cám dỗ của phú qúy,danh lợi
+ Thái độ coi thường phú qúy, đứng cao hơn phú qúy
Tư thế ung dung, nhàn nhã, coi thường danh lợi giàu sang
Người tiên nơi cõi tục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)