Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Lê Thương | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết 53 - Đọc văn
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Cuộc đời
Sinh năm 1491
Quê: Vĩnh Bảo- Hải Phòng.
Sống gần trọn thế kỉ XVI đầy biến động.
Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầỵ Cụ mất năm 1585 hưởng thọ 94 tuổi
Xuất thân từ một gia đình trí thức Nho học
 Thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử
Thân mẫu là Nhữ Thị Thục, con Thượng Thư Nhữ Văn Lan, bà thông tuệ, giỏi văn chương, am tường lý số.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đỗ Trạng nguyên năm 1535 dưới triều nhà Mạc.
Được phong Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công.

Ông đậu Trạng nguyên (1535), rồi làm quan với nhà Mạc, bấy giờ ông đã 45 tuổi. Làm quan ở triều đình được 8 năm (1535-1542), thấy gian thần hoành hành, bè phái, triều chính ngày một xấu thêm, ông dâng sớ xin chém 18 lộng thần, không được chấp nhận, bèn thác cớ xin trí sĩ.
Ông cáo quan về quê lập am Bạch Vân, dựng quán Trung Tân.
Bạch Vân Cư Sĩ

Ông sống hoà mình với thiên nhiên
và gần gũi với nhân dân
Ông mở trường dạy học
Tuyết Giang Phu Tử
đào tạo được nhiều học trò giỏi.
Triều đình thường đến hỏi ông việc chính sự.
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Lễ hội Trạng Trình
sự tích : Sấm Trạng Trình
Về sau này, Đạo Cao Đài đã phong thánh cho Cụ và suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn Chơn nhơn. Người đời xem Cụ là nhà tiên tri số một trong sử Việt, Cụ truyền lại nhiều câu sấm ký gọi chung là Sấm Trạng Trình. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được xem là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam thông qua câu Sấm "Việt Nam khởi tổ gầy nên". Tên nước lúc Cụ tiên tri là Đại Việt, 300 năm sau đổi thành Nam Việt và sau đó trở thành Việt Nam như hiện nay.
Cụ để lại cho hậu thế 487 câu sấm ký gọi là “Sấm Trạng Trình” cách đây đã trên 500 năm. Lạ kỳ là không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 năm qua có không ít điều "ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình"

- Con người:
Thanh liêm, chính trực, học vấn uyên thâm.
Có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với thời đại.
b.Sự nghiệp thơ văn
Ông là nhà thơ lớn của dân tộc.
Tác phẩm:
+“Bạch Vân am thi tập”
+“Bạch Vân quốc ngữ thi”.
Thơ ông mang đậm tính triết lí, ngợi ca thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
“Một
bậc

tài,
hiền
danh
muôn
thuở”

(Phan
Huy
Chú)
“Như
núi
Thái
Sơn,
như
sao
Bắc
Đẩu”

(Vũ
Khâm
Lân)
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
Bài số 73 trong tập thơ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
b. Đề tài:
- Nhàn.
- Triết lí sống của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, nguười đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Ruượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc,cảm nhận chung
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nhịp thơ: chậm, thong thả.
- Cảm xúc: vui, thanh thản.
1. Đọc,cảm nhận chung
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
- Nhịp thơ: 2/2/3 chậm, thong thả.
- Điệp từ “một” kết hợp với liệt kê các danh từ “mai”, “cuốc”, “cần câu”.
cái gì cũng có, cũng sẵn sàng, chu đáo.
- “Thơ thẩn”: trạng thái thảnh thơi, nhàn rỗi.
- “dầu ai vui thú nào”: sự kiên định với lối sống đã lựa chọn.
a. Hai câu đề
2. Đọc-hiểu chi tiết

Hai câu đề toát lên vẻ ung dung, tự tại của một con người đã hoà mình vào chốn cây cỏ, điền viên, được sống theo ý thích của mình.
,
NHÀN
Tự do
chọn
cách sống
cho mình
+
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
- Nghệ thuật đối lập:
“ta”
“người”
“nơi vắng vẻ”
“chốn lao xao”
“khôn”
“dại”
Nhấn mạnh quan niệm sống của tác giả.
b. Hai câu thực
Nơi vắng vẻ
Chốn lao xao
Thiên nhiên yên tĩnh
Thảnh thơi, thoải mái trong tâm hồn
Bon chen, luồn cúi
Quan trường, danh lợi
- Cách nói ngược:
“Ta dại” – “Người khôn”
hóm hỉnh, pha chút mỉa mai.

Hai câu thực thể hiện triết lí sống của một bậc trí giả: tìm về nơi thiên nhiên yên tĩnh để giữ sự thanh cao, trong sạch cho tâm hồn.
NHÀN
Thoát khỏi
vòng danh lợi
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
- Thức ăn:
+ Thu: măng trúc
+ Đông: giá
đạm bạc, dân dã.
- Sinh hoạt:

+ Xuân: tắm hồ sen.
+ Hạ: tắm ao
thuần hậu, thanh cao.
c. Hai câu luận

Hai câu luận toát lên niềm vui với cuộc sống đạm bạc, thanh cao, hoà hợp với tự nhiên.
NHÀN
Sống thuận
theo tự nhiên
THẢO LUẬN
Cuộc sống ung dung, tự tại, thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm gợi cho em điều gì về phong thái sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Bác để tình thương cho chúng con,
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son.
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng,
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.”
(Tố Hữu)
“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
- Dùng điển cố: Thuần Vu Phần.
Triết lí nhân sinh: Công danh phú quý chỉ là giấc mộng.
- Hai chữ “nhìn xem”:
thế đứng cao hơn.

thái độ coi thường công danh lợi lộc.
d. Hai câu kết

Hai câu kết thể hiện thái độ coi thường công danh phú quý- triết lí nhân sinh tích cực của tác giả trong thời đại bấy giờ.
NHÀN
Coi thường
công danh
phú quý
1. NỘI DUNG
- “Nhàn” là triết lí sống: tự do lựa chọn cách sống cho mình, sống hài hoà với tự nhiên, đứng cao hơn công danh phú quý.
- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2. NGHỆ THUẬT
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên.
- Lời thơ hóm hỉnh, nhẹ nhàng.
III. TỔNG KẾT

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)