Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Luyến | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NHÀN

I. TÌM HIỂU CHUNG:
Tác giả:
Cuộc đời:
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Quê quán: Trung Am - Lý học - Vĩnh Bảo – Hải Phòng
Đỗ Trạng Nguyên năm 1535( 44 tuổi)-> Làm quan dưới triều Mạc
Sống thẳng thắn cương trực ( dâng sớ xin Vua chém 18 lộng thần
-> Vua không chấp nhận -> Cáo Quan về quê dựng Am Bạch Vân dạy học)
Là người có học vấn uyên thâm được phong Trình Quốc Công( gọi là Trạng Trình.)
b.Sự Nghiệp:
*Tác phẩm:
- " Bạch Vân am thi tập"(Hán) khoảng 700 bài.
- "Bạch Vân quốc ng? thi tập" ( Nôm) khoảng trên 170 bài.
*Nội dung:
- Mang đậm chất triết lý giáo huấn.
- Ngợi ca chí của kẻ sỹ, thú thanh nhàn.
- Phê phán nh?ng điều xấu xa trong xã hội.
2. Bài thơ:
“Nhàn” là bài thơ Nôm trong “ Bạch Vân quốc ngữ thi”.
Quan niệm sống:
NHÀN
Giữ cốt cách thanh cao
Không bị ràng buộc bởi danh lợi
Hòa hợp với thiên nhiên
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc và cảm nhận chung:
NHÀN
( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ.
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn mang trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc và cảm nhận chung:

Hướng cảm nhận bài thơ:
NHÀN
Bậc đại quan về vui thú điền viên,sống hòa hợp với thiên nhiên.
Giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi .
Vẻ đẹp cuộc sống:
Vẻ đẹp nhân cách:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
NHÓM 1
NHÓM 3
NHÓM 2
NHÓM 4
? Hai câu đề cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào? ( cách dùng từ? các biện pháp tu từ ?...)
? Em hiểu như thế nào là nơi “ vắng vẻ”, chốn “ lao xao”? Quan niệm của tác giả về “dại” và “ khôn”?( chú ý hình thức đối)
?Khung cảnh sinh hoạt ở hai câu luận có gì đáng chú ý?Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? )
?Hai câu kết đã thể hiện quan niệm sống của tác giả như thế nào ?Qua đó em có nhận xét gì về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- Bậc đại quan
Thoát khỏi vòng danh lợi
Vui thú điền viên
- Điệp từ: Một
Mai
Cuốc
Cần câu
Cuộc sống đơn giản
2.Tìm hiểu chi tiết:
a.Hai câu đề:
- Từ láy : «Thơ thẩn» -> Sống thanh thản ung dung
Hai câu đề mở ra một cuộc sống thuần hậu, mộc mạc, một trạng thái thanh thản,ung dung của một người có cá tính, có bản lĩnh và chí hướng riêng. Mặc cho mọi người chạy theo những thú vui tầm thường, mưu cầu danh lợi, tác giả vẫn kiên định với lối sống mà mình đã lựa chọn.
b. Hai câu thực:
DẠI
KHÔN
TA
DẠI
VẮNG VẺ
NGƯỜI
KHÔN
LAO XAO
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại ấy hiền lành ấy dại khôn.

Tác giả chọn cách nói đùa vui hóm hỉnh ngược nghĩa mà sâu xa, thâm trầm. Triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất gần với triết lý sống trong nhân dân.


c. Hai câu luận:

c.Hai câu luận:

Hạ - ao
Thu - măng trúc
Đông - giá
Xuân – hồ sen
-> Cuộc sống thanh đạm với thức ăn quê mùa, dân dã, mùa nào thức ấy, cách sinh hoạt mang đậm đặc điểm của người dân quê.
=> Bốn mùa trong con mắt của nguyễn Bỉnh Khiêm đều có thú vị riêng, con người sống hòa đồng với thiên nhiên trong sự vận động nhịp nhàng của trời đất, của vũ trụ. Đó là lối sống hòa đồng, hợp với quy luật của tạo hóa.
d. Hai câu kết:
Vinh hoa phú quý
Một tổ kiến
Công danh phú quý trên đời chỉ như một giấc mơ thoáng qua, chẳng có ý nghĩa gì. Cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người.
Ngủ
Thức
Điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say
NHÀN
Mở đầu: hình ảnh lão
Nông thơ thẩn ...
Kết thúc: hình ảnh
con người có suy tư để
tìm ra lẽ sống....
Điểm kết tụ của bài thơ là triết
lý sống thể hiện nhân cách của một ẩn sỹ.
Tâm hồn Trình Quốc Công:
nhàn thân, không nhàn tâm.
III. TỔNG KẾT:
Nghệ thuật:
Sử dụng điệp từ, hình thức tương phản, cách nói ngược hóm hỉnh...
Nội dung:
Quan niệm sống “Nhàn” là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Luyến
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)