Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Nương | Ngày 19/03/2024 | 20

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
Lớp 10 A4
Tiết 40. Đọc văn.
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
A. Giới thiệu:
I. Tác giả:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Trình, (1491- 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, tên húy là Vân Đạt, tự là Hạnh Phủ, quê làng Trung Am (nay thuộc Vĩnh Bảo – Hải Phòng).
- Đỗ trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều nhà Mạc. Sau đó cáo quan về ở ẩn, làm nghề dạy học.
- Ông sống thanh cao, thẳng thắn, cương trực; trí tuệ uyên thâm, có tài đoán định tương lai → suy tôn là Tuyết Giang phu tử (Người thầy sông tuyết).
Tác phẩm: + Chữ hán: Bạch Vân Am thi tập (gồm 700 bài).
+ Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (gồm 170 bài).
- Nội dung thơ: mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. Đồng thời phê phán những thói đời đen bạc trong xã hội.
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Hợp tuyển thơ văn Việt nam, tập II).
II. Tác phẩm: Nhàn.
1. Xuất xứ:
Trích tập Bạch Vân quốc ngữ thi.
2. Thể loại:
Thất ngôn bát cú Đường luật.
3. Bố cục:
3 phần
a. Vẻ đẹp của lối sống nhàn. (Câu 1, 2; 5, 6)
b. Vẻ đẹp nhân cách. (Câu 3, 4).
c. Vẻ đẹp trí tuệ. (Câu 7, 8).
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Hợp tuyển thơ văn Việt nam, tập II).
B. Đọc hiểu:
I. Vẻ đẹp của lối sống nhàn. (Câu 1, 2; 5, 6)..
1. Vẻ đẹp trong lao động. (Câu 1, 2).
- Điệp số từ “Một”: Đếm duyệt dụng cụ lao động trước khi làm.
- Liệt kê:+ “Mai” (Dụng cụ đào đất).
+ “Cuốc” (Dụng cụ xới đất).
+ “Cần câu” (Dụng cụ câu cá).
Tất cả đều đã sẵn sàng, chu đáo.
- Nhịp điệu: 2/2/3 diễn tả trạng thái ung dung của nhân vật trữ tình.
- Từ láy “Thơ thẩn → con người nhàn hạ, thanh thản.
- “Dầu ai vui thú nào”→ Không bận tâm tới lối sống chạy đua với danh lợi.
Cuộc sống đạm bạc, nguyên sơ, tâm hồn sảng khoái, không màng đến thế sự.
→ Lối sống của các danh nho thời loạn
B. Đọc hiểu:
I. Vẻ đẹp của lối sống nhàn.
2. Vẻ đẹp trong sinh hoạt. (Câu 5, 6)
- Thức ăn:
+ Thu : măng trúc.
+ Đông: giá đỗ
→Thức ăn quê mùa, dân dã; mùa nào thức ấy.
- Cung cách sinh hoạt:
+ Xuân: tắm hồ sen.
+ Hạ: tắm ao.
→ Cách tắm của người dân quê, hòa mình với thiên nhiên.
- Cách ngắt nhịp 4/3; lối liệt kê đan xen, sử dụng tiểu đối
→ lối sống đạm bạc mà thanh cao.
 Cuộc sống thuần hậu như một lão nông tri điền, tự do, chan hòa với thiên nhiên.
Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của bậc danh nho.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
B. Đọc hiểu:
I. Vẻ đẹp của lối sống nhàn. (Câu 1, 2; 5, 6).
II. Vẻ đẹp nhân cách. (Câu 3, 4).
II. Vẻ đẹp nhân cách. (Câu 3, 4).
+ Ta
Người
+ Dại
Khôn
+ Nơi vắng vẻ
Chốn lao xao.
><




→ Đối lập giữa nhân cách và danh lợi như nước với lửa.
- Nghệ thuật ẩn dụ:
+ Nơi vắng vẻ:
Không phải xa lánh cuộc đời mà tìm về với những nơi mình thích thú, nơi tĩnh lặng của thiên nhiên.
+ Chốn lao xao:
Tìm đến công quyền, chốn quan trường, nơi đô hội đầy vụ lợi, giành giật hãm hại nhau.
- Nghệ thuật đối (ý, thanh, lời):
- Cách nói ngược nghĩa: “Ta dại” – “người khôn”
→ Khẳng định phương châm, triết lí sống của tác giả, pha chút mỉa mai.
 Nhân cách cao đẹp, vượt lên trên vòng danh lợi.
B. Đọc hiểu.
Vẻ đẹp của lối sống nhàn. (Câu 1, 2; 5, 6).
Vẻ đẹp nhân cách. (Câu 3, 4).
III. Vẻ đẹp trí tuệ. (Câu 7, 8).
- Mượn điển tích Thuần Vu Phần (Trung Quốc): công danh, phú quí tựa chiêm bao. →Triết lí nhân sinh “Phú quí tựa chiêm bao”.
- Hình ảnh “Uống rượu cội cây”: thú tiêu dao của bậc thức giả → Nhãn quan tỏ tường, tìm đến say là tỉnh.
Một bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo, uyên thâm.
IV. Nghệ thuật:
- Ngôn từ, hình ảnh mộc mạc, tự nhiên ý vị.
- Sử dụng nghệ thuật đối, phép điệp, phép lặp đạt hiệu quả cao.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Hợp tuyển thơ văn Việt nam, tập II).
C. Tổng kết:
(Ghi nhớ.(SGK, tr 130).
? Nêu cảm nhận chung của em về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.
Cám ơn quý thầy cô đã tới dự!
Lớp 10 A4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thi Nương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)