Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lý | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:
















Taäp theå lôùp 10A2
kính chaøo quyù thaày coâ!
NHÀN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH – TỔ: NGỮ VĂN
GV: TĂNG THỊ THANH NGA















BÀI CŨ
Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài?















TÌM HIỂU CHUNG.
Tác giả (sgk/128).
a. Cuộc đời.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585).
Quê: Hải Phòng.
Đỗ trạng nguyên (1535), làm quan dưới triều Mạc.
Dâng sớ chém đầu 18 lộng thần không được vua chấp nhận.
Về ở ẩn dựng am Bạch Vân và dạy học.
-> Hiệu: Bạch Vân cư sĩ, Tuyết Giang Phu Tử.
Học vấn uyên thâm, có tài đoán định tương lai, đóng góp
nhiều cho đất nước.
-> Được phong: Trình Quốc công (Trạng Trình).
Hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Lễ hội Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm















TÌM HIỂU CHUNG.
Tác giả (sgk/128).
Cuộc đời.
Sự nghiệp thơ ca:
Tác phẩm tiêu biểu:
Tập thơ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi tập (170 bài).
Tập thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập (700 bài).
Đặc điểm thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Nội dung: Mang đậm chất triết lý, giáo huấn, ngợi ca chí của
Kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán thói xấu của xã hội.
Nghệ thuật:
+ Giọng thơ giản dị, linh hoạt.
+Có sự kết hợp giữa trữ tình và triết lý linh hoạt
=> Nhà thơ lớn của dân tộc















TÌM HIỂU CHUNG.
Tác giả (sgk).
Tác phẩm (sgk).
Vị trí:
Là bài số 43 trích trong tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi
tập
Hãy nêu vị trí, nhan đề, chủ đề và thể thơ của bài Nhàn?
b. Nhan đề: Do người đời sau đặt
c. Chủ đề:
Ca ngợi chữ “Nhàn” trong cảnh sống ẩn dật, khắc họa vẻ đẹp
con người tác giả qua quan niệm sống, nhân cách đầy trí tuệ
của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
d. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.















II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc – Giải thích từ khó (sgk), chia bố cục.
NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.
Vẻ đẹp con người Nguyễn Bỉnh Khiêm
a. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm(câu 1,2 và 5,6)
b.Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm (câu 3,4 và 7,8)
Triết lý “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc- giải thích từ khó, bố cục
Tổ 4:Cái say và giấc “chiêm bao” thể hiện quan niệm gì? quan
niệm ấy mang ý nghĩa như thế nào ở 2 câu cuối?
Tổ 3: Nghệ thuật đối trong câu 3,4 cho ta biết quan niệm “dại”
“khôn” như thế nào của tác giả? “Nơi vắng vẻ” là ở đâu?
“Chốn lao xao” là chốn nào? Qua đó vẻ đẹp của nhà thơ thể
hiện ở điểm nào?
Tổ 2: Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong câu 5,6
Có gì đáng chú ý? Đó là cuộc sống như thế nào?
THẢO LUẬN
Tổ 1: Hãy nhận xét cách sử dụng danh từ, số từ, nhịp điệu
trong câu 1,2? Qua đó cho ta thấy hoàn cảnh sống và tâm
trạng tác giả như thế nào?















I. TÌM HIỂU CHUNG.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc – Giải thích từ khó (sgk).
Phân tích.
a. Vẻ đẹp cuôc sống của tác giả.
“Một mai/, một cuốc/, một cần câu,
Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào”.
Hãy nhận xét cách sử dụng danh từ, số từ, nhịp điệu trong câu 1,2? Qua đó cho ta thấy hoàn cảnh sống và tâm trạng tác giả như thế nào?
* Cuộc sống thuần hậu (câu 1,2)
-Liệt kê danh từ: “Mai”, “cuốc”, “cần câu”->Dụng cụ lao
động của nhà nông.
Điệp số từ: “Một”-> Sẵn sàng, chu đáo
Từ láy: “Thơ thẩn” -> Ung dung, thanh thản.
Nhịp thơ: 2/2/3 -> Dí dỏm, hóm hỉnh.
Cuộc sống lao động thuần hậu, phong thái ung dung,
hài lòng với lối sống mình đã chọn “dầu ai vui thú nào”.
Một mai, một cuốc, một cần câu
THƠ THẨN DẦU AI VUI THÚ NÀO.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
2. Phân tích.
a. Vẻ đẹp cuộc sống của tác giả.
*Cuộc sống thuần hậu (Câu 1,2).
* Cuộc sống đạm bạc, thanh cao (Câu 5, 6).
“Thu ăn măng/, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
Sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong câu 5,6 có gì đáng chú ý? Đó là cuộc sống như thế nào?
Liệt kê:
+ Thức ăn: “Măng trúc” (Thu), “giá” (Đông).
+ Tắm: “Hồ sen” (Xuân), “ao” (Hạ).
-> Cuộc sống đạm bạc, dân dã, mùa nào thức nấy về với thiên
nhiên, thuận theo tự nhiên.
Hai câu thơ như vẽ nên bộ tranh tứ bình: Có cảnh, có
người, có mùi vị hương sắc.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao















II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
2. Phân tích.
Vẻ đẹp cuộc sống của tác giả.
Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của nhà thơ.
* Triết lý sống (câu 3,4):
“ Ta dại/, ta tìm /nơi vắng vẻ,
Người khôn/, người đến / lao xao”.
Nghệ thuật đối trong câu 3,4 cho ta hiểu quan niệm “dại”, “khôn” như thế nào của tác giả?
- Nghệ thuật đối, nhịp thơ 2/2/2:
Ta
Tìm nơi vắng vẻ
Dại
Người
Đến chốn lao xao
Khôn
><
+ “Nơi vắng vẻ”: Nơi tĩnh tại, thiên nhiên thanh thản tâm hồn
+“Chốn lao xao”: Chốn cửa quyền, đông đúc giành giật lanh lợi.
-> Cách nói đùa, nói ngược: Tâm hồn khoáng đạt, an nhiên
thoát khỏi vòng danh lợi. “Dại” nhưng thực chất là “khôn”.
=>Triết lý sống “Nhàn” để sống thanh cao, di dưỡng tinh thần
=> Trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo thể hiện nhân cách cao đẹp















=> Cuộc sống “Nhàn” là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ nhận ra: Công danh, phú quý, chỉ là giấc “chiêm bao
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
b. Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của nhà thơ.
* Triết lý sống của tác giả (Câu 3,4)
* Vẻ đẹp trí tuệ (Câu 7,8)
Cái say và giấc “chiêm bao” thể quan niệm gì? Quan niệm ấy có ý nghĩa như thế nào ở 2 câu thơ cuối?
“Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao”.
“Cội cây”: Thiên nhiên là tri âm, tri kỷ tác giả tìm đến để
dốc lòng “sẽ uống”.
-> Nhà thơ tìm đến rượu “uống” cho say để “chiêm bao”.
=> Quan niệm công danh, của cải chỉ là phù du, là giấc chiêm
bao, tìm đến say để tỉnh.
Khẳng định mạnh mẽ lối sống đạm bạc mà thanh cao là
nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tóm lại: “Nhàn” là một triết lý sống.
TA DẠI, TA TÌM NƠI VẮNG VẺ
















Nguy?n B?nh Khi�m t?ng vi?t:
"Khơn m� hi?m d?c l� khơn d?i,
D?i ?y hi?n l�nh m?i d?i khơn".
(B�i 94- Tho Nơm).
Nguy?n Tr�i cung cĩ nh?ng v?n tho ca ng?i c?nh "nh�n":
+ "C?nh ng�y h� - B?o kính c?nh gi?i s? 43).
+ "Cơn Son ca":
."Cơn son cĩ d� r�u phong,
Ta ng?i l�n d�, nhu ng?i d?m �m.
Trong r?ng thơng m?c nhu n�m,
Tìm noi bĩng m�t ta ng�m tho nh�n",.















III. TỔNG KẾT
Nội dung.
- Đề cao lối sống nhàn, sống tự nhiên, xa lánh danh lợi để giữ khí tiết trong sạch.
Nhàn là một triết lý sống của trí tuệ cao đẹp.

2. Nghệ thuật.
- Sử dụng số đếm điêu luyện tạo phong cách riêng.
- Nhịp điệu biến đổi phù hợp, tạo sự đối lập ấn tượng của gòi bút tài hoa.
- Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, thâm trầm.
=>Kết hợp giữa trữ tình và triết lý.
NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
a. Không vất vả cực nhọc.
b. Không quan tâm đến đời sống xã hội, chỉ lo cho bản thân.
c. Xa lánh quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, nhân cách con người.
d. Hòa hợp với thiên nhiên.
Quan niệm sống đó tích cực hay tiêu cực?
1. Có người cho rằng chữ Nhàn trong quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ích kỉ, tiêu cực, là độc thiện kì thân (chỉ lo làm tốt cho riêng mình). Theo em, ý kiến này có đúng không ? Tại sao ?
2. Lại có ý kiến cho rằng quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nối mạch tư tưởng từ Nguyễn Trãi : thân nhàn, tâm không nhàn. Về ở ẩn nhưng vẫn canh cánh một lòng lo cho dân cho nước (ái quốc, ưu dân). Em có tán thành với ý kiến này không ? Chứng minh?
Câu hỏi về nhà:
Chúc Quý Thầy Cô
Mạnh Khỏe! Chúc Các Em Học Tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)