Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Diệu Linh | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Nhàn
Tiết: 39
Đọc văn

-Nguyễn Bỉnh Khiêm-

Người giảng: Nguyễn Thị Diệu Linh

1.Tác giả:

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
Quê quán: làng Trung Am
(Lí Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng)
Cuộc đời: đỗ trạng nguyên (1535 )
và ra làm quan cho nhà Mạc.
Ông đã từng dâng sớ xin chém 18
tên lộng thần nhưng vua không
nghe. Ông bèn cáo quan về quê,
lập quán Trung Tân, am Bạch Vân,
lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ.
- Các tác phẩm chính:
+ Bạch Vân am thi tập( chữ Hán): khoảng 700 bài
+ Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm): trên 170 bài
Nét đặc sắc trong thơ ông:
+ Đậm chất triết lí, giáo huấn.
+ Ngợi ca chí kẻ sĩ, thú thanh nhàn
+ Phê phán những điều xấu xa của xã hội.
2. Tác phẩm:
3.Văn bản:

Là bài thơ Nôm số 73, nhan đề do người đời sau đặt.
Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
Bố cục:
+ Hai câu đầu: niềm vui với công việc nhẹ nhàng nơi thôn quê
+ Hai câu luận: niềm vui với cách ăn uống, sinh hoạt dân dã,
thanh đạm,hòa nhập với thiên nhiên.
+ Hai câu thực và hai câu kết : thái độ dứt khoát, tránh xa
nơi quyền quý, xem thường nơi danh lợi.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Một mai, một cuốc, một cần câu

Trạng thái thảnh thơi, “ vô sự”, trong lòng không gợn chút cơ mưu, tư dục của con người.
Đa số là thanh bằng
-> Tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, lâng lâng
-> Nguyễn Bỉnh Khiêm hoàn toàn ung dung, thanh thản,
bằng lòng và mãn nguyện với cuộc sống “tự cung tự cấp”
thuần phác, nguyên sơ.
Thơ thẩn
dầu ai vui thú nào
Thu Xuân
Ăn Tắm
Măng Hồ
Trúc, Sen,
Đông Hạ
Ăn Tắm
Giá. Ao.
Cách ngắt nhịp 1/3/1/2 kết hợp với những từ chỉ mùa: xuân, hạ, thu, đông
-> nhấn mạnh và khẳng định: đó là chuyện sinh hoạt trong một năm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-> Cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên, thoải mái, giản dị, đạm bạc mà không khắc khổ, đạm mà thanh.
-> Thể hiện quan điểm sống một cách khéo léo: sống phóng túng, tự do theo ý thích của mình, không ảnh hưởng tới ai,tới bất cứ điều gì.
Đồng thời thể hiện thái độ quay lưng lại với xã hội xô bồ, thối nát.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Cách xưng hô: ta – người
Đối: ta dại – người khôn
vắng vẻ - lao xao
-> Khẳng định việc lựa chọn cho mình một phương châm sống, cách sống riêng khác với số đông.
Nơi vắng vẻ: là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.
Chốn lao xao: là nơi quan trường giành giật, tư lợi, bon chen, luồn lọt, hãm hại lẫn nhau.
Quan điểm của
tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào?
Cách nói điềm tĩnh, nhẹ nhàng, đầy ý vị, vừa tự tin, vừa hóm hỉnh, pha chút mỉa mai : nói
“ ta dại “, “ người khôn” nhưng thực chất là nói ngược: dại mà lại khôn, khôn thực ra là dại
Câu thơ có sự kết hợp giữa trữ tình và
triết lí.Cảm hứng nhàn cũng đồng thời là triết lí nhàn: đó là trở về với tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, lánh xa chốn bon chen, xô bồ.
- Phú quý tựa chiêm bao: phú quý, danh vọng chỉ là hư vô, thoảng qua,không chắc chắn.
Rượu, Nhìn
Đến Xem
Cội Phú
Cây , Quý
Ta Tựa
Sẽ Chiêm
Uống Bao
- Nhìn xem: biểu hiện một tư thế đứng cao hơn, vượt ra ngoài vòng danh lợi
Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ xa lánh danh lợi mà dường như còn cười cợt cả chốn lao xao giành giật nó, rốt cuộc chỉ như giấc mơ dài.
Nối chủ đề ở cột A với câu thơ
phù hợp ở cột B
A
B
Vẻ đẹp cuộc sống
Vẻ đẹp tự nhiên
Vẻ đẹp trí tuệ
Vẻ đẹp nhân cách
Câu 1 - 2
Câu 3 - 4
Câu 5 - 6
Câu 7 - 8
Chọn phương án trả lời đúng nhất
Quan niệm sống nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
Không vất vả, cực nhọc
Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cuộc sống của riêng mình
Sống hòa nhập với tự nhiên và xa lánh nơi quyền quý
Không thích làm việc, chỉ thích hưởng thụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Diệu Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)