Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Lê Anh Điệp | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đáp án nào sau đây nêu đúng nhất về Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi?
Gồm 254 bài, chia làm 3 phần
Gồm 245 bài, chia làm 4 phần
Gồm 254 bài, chia làm 4 phần
Gồm 250 bài, chia làm 4 phần.
Câu 3. Trong bài Cảnh ngày hè, bức tranh thiên nhiên cuộc sống hiện lên như thế nào?
Thanh khiết, nguyên sơ với những hình ảnh thôn quê bình dị
Vắng lặng, trầm buồn, cô tịch với những đường nét cổ kính
C. Náo nhiệt, âm thanh ồn ã và sắc màu rực rỡ
D. Sinh động, giàu sức sống, màu sắc và đường nét hài hòa
Để tấu khúc Nam phong ca ngợi triều đình đương thời là triều đình lí tưởng như triều vua Nghiêu Thuấn
Để tấu lên khúc nhạc ngợi ca cảnh ngày hè tươi vui.
Để tấu khúc Nam phong, mong dân chúng ấm no, xã hội thái bình như dưới triều vua Nghiêu Thuấn.
Để tấu lên khúc hát quên đi những muộn phiền trong lòng khi “thân nhàn tâm không nhàn”.
Câu 4. Vì sao Nguyễn Trãi lại mong có cây đàn của vua Thuấn?
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585)
a. Cuộc đời:
- Quê: xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
- Đỗ trạng nguyên, làm quan dưới triều Mạc.
- Cáo quan về ở ẩn, mở trường dạy học, vẫn tham vấn cho triều đình.
b. Thơ:
- Tác phẩm: Bạch vân am thi tập (chữ Hán)
Bạch vân quốc ngữ thi (chữ Nôm)
- Nội dung: Đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
 Là nhà thơ lớn của dân tộc.
Cổng vào đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Lý Học – Vĩnh Bảo – Hải Phòng
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Lý Học – Vĩnh Bảo – Hải Phòng)
Bộ tem kỉ niệm 500 năm Nguyễn Bỉnh Khiêm (1991)
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Nhàn
2. Bài thơ:

- Vị trí: trích trong tập Bạch vân quốc ngữ thi.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Đề tài: Lối sống nhàn.
II. Đọc - hiểu:
1. Cuộc sống chốn thôn quê:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Điệp từ
Liệt kê danh từ
Lặp cấu trúc: “Số từ + Danh từ”
-Nhịp: 2/2/3
- Cuộc sống lao động dân dã, chất phác, thuần hậu (mai, cuốc, cần câu…lúc nào cũng sẵn sàng, chu đáo).
II. Đọc - hiểu:
1. Cuộc sống chốn thôn quê:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Từ láy
Đối
- NBK như một lão nông thực thụ, ung dung, thảnh thơi. Một sự ngông ngạo trước thói đời nhưng vẫn thật giản dị.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Thức ăn: măng trúc, giá đỗ
-> Quê mùa, đạm bạc
Sinh hoạt: tắm hồ, tắm ao
-> Bình dị, dân dã
- Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao, hoà nhập với thiên nhiên: xuân, hạ, thu, đông, mùa nào thức nấy.
 Cuộc sống chốn thôn quê: Giản dị mà thanh cao, thuần hậu, hạnh phúc trong sự hoà hợp với thiên nhiên.
Thu
Đông
Hạ
Xuân
Vòng xoay tạo hóa - quy luật tự nhiên
Nhịp sống diễn ra theo 4 mùa
2. Vẻ đẹp một con người:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Nghệ thuật đối
Ta dại
Tìm nơi vắng vẻ
Thiên nhiên tĩnh tại
Tâm hồn thanh thản
II. Đọc – hiểu
Người khôn
Chốn cửa quyền
Bon chen, thủ đoạn
Đến chốn lao xao
 Một nhân cách đẹp: tìm về với thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, tiền tài, địa vị.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- Say để tỉnh, để nhận ra lẽ sống ở đời.
- Quan niệm: Công danh, của cải, quyền quý chỉ là chiêm bao, phù du
 Cái nhìn thông tuệ, thấu suốt mọi lẽ đời
 Một trí tuệ sâu sắc: tỉnh táo trong sự chọn lựa, cách nói ngược nghĩa thâm trầm, cái nhìn thông tuệ nhận ra công danh, tiền bạc, địa vị chỉ là một giấc chiêm bao.
III. Tổng kết
Nội dung
Nghệ thuật
Vẻ đẹp
cuộc sống
Vẻ đẹp
nhân cách,
trí tuệ
Nhàn
Hòa hợp
với
tự nhiên
Vượt lên
danh lợi
Tâm hồn
thanh thản
Ngôn ngữ giản dị, tự
nhiên, gần ngôn ngữ
hàng ngày mà cô
đọng, ý vị, linh hoạt;
kết hợp hài hoà giữa
trữ tình và triết lí.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm thế nào là nhàn?
Nhàn
Vui với công việc lao động
ở thôn quê
Vui với cách sinh hoạt
dân dã, thanh đạm
Tránh xa vòng danh lợi
Nhàn trong tâm hồn, không
vướng bận
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Quan niệm sống nhàn của NBK có còn phù hợp với cuộc sống hôm nay, nhất là đối với những người “ làm quan”? (Ý nghĩa tích cực trong hoàn cảnh XHPK có những suy thoái về đạo đức). Khía cạnh nào trong triết lí sống đó có thể giữ lại làm bài học cho mỗi chúng ta?
- Triết lí “ nhàn”của NBK gần với thái độ sống của ai? (Chữ nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh khiêm là cùng dòng chữ nhàn của Chu Văn An, Nguyễn Trãi. Những bậc đại hiền này nhàn thân mà không nhàn tâm).
- GV gọi HS đọc Ghi nhớ SGK trang 130.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm vững nội dung trọng tâm.
- Chuẩn bị “Đọc Tiểu Thanh kí”.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)