Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thủy | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NHÀN
TIẾT 38
Nguyễn Bỉnh Khiêm
A. Mục tiêu bài học
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Biết được cách đọc hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm.
Hiểu đúng quan điểm sống nhàn của tác giả
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
I.Tiểu dẫn
1. Tác giả
a, Con người và cuộc đời
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
- Quê: Vĩnh Bảo – Hải Phòng
- Năm 1535, đỗ trạng nguyên và ra làm quan cho nhà Mạc
- Dâng sớ chém 18 lộng thần nhưng nhà vua không đồng ý => cáo quan về quê ở ẩn.
=> khẳng khái, cương trực, có học vấn uyên thâm
Trình bày một vài nét về
cuộc đời, con người và
sự nghiệp của
Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Một số bức tượng chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
I.Tiểu dẫn
b, Sự nghiệp
Tác phẩm: Bạch vân am thi tập và bach vân quốc ngữ thi
Nội dung: Mang đậm chất triết lí giáo huấn; ca người chữ chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn và phản ánh những thói đời đen bạc trong xã hội.

=> Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc, đã có nhiều đóng góp cho thơ ca Việt Nam
I.Tiểu dẫn
2,Tác phẩm
a, Xuất xứ: Trích “Bạch vân quốc ngữ thi”
b, Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
c, Bố cục: Đề, thực, luận, kết (2/2/2/2)
II. Đọc – hiểu tác phẩm
Nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
1. Hai câu đề
- Điệp từ “Một”
- Liệt kê danh từ: mai, cuốc, cần câu
- Lặp cấu trúc: số từ + danh từ
- Nhịp 2/2/3
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Gợi nhịp điệu đều đặn thong thả của cuộc sống
Sự ung dung, thanh thản trong cuộc sống
Hãy nhận xét về cách ngắt nhịp, điệp từ và các hình ảnh trong hai câu đề
1. Hai câu đề
Từ láy thơ thẩn: ung dung, điềm đạm, trạng thái thoải mái, không vướng bận, tha hồ dong duổi.
Đối: Thơ thẩn >< vui thú
Dầu ai: mặc ai
Ý thức khẳng định lối sống đã lựa chọn
Quan điểm “nhàn” thể hiện ở cung cách đời thường, giản dị, ung dung, thảnh thơi như một lão nông tri điền
Em hiểu thế nào về quan điểm sống
nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm ở hai câu đề?
2. Hai câu thực
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Những hình ảnh đối lập hiện lên trong hai câu thực?
2. Hai câu thực
Nơi vắng vẻ >< chốn lao xao
Ta dại >< Người khôn
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Nơi vắng vẻ: là nơi ít người, tĩnh lặng, không có ai cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh ai.
Chốn lao xao: là nơi ồn áo, sang trọng, quyền thế, con người sống bon chen, đua danh đoạt lợi
2. Hai câu thực
Nghệ thuật đối:
Ta- nơi vắng vẻ >< Người- chốn lao xao
(tự do)
(ràng buộc)
Dại
Khôn
Khôn
Dại
2. Hai câu thực
=>
Cách nói ngược có ý mỉa mai
Khẳng định phương châm sống xa lánh nơi quyền quý, tìm nơi sống thoải mái, nhàn tản gìn giữ nhân cách
Thái độ mỉa mai cách sống tham lam danh vọng quyền quý
Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên như thế nào?
Nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách của tác giả: về với thiên nhiên, sống thoát khỏi danh lợi để tâm hồn an nhàn
3. Hai câu luận
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu luận có gì đáng chú ý?
3. Hai câu luận
- Nhịp thơ: 1/3/1/2 => gợi khung cảnh sinh hoạt đều đặn
Nghệ thuật đối:
măng trúc
Giá đỗ
Sản vật
đạm bạc, dân dã
Sinh hoạt
tắm hồ sen
tắm ao
bình thường, giản dị
Trong hai câu luận, chữ nhàn của tác giả hiện nên như thế nào?
Nhịp sống diễn ra theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông => vòng xoáy tạo hóa theo quy luật tự nhiên
Nhàn là cuộc sống thuận theo tự nhiên, hưởng những thức sẵn có theo mùa nơi thôn dã, đạm bạc mà thanh cao, không mưu cầu, tranh đoạt
3. Hai câu Kết
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Nhịp điệu và điển tích được nhắc đến trong hai câu thơ là gì?Theo em cách vận dụng nhịp điệu và điển tích như vậy có tác dụng gì?
.
4. Hai câu kết
Câu 7: 1/3/3
Rành rọt và nhấn mạnh
Câu 8: 2/5
Điển Thuần Vu uống rượu say nằm ngủ dưới gốc hòe, mơ mình được công danh phú quý. Nhắc người đời tỉnh táo tránh xa sự cám dỗ của công danh phú quý, hãy tỉnh táo mà nhìn cho rõ, xem cho kĩ, đừng lầm lẫn cách sống trong cuộc đời.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

4. Hai câu kết






Với NBK công danh của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. Trí tuệ đã nâng cao nhân cách để nhà thơ từ bỏ chốn lao xao quyền quý đến bnopwi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Hai câu thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm?
III. Tổng kết
Tổng kết
Nghệ thuật
Nội dung
- Ngôn ngữ giản dị,
hàm súc giàu triết lí
Cách ngắt nhịp độc đáo
Cách nói đối lập.
Khẳng định quan niệm
sống nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Hòa hợp với thiên nhiên,
giữ cốt cách thanh cao
vượt lên trên danh lợi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)