Tuần 14. Nhàn

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hoàng Oanh | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Nhàn thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NHÀN
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Bức phù điêu tái hiện cuộc đời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:(1491 – 1585)










NHÀN
- Làm quan triều Mạc
- Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử, còn gọi là Trạng Trình
- Học vấn uyên thâm, chính trực, coi thường lợi danh
- Thơ: Bạch Vân am thi tập (chữ Hán),
Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm)
- Thơ mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:(1491 – 1585)
- Thơ mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội
NHÀN
2. Tác phẩm:
- Chữ nhàn trong bài thơ nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế
- Xuất xứ: trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”
- Thể loại: Thất ngôn bát cú chữ Nôm
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hai câu đề:



- Nghệ thuật liệt kê, điệp từ, cách dùng số từ tính đếm
- Nhịp thơ 2/2/3, từ thể hiện tâm trạng “thơ thẩn”
Nhàn: ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Hai câu thực:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao
- Nơi vắng vẻ: nơi tĩnh tại của thiên nhiên, tâm hồn thảnh thơi
- Chốn lao xao: nơi vàng thau lẫn lộn, sát phạt nhau để tranh giành danh lợi
- Phép đối rất chuẩn, cách nói ngược nghĩa
Nhàn: nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”
ta dại >< người khôn
tìm >< đến
nơi vắng vẻ >< chốn lao xao
II. Đọc – hiểu văn bản
3. Hai câu luận:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Ăn: măng trúc, giá; tắm; hồ, ao
 Dân dã, bình dị; đạm bạc mà thanh cao
- Phép đối nhưng không tách biệt mà tạo nên bộ tranh tứ bình có cảnh, người, có mùi vị, hương sắc
Nhàn: sống thuận theo tự nhiên, hưởng những thức ăn có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không cần phải mưu cầu, tranh đoạt
Từ cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm, có người cho rằng:
NHÀN chẳng qua là do hoàn cảnh đem đến, sau khi từ
chức, Trạng nhàn rỗi việc quan nên có cảm giác nhàn.
Ý kiến của em?
II. Đọc – hiểu văn bản
4. Hai câu kết:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
- Nhịp thơ lạ 1/3/3 uống rượu một mình giữa thiên nhiên không phải tìm đến cái say mà là để tỉnh
- Mượn điển cố rất tự nhiên  khẳng định thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý
Nhàn: có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao
Ta cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống nhàn tản, đạm bạc, vui với thú điền viên, thôn dã
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng phép đối, điển cố
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí
2. Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống
Em có đồng ý với quan niệm sống NHÀN
của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không?
Vì sao?
ĐỀN THỜ VÀ PHẦN MỘ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
KHU ĐỀN THỜ
Vườn tượng tái hiện cảnh
Nguyễn Bỉnh Khiêm và các học trò ở am Bạch Vân năm xưa
Tái hiện hình ảnh
Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi cáo quan được dân làng ra đón
Tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm
“MỘT BẬC KÌ TÀI, HIỀN DANH MUÔN THUỞ”
(Phan Huy Chú)

“NHƯ NÚI THÁI SƠN, SAO BẮC ĐẨU
NGHÌN NĂM SAU NHƯ VẪN MỘT NGÀY”
(Vũ Khâm Lân)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hoàng Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)