Tuần 14. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Chia sẻ bởi Trần Danh Thuần | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục và đào tạo Yên Bái
Trường THPT Hoàng Quốc Việt
Lớp 12 G

Tiết 42
Luyện tập vận dụng kết hợp
các thao tác lập luận

Giáo viên: Trần Danh Thuần
Tổ : Ngữ Văn – GDCD
Ngày 7.11.2009
? Kiểm tra bài cũ
Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Để làm gì?
Đó là các phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm và thuyết minh
Để: Khắc phục hạn chế của văn nghị luận đó là sự khô khan, thiên về lý tính khó đọc.
Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, thuyết phục cho văn nghị luận .
Nếu được sử dụng hợp lý và khéo léo, các yếu tố tự sự miêu tả, biểu cảm và thuyết minh có thể làm cho bài (đoạn) văn nghị luận trở nên đặc sắc, tạo sự hấp dẫn cho văn nghị luận; Từ đó, hiệu quả nghị luận được nâng cao.
I. Luyện tập trên lớp
1. Ôn tập về các thao tác lập luận và những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận
- Thao tác lập luận phân tích : chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.
- Thao tác lập luận so sánh : Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng
- Thao tác lập luận giải thích : là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận.
- Thao tác lập luận chứng minh : Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lý hiển nhiên
- Thao tác lập luận bác bỏ : Chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
- Thao tác lập luận bình luận : Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.
Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh : những yếu tố này có thể đem lại sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận.
Dú l� nh?ng ho?t d?ng ngh? lu?n b?t ngu?n t? d?i s?ng, nh?m dỏp ?ng cỏc yờu c?u d?t ra trong d?i s?ng
2. Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.
Đọc đoạn trích “Tuyªn ng«n ®éc lËp”
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
- Cho biết các thao tác lập luận trong đoạn trích "Tuyên ngôn độc lập"?
+ Thao tác chính: lập luận phân tích.
(để thấy việc bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để áp bức đồng bào ta.)
+ Thao tác kết hợp: lập luận chứng minh.
(Về chính trị... Về kinh tế...)
- Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích.
3. Tham khảo đoạn trích sau đây
để viết bài văn nghị luận
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [...] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì cuốc sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nên tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần trao đổi, thảo luận một cách nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
Muốn viết được đoạn văn, bài văn nghị luận cần làm được mấy bước sau đây:
thứ nhất: Xác định chủ đề của bài văn; Xác định các ý kiến sẽ đưa ra trong bài phát biểu và sắp xếp chúng theo một dàn ý rõ ràng, mạch lạc, hợp lý.
thứ hai: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng
thứ ba: Diễn đạt ý đã chuẩn bị thành một chuỗi câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.
Điều cần nhớ !

Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết được một bài văn nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Danh Thuần
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)