Tuần 14. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

Chia sẻ bởi Hoàng Hải | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Đọc Tiểu Thanh ký
Nguy?n Du

I. Giới thiệu tác phẩm.
1.Tiểu Thanh là ai?
- Tiểu Thanh : Họ Phùng, sống vào khoảng cuối thời nhà Minh – Trung Quốc
- Là người nhan sắc, tài hoa, bạc mệnh.
+ Cuộc đời éo le, bị hãm hại, chết trẻ.
+ Khi chết có để lại phần di cảo thơ do người nhà sưu chép lại.
- Câu chuyện về Tiểu Thanh được ghi trong tập truyện về Tiểu Thanh làm Nguyễn Du xúc động.
Nhan đề bài thơ:

+ Kí: ghi chép lại, kể lại.
+ Tiểu Thanh kí:
* Tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh.
* Tập thơ của nàng Tiểu Thanh.
+ “Đọc Tiểu Thanh kí”: Đọc câu chuyện về Tiểu Thanh.
讀小青記 

西湖花苑盡成墟 
獨吊窗前一紙書 
脂粉有神憐死後 
文章無命累焚餘 
古今恨事天難問 
風韻奇冤我自居 
不知三百餘年後 
天下何人泣素如 



(Dịch thơ)
Đọc Tiểu Thanh kí
Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?

(Phiên âm Hán Việt)
Độc Tiểu Thanh kí
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
(Dịch nghĩa)
Đọc tập ký bút về Tiểu Thanh
Vườn hoa bên Tây Hồ đã tan thành bãi hoang rồi,
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở
Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được,
Ta tự thấy là người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.
Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Đọc-cảm nhận chung về bài thơ.

Cảm xúc chủ đạo:
Thương xót cho số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc; sự đau đớn, xót xa, tiếc nuối khi phải chứng kiến những giá trị tinh thần cao đẹp của cin người bị vùi dập.
Hai câu đề:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

( Vườn hoa bên Tây Hồ đã tan thành bãi hoang rồi,
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.)

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Tây Hồ nay
Nay
Gò hoang
Mất
Điêu tàn
Phi tồn tại
Xưa > <
Cảnh đẹp
Còn
Rực rỡ
Tồn tại
=> Sự biến thiên đến kinh hoàng, cái đẹp là đối tượng huỷ diệt của những cơn dâu bể, Nguyễn Du ngậm ngùi trước sự biến đổi dữ dội của cảnh vật và thời cuộc lịch sử.
Vườn hoa Tây Hồ
Thấy cả một số phận, một cuộc đời.
Hiểu sự oan khuất của Tiểu Thanh
Qua "Độc điếu""nhất chỉ thư" tác giả :
Nghe thấy tiếng khóc đau đớn của Tiểu Thanh sau 300 năm.
Tiểu kết:
- Hai câu đề đã mở ra ngoại cảnh và tâm cảnh:
+ Cảnh đẹp Tây Hồ gợi cảm xúc
+ Số phận con người hiện ra từ những gì còn vương sót, gợi nên những suy tư, trăn trở.
- Nghệ thuật:
+ Đối lập:
* Xưa và nay
* Cảnh đẹp và gò hoang (ngoại cảnh)
* Âm và dương (tâm cảnh) - sự đồng cảm

Hai câu thực:

Son phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư

( Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)

Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Tác giả sử dụng nghệ thuật tượng trưng:
+ Chi phấn : thường dùng để chỉ vẻ đẹp bên ngoài hoặc chỉ người con gái đẹp.
+ Văn chương: Thường dùng để nói đến tài năng, vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ.
Nhân hoá:






=> Câu thơ gợi ra qui luật về sự chà đạp không thương tiếc đối với những người tài hoa, song cái đẹp không dễ bị hủy diệt.
Tiểu Thanh tài sắc
 tượng trưng cho cái đẹp và những giá trị văn hóa, tinh thần trong đời sống con người .
 tiếc nuối, xót xa cho cái đẹp bị chà đạp.
Tiểu kết:
Nguyễn Du bất bình -- cho Tiểu Thanh
-- cho cái đẹp và những giá trị
văn hóa, tinh thần của con người bị xã hội vùi dập.




Tiểu kết:

Nguyễn Du bất bình -- cho Tiểu Thanh
-- cho cái đẹp và những giá trị văn hóa tinh thần của con người bị xã hội chà đạp.
Hai câu luận:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Ý thức về sự chà đạp tài năng, nhan sắc, đã và đang tồn tại trong xã hội phong kiến  bất bình.

Nguyễn Du tự coi mình cùng hội với những người tài hoa, bạc mệnh  thương mình.
Tiểu kết:

Hai câu luận gợi lên sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với những người tài hoa, bạc mệnh, đồng thời cũng là sự nhập thân của tác giả để gợi lên những điều nhức nhối bao đời: sự bất công đối với những người tài hoa.
Hai câu kết:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

"Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày..."
(Tố Hữu)
Tiểu kết:
Nguyễn Du đã có dự cảm: hơn ba trăm năm sau sẽ còn người khóc mình có nghĩa là phải khóc thương cho số phận chịu nhiều đau khổ và nhân loại vẫn còn những người tài hoa bạc mệnh.
Tổng kết:
*Về bài thơ:
+ Bài thơ thể hiện tình thương, mối đồng cảm tri ân của nhà thơ đối với số kiếp những người tài hoa bạc mệnh, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Bài thơ khẳng định tài năng thơ chữ Hán của Nguyễn Du bởi sự cân đối, giàu nhạc điệu.
* Qua đó, giúp ta hiểu thêm về con người Nguyễn Du, thơ Nguyễn Du:
+ Nguyễn Du là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, mỗi cuộc đời, mỗi số phận bất hạnh, cái đẹp bị vùi dập đều được ông quan tâm, nâng đón và bênh vực.
+ Thơ Nguyễn Du ( dù chữ Nôm hay chữ Hán) đều giàu chất nhân văn.
Luyện tập:

Vì sao Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh?
A - Vì Tiểu Thanh nghèo khổ.
B - Vì Tiểu Thanh bị áp bức bóc lột.
C - Vì Tiểu Thanh có tài năng nhưng bất hạnh.



Nguyễn Du bế tắc nhưng khôn nguôi hy vọng tìm được sự đồng cảm tri âm ở hậu thế, đây là bức thư ngỏ của ông gửi cho hậu thế.




b. Là tiếng nói tự ý thức về nhân phẩm, tài năng, nỗi đau, khát vọng,của Nguyễn Du – cái Tôi cá nhân trong xã hội đương thời.
c. “ Khấp Tố Như ”, cũng là khóc cho Tiểu Thanh, cho mọi kiếp tài hoa trong quá khứ. Ông lo lắng ba trăm năm sau, hậu thế còn ai khóc cho Tiểu Thanh và những người bất hạnh như nàng.
d. “ Khấp Tố Như ”, cũng là khóc cho những kiếp tài hoa mà bất hạnh cùng thời với Nguyễn Du.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: - Hãy đọc diễn cảm đoạn trích” Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều”- trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
Chọn nhận xét đúng về giá trị đoạn trích trong các nhận xét sau đây:
a. Đoạn trích thể hiện rõ tiếng nói phê phán xã hội phong kiến vùi dập tài hoa, phẩm chất tốt đẹp của con người.
b. Đoạn trích thể hiện một bức tranh tâm trạng buồn ly biệt của Thuý Kiều.
c. Đây là mối đồng cảm sâu sắc của tác giả với khát vọng hạnh phúc lứa đôi, là bức tranh tâm trạng được khắc hoạ bằng những chất liệu nghệ thuật đặc sắc.



- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du:

1.Thơ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.

2. Thơ chữ Hán, gồm: Bắc hành tạp luc Nam trung tạp ngâm Thanh Hiên thi tập

* Cảm hứng chung: hướng tới những con người bị áp bức, bị trà đạp với tình thương mênh mông và trân trọng tài hoa, trí tuệ, những vẻ đẹp lý tưởng bị vùi dập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)