Tuần 14. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

Chia sẻ bởi Lăng Thị Thúy Huynh | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 41:
ĐỌC TIỂU THANH KÍ
(Độc Tiểu Thanh kí)

NGUYỄN DU
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Hai câu đề
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết
III. TỔNG KẾT
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”
Cảm hứng sáng tác
* Vài nét về Tiểu Thanh:
Là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, tài hoa nhưng phận bạc sống ở đầu thời Minh – Trung Quốc, trước Nguyễn Du khoảng 300 năm.
* Cảm hứng sáng tác:
Thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc, trong bài thơ này là Tiểu Thanh
 Cảm hứng lớn trong sáng tác Nguyễn Du.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Chưa xác định cụ thể, có hai cách hiểu:
Viết trên đường ND đi sứ Trung Quốc và đưa vào tập “Bắc
hành tạp lục”
Nguyễn Du viết ở Huế, khoảng thời gian làm quan cho nhà Nguyễn
 Nhà thơ cảm xúc trước số phận hồng nhan, bạc mệnh của Tiểu Thanh qua những bài thơ, những câu chuyện về nàng.
c. Nhan đề bài thơ (SGK): Có hai cách giải thích:
- Đọc tập thơ của Tiểu Thanh
Đọc truyện viết về Tiểu Thanh
d. Đọc văn bản – giải thích từ khó

(Dịch nghĩa)
Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở
Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được,
Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.
Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

(Dịch thơ)

Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
d. Đọc văn bản – giải thích từ khó (SGK)
+ Tẫn : cùng, triệt để, hết
+ Độc (độc điếu): một mình viếng
+ Nhất chỉ thư: chỉ một tập sách
e. Thể loại – bố cục
4 phần:
Đề (2 dòng đầu)
Thực (2 dòng tiếp)
Luận (2 dòng tiếp)
Kết (2dòng còn lại)
Đọc phần dư cảo, thương cảm cho Tiểu Thanh
Số mệnh đầy bi thương, uất hận của người con gái có tài, có sắc
Niềm suy tư và mối đồng cảm với nhân vật
Từ thương xót Tiểu Thanh đến thương xót mình
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu đề:
"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Dộc điếu song tiền nhất chỉ thư."
(Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.)
Nhà thơ xót xa nuối tiếc trước cái đẹp bị huỷ hoại, tàn lụi
Câu 1: Cảnh T©y Hå :
X­a: rùc rì léng lÉy.
Nay: l¹nh lÏo hoang tµn.
Thực chất là xót xa cho Tiểu Thanh ,người con gái bất hạnh.
Nghệ thuật đối lập
Niềm xúc cảm của tác giả
+ “Tẫn”: Hết, triệt để gợi sự thay đổi khốc liệt.
1.Hai câu đề:
CẢNH ĐẸP TÂY HỒ TRUNG QUỐC
Tư thế và cảm xúc của nhà thơ vừa đọc vừa khóc một mình cô đơn một lòng đau tìm đến một hồn đau, t/h sự đồng cảm trong tâm hồn thi sĩ.
Câu 2: Tâm trạng Nguyễn Du
Từ ngữ nào được chú ý ở phần phiên âm?
+ Độc điếu:
+ Nhất chỉ thư:
Viếng một mình, khóc một mình
Duy nhất một tập sách
Tư thế và cảm xúc của nhà thơ được thể hiện ra sao?
TL: Hai câu đầu hé mở cho người đọc thấy nghịch lí cuộc đời và tâm trạng xót xa trân trọng của Nguyễn Du
2. Hai câu thực:
"Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư."
(Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
Nỗi oan trái của cuộc đời Tiểu Thanh.
Tác giả sử dụng nghệ thuật tượng trưng:
+ Son phấn : sắc đẹp.
+ Văn chương: tài hoa
Nhân hoá:
 Câu thơ gợi ra qui luật về sự chà đạp không thương tiếc đối với những người tài hoa, song cái đẹp không dễ bị hủy diệt.
Hai câu thực thể hiện lòng cảm thương sâu sắc và nỗi oán hận, nỗi uất ức của Nguyễn Du đối với xã hội đương thời, khẳng định những suy tư vượt xa tầm thời đại.
3. Hai câu luận:
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư."
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.)
Hiện thực xã hội.
- “Nỗi hờn kim cổ”:
- “Án phong lưu”:
Những mối hận từ xưa đến nay.
Nỗi oan của những người có tài.
Lời tự giải đáp cho nỗi oan của Tiểu Thanh và của chính Nguyễn Du.
 Nêu lên những chuyện phi lí ở đời và sự đồng cảm của tác giả .
- Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được
Nguyễn Du thấy thương mình
Khái quát qui luật xã hội: tài hoa bạc mệnh: Cái hận của Tiểu Thanh nằm trong mối hận chung của muôn đời, muôn người, triền miên và day dứt khôn nguôi.
Từ cái hận của Tiểu Thanh
Nguyễn Du tự coi mình cùng hội cùng thuyền với những kẻ mang nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.
Tiểu kết: Hai câu luận gợi lên sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với những người tài hoa, bạc mệnh, đồng thời cũng là sự nhập thân của tác giả để gợi lên những điều nhức nhối bao đời: sự bất công đối với những người tài hoa
 bộc lộ mối đồng cảm sâu xa
4. Hai câu kết:
"Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố như ?"
(Chẳng biết ba tram nam lẻ n?a,
Người đời ai khóc Tố Như chang ?)
Cảm nghĩ của Nguyễn Du về cuộc đời của mình.
-Nghệ thuật:
Câu hỏi tu từ: Câu hỏi buồn tha thiết.
Chỉ sự cô đơn của tác giả mong tìm sự đồng cảm của hậu thế
Đại từ phiếm chỉ “ai”
Khấp: khóc  thương thân, thương người
Tấm lòng nhân đạo lớn lao
300 năm: ước lệ chỉ khoảng thời gian dài
Hai câu kết thể hiện sự cô đơn, cô độc của ND trong hiện tại, giữa cuộc đời này, không người tri âm, là tiếng lòng khao khát tri âm. Ông đau đớn, khắc khoải mong chờ sự trân trọng, cảm thông của hậu thế.
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao sóng dập gió dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thướt tha
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng
Mạch cảm xúc của bài thơ:
Đọc truyện
xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh
suy nghĩ, tri âm với những số phận tài hoa, tài tử
tự thương cho số phận tương lai của mình
khao khát tri âm
III. TỔNG KẾT
Nghệ thuật:
Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ
Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí, hàm súc, dư ba.
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện niềm cảm thương mà ND dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp nhân đạo của ND
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Vì sao Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh? Giải thích?
A - Vì Tiểu Thanh nghèo khổ.
B - Vì Tiểu Thanh bị áp bức bóc lột.
C - Vì Tiểu Thanh có tài năng nhưng bất hạnh.
* Hướng dẫn học bài:
- Nắm những nét chính về tác giả Nguyễn Du.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật .
- Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải tại sao ND lại có
sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh
- Anh (chị) hiểu gì về tâm sự của ND gửi gắm trong
bài thơ này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lăng Thị Thúy Huynh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)