Tuần 14. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

Chia sẻ bởi Lê Huấn | Ngày 19/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ
THẦY CÔ GIÁO TỚI DỰ GIỜ THĂM LỚP
TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘI
GV: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUYÊN
*
**
*
*
Độc Tiểu Thanh kí
- Nguyễn Du -
TÌM HIỂU CHUNG:
1.Chuyện nàng Tiểu Thanh
Tiểu Thanh người họ Phùng.
Quê: Quảng Lăng – Giang Tô – Trung Quốc.
Là người tài sắc, thông minh nhưng bạc mệnh
Nàng còn một số bài thơ gọi là “Phần dư”.
→Cảm hứng chung:
Xót thương cho những người phụ nữ tài hoa bất hạnh.
2. Nhan đề “Độc Tiểu Thanh kí”
Có 2 cách hiểu:

+ Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh

+ Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Đọc
Phiên âm
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Dịch nghĩa
Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,
Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.
Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,
Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.
Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Dịch thơ
Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi.
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
(Vũ Tam Tập dịch)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
a. Thể loại : Thất ngôn bát cú Đường luật
b. Bố cục : 4 phần Đề - Thực – Luận – Kết
c. So sánh Phiên âm với Dịch thơ
Câu thơ thứ hai:
+ Phiên âm: Độc điếu...nhất chỉ thư
+ Dịch thơ: Thổn thức...mảnh giấy tàn
→ Dịch thơ chưa sát phiên âm
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hai câu đề:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Tây Hồ - Trung Quốc
TÂY HỒ
Xưa
Nay
Hoa uyển
Khư
Cảnh đẹp
Bãi hoang
→ Nhà thơ xúc cảm trước sự thay đổi khốc liệt của cảnh vật: cái đẹp bị huỷ hoại
> <
Ngậm ngùi, nuối tiếc trước
cảnh đẹp chỉ còn trong dĩ vãng
Tẫn
















“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

+ Độc điếu : viếng một mình
+ Nhất chỉ thư: một tập sách

→ Thái độ trang trọng, thành kính
đối với người đã khuất

→ Người chết cô đơn, người viếng cũng cô đơn


 Hai câu thơ là nỗi xót xa của nhà thơ trước cái đẹp bị huỷ hoại và sự xót thương cho kiếp người tài hoa bạc mệnh.
Thái độ của Nguyễn Du như thế nào trước người đã khuất?
Có thể hiểu như thế nào về “độc điếu” và “nhất chỉ thư”?
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để tái hiện về cuộc đời thực của Tiểu Thanh
Hình ảnh: + Son phấn: có thần chôn…hận
+ Văn chương: không mệnh đốt…vương

Khi tái hiện cuộc đời Tiểu Thanh nhà thơ đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?
→ Nghệ thuật:
Hình ảnh tượng trưng
+ Son phấn: sắc đẹp Tiểu Thanh
+ Văn chương: Tài năng của nàng
Tiểu Thanh là người có sắc, có tài
Nhân hoá: + Son phấn…chôn…hận
+ Văn chương…đốt…vương
Cái tài, cái sắc của Tiểu Thanh đã bị vùi dập
→ Cuộc đời, số phận của Tiểu Thanh tài hoa bất hạnh
- Đối lập: Son phấn > < Văn chương
b. Hai câu thực
Bi kịch cuộc đời Tiểu Thanh
Thái độ của Nguyễn Du
Cảm thương kiếp tài hoa bạc mệnh
Tố cáo xã hội phong kiến
Tinh thần nhân đạo, nhân văn của Nguyễn Du
Ngợi ca tài sắc của Tiểu Thanh
Từ bi kịch cuộc đời Tiểu Thanh, ta thấy được điều gì trong thái độ của Nguyễn Du?
c. Hai câu luận :
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
“Cổ kim hận sự”: mối hận từ xưa tới nay
“thiên nan vấn”: khó mà hỏi trời được
Sự thực bất công với người tài sắc
“Phong vận kì oan”: nỗi oan trái của người phong lưu, tài tình
“ngã tự cư”: ta tự mang
Nhà thơ tự nhận cùng hội với người phong lưu
=> Tố cáo, kết án đanh thép sự bất công, đồng cảm với kiếp tài hoa, khóc cho người và cũng là khóc cho mình.
Chúng ta có thể hiểu thế nào là “Cổ kim hận sự”, “thiên nan vấn”?
Từ vấn đề chung của xã hội, tác giả đã vận vào mình như thế nào?
c. Hai câu kết :
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
“Ba trăm năm lẻ”: thời gian ước lệ, dài.
“Người đời ai khóc Tố Như”: Trong thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Câu hỏi tu từ đầy day dứt, trăn trở
Câu hỏi tu từ đầy day dứt, trăn trở
Sự cô đơn của tác giả
Khát khao tri âm, tri kỉ
Nhà thơ từ thương người đến thương mình
Nhà thơ hỏi mai sau có người nào trong thiên hạ khóc cho ông. Câu hỏi tu từ đầy day dứt gợi cho ta điều gì trong tâm trạng và suy nghĩ của nhà thơ?
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày...
-Tố Hữu -
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
Ba trăm năm tính chưa đầy nửa
Thiên hạ ngày nay hiểu Tố Như

III. TỔNG KẾT:
Nội dung:
- Bài thơ thể hiện sự xót thương những người tài hoa bạc mệnh
- Tác giả lên tiếng tố cáo xã hội đương thời chà đạp giá trị con người
- Khát khao được cảm thông, chia sẻ của tác giả.
- Vẻ đẹp nhân đạo chủ nghĩa trong sáng tác Nguyễn Du.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng đa dạng thủ pháp nghệ thuật, hình ảnh có sức biểu cảm.
- Ngôn từ đậm chất triết lý.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ

KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHOẺ - HẠNH PHÚC
VÀ THÀNH ĐẠT.

CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Huấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)