Tuần 14. Đọc thêm: Bác ơi!
Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Kim Oanh |
Ngày 09/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đọc thêm: Bác ơi! thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 42- Đọc thêm
Bác ơi!
( Tố Hữu)
Tự do
( Pôn Ê-luy-a)
A/ Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu
I/Hướng dẫn đọc hiểu khái quát:
1. Đề tài – hoàn cảnh sáng tác ( sgk)
2. Thể loại :
- Hình thức thơ 7 chữ trang trọng, nhịp thơ phổ biến 4/3, 2/2/3.
Hình ảnh thơ chân thực và xúc động.
3.Bố cục: 3 phần
+4khổ đầu: Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ khi Bác qua đời.
+6 khổ tiếp: Hình tượng của Bác trong cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ.
+3 khổ cuối : Tâm trạng và nguyện ước của nhân dân theo chân Bác.
II/ Đọc – Bình chú:
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
-Đọc chính xác, diễn cảm với giọng chậm, buồn, đau đớn.
- Chú ý tìm hiểu các chú thích ở chân trang.
2/ Bình chú:
a.4khổ thơ đầu :Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời.
* Nỗi đau lớn lao của toàn dân tộc khi Bác qua đời được nhà thơ thể hiện như thế nào?
Nỗi đau như bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người:
- Thiên nhiên tạo vật:
+Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác ( phòng lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng).
+Cỏ cây, hoa trái ( Trái bưởi,Hoa nhài; Mặt hồ) là những cảnh vật quen thuộc trong khu vườn của Bác,quen có sự hiện diện của Bác, nay vắng Bác.
=>Dưới cái nhìn của người con về thăm Bác, cảnh vật mang đầy tâm trạng : cảnh vẫn nguyên vẹn nhưng đã thiếu đi linh hồn thực sự đó là sự hiện diện của Bác
-Lòng người:
+ Xót xa , đau đớn : chạy về , lần theo lối sỏi, bơ vơ nhìn lên thang gác.
+Bàng hoàng không tin vào sự thật : Bác đã ra đi
(Nỗi đau đớn được nhà thơ hình tượng hoá bởi một nhân vật cụ thể : “con chạy về thăm Bác”)
Mục đích nghệ thuật của nhà thơ:
+ Dễ dàng bộc lộ cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau.
+ “Con” là hình tượng khái quát cho hàng triệu người Việt Nam đang đau xót hướng về Bác
=> Cảm giác hẫng hụt, trống vắng dâng đầy lòng người.
- Không gian , tạo vật và con người như có sự đồng điệu :
“Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”
Tất cả, cùng khóc thương , đau đớn trước sự ra đi của Bác.
- Khái quát cảnh đất nước lúc Bác ra đi:
+ “Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm…”
Đây là nỗi niềm của Bác ( miền Nam trong tim Bác, ngày nào miền Nam chưa được giải phóng thì Bác còn khắc khoải, canh cánh trong lòng).
-Các đại từ “ai; đâu” khẳng định khoảng trống lặng im mà Bác bỏ lại, không gì bù đắp.
* Bằng nghệ thuật đối lập (còn>
b.6 khổ thơ tiếp: Hình tượng Bác Hồ qua sự tưởng nhớ của nhà thơ.
Hình tượng Bác được tạc lại trên nhiều phương diện:
- Về lý tưởng và lẽ sống : “Ôm cả non sông..; Tự do cho mỗi đời nô lệ, nâng niu tất cả …”
Lý tưởng sống cao đẹp :quên mình vì mọi người; hy sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc được yên vui-hạnh phúc.
- Nhân cách cao đẹp, lẽ sống giản dị, khiêm tốn.
=> Hình tượng của Bác cao cả, vĩ đại mà gần gũi giản dị đến vô ngần.
- Di sản Nguời để lại cho dân tộc:
+ Tình thương.
+ Sự thanh bạch, giản dị, thanh cao và trong sáng
Đó là những di sản tinh thần luôn khắc sâu trong mỗi trái tim Việt Nam .
* Nét độc đáo trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ:
+ Cấu trúc câu trùng lặp.
+Cách dùng các điệp từ, phóng đại, tượng trưng
=> Khắc hoạ sâu sắc chân dung của một người Cha, người Mẹ,người Bác,người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.
c. 3 khổ thơ cuối: Tấm lòng và lời tâm nguyện của toàn dân tộc khi Bác ra đi:
- Bác ra đi , để lại sự thương nhớ vô bờ Khẳng định tình thương nhớ Bác thường trực trong trái tim hàng chục triệu người con Việt Nam. Nỗi nhớ ấy là nghìn thu, muôn thuở …
- Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ mãi soi đường cho con cháu Khẳng định sự bất diệt và sức sống vĩnh hằng của Bác - đó là động lực thúc đẩy cả dân tộc tiếp tục con đường mà Bác đã lực chọn và theo đuổi.
- Yêu kính Bác quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà Bác đã dày công xây đắp.
- Cuối bài là lời hứa, lời nguyện ước của cả dân tộc trước vong linh của Bác ( không dám khóc nhiều, cùng nhau tiến lên, vươn tới mãi…)
III/ Tổng kết
- “Bác ơi” là tiếng khóc bi tráng trước sự ra đi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh; là lời thầm hứa đi theo con đường mà Bác đã chọn cho toàn dân tộc.
- Bài thơ kết hợp tự sự với trữ tình. Lời thơ giản dị , dễ hiểu , giàu cảm xúc. Gịong thơ đa cung bậc : lúc đau đớn, xót xa, lúc hồi tưởng, hoài niệm nhưng khoẻ khoắn và rắn rỏi.
B/ TỰ DO ( Pôn Ê-luy-a)
I/ Tìm hiểu chung :
1/ Tác giả Pôn Ê-luy-a ( 1895-1952) (SGK)
2/ Về bài thơ:
- Bài thơ ra đời trong thời kỳ nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược ; bài thơ được in trong tập “Thơ ca và chân lý”- 1942.
- Nguyên văn bài thơ không có vần, không dấu chấm câu - gồm 21 khổ thơ.
=> Bài thơ được xem là “Thánh ca” của thơ ca Pháp.
II/ Đọc bình chú:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Đọc diễn cảm, chú ý các câu thơ điệp khúc cuối mổi khổ thơ và câu cuối bài khái quát chủ đề thành nhan đề bài thơ : Tự do.
- Chú ý nắm vững các chú thích ở chân trang.
2/Bình chú:
a.Cảm nhận chung về bài thơ:
- Bài thơ là khúc ca bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do của nhà thơ .
- TỰDO = Em : một khái niệm trừu tượng nhưng được nhà thơ nhân cách hoá thành một nhân vật có linh hồn- Cách nói tha thiết , gần gũi nhưng rất thiêng liêng, sâu xa.
b.Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
b1.Sử dụng kết cấu trùng điệp :
“Tôi viết tên em” được điệp lại nhiều lần :
+ Tạo nhạc điệu cho bài thơ ( như nốt nhấn của một bản giao hưởng : nó dội vào lòng người nghe, khắc sâu vào tâm trí của người đọc).
+ Sự lặp lại nhiều lần thành một xác tín, một niềm tin vững chắc, một khẳng định chắc chắn, bền vững không đổi thay.
+Là lời tự nhủ, khắc cốt ghi tâm tôn thờ , đề cao Tự do.
=> Đó là khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới Tự do.
b2/Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên- trên”:
- Tạo nhặc điệu , tạo nốt nhấn cho bài thơ.
- Là cách thức tối ưu để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do.
- “trên” là giới từ chỉ địa điểm :
+ Địa điểm mang cụ thể , hữu hình ( trang vở, bàn học, đất cát, tuyết, mũ áo vua quan…)
+Địa điểm mang tính trừu tượng ( thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm, khoảnh khắc hừng đông…)
Tự do không chỉ gắn với những gì cụ thể mà nó hiện diện trong mọi không gian mà nhà thơ chiếm lĩnh, ngự trị.
- “Trên” còn là giới từ chỉ thời gian ( trên=khi, lúc)
+ “Tôi” viết tên “em”khi đang tuổi ấu thơ, ban đêm, ban ngày, lúc hừng đông, khi đêm tối…
Dù ở đâu, lúc nào “Em” (tức tự do) đã ngự trị , chiếm trọn không gian và thời gian của “tôi”; “tôi” luôn hướng về “Em”.
c.Cái “tôi” thi sĩ trong bài thơ:
- Chủ thể trữ tình “tôi” = tác giả Ê-luy-a.
- “Em” ( tự do)./ nhân hóa
- “Gọi tên em”: cảm xúc của tình yêu tự do được thốt lên thành lời, tha thiết , khát khao.
=> Chủ đề của bài thơ : CA NGỢI KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NIỀM SAY ĐẮM TỰ DO MÃNH LIỆT của nhà thơ.
Bác ơi!
( Tố Hữu)
Tự do
( Pôn Ê-luy-a)
A/ Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu
I/Hướng dẫn đọc hiểu khái quát:
1. Đề tài – hoàn cảnh sáng tác ( sgk)
2. Thể loại :
- Hình thức thơ 7 chữ trang trọng, nhịp thơ phổ biến 4/3, 2/2/3.
Hình ảnh thơ chân thực và xúc động.
3.Bố cục: 3 phần
+4khổ đầu: Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ khi Bác qua đời.
+6 khổ tiếp: Hình tượng của Bác trong cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ.
+3 khổ cuối : Tâm trạng và nguyện ước của nhân dân theo chân Bác.
II/ Đọc – Bình chú:
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
-Đọc chính xác, diễn cảm với giọng chậm, buồn, đau đớn.
- Chú ý tìm hiểu các chú thích ở chân trang.
2/ Bình chú:
a.4khổ thơ đầu :Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời.
* Nỗi đau lớn lao của toàn dân tộc khi Bác qua đời được nhà thơ thể hiện như thế nào?
Nỗi đau như bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người:
- Thiên nhiên tạo vật:
+Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác ( phòng lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng).
+Cỏ cây, hoa trái ( Trái bưởi,Hoa nhài; Mặt hồ) là những cảnh vật quen thuộc trong khu vườn của Bác,quen có sự hiện diện của Bác, nay vắng Bác.
=>Dưới cái nhìn của người con về thăm Bác, cảnh vật mang đầy tâm trạng : cảnh vẫn nguyên vẹn nhưng đã thiếu đi linh hồn thực sự đó là sự hiện diện của Bác
-Lòng người:
+ Xót xa , đau đớn : chạy về , lần theo lối sỏi, bơ vơ nhìn lên thang gác.
+Bàng hoàng không tin vào sự thật : Bác đã ra đi
(Nỗi đau đớn được nhà thơ hình tượng hoá bởi một nhân vật cụ thể : “con chạy về thăm Bác”)
Mục đích nghệ thuật của nhà thơ:
+ Dễ dàng bộc lộ cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau.
+ “Con” là hình tượng khái quát cho hàng triệu người Việt Nam đang đau xót hướng về Bác
=> Cảm giác hẫng hụt, trống vắng dâng đầy lòng người.
- Không gian , tạo vật và con người như có sự đồng điệu :
“Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”
Tất cả, cùng khóc thương , đau đớn trước sự ra đi của Bác.
- Khái quát cảnh đất nước lúc Bác ra đi:
+ “Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm…”
Đây là nỗi niềm của Bác ( miền Nam trong tim Bác, ngày nào miền Nam chưa được giải phóng thì Bác còn khắc khoải, canh cánh trong lòng).
-Các đại từ “ai; đâu” khẳng định khoảng trống lặng im mà Bác bỏ lại, không gì bù đắp.
* Bằng nghệ thuật đối lập (còn>
b.6 khổ thơ tiếp: Hình tượng Bác Hồ qua sự tưởng nhớ của nhà thơ.
Hình tượng Bác được tạc lại trên nhiều phương diện:
- Về lý tưởng và lẽ sống : “Ôm cả non sông..; Tự do cho mỗi đời nô lệ, nâng niu tất cả …”
Lý tưởng sống cao đẹp :quên mình vì mọi người; hy sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc được yên vui-hạnh phúc.
- Nhân cách cao đẹp, lẽ sống giản dị, khiêm tốn.
=> Hình tượng của Bác cao cả, vĩ đại mà gần gũi giản dị đến vô ngần.
- Di sản Nguời để lại cho dân tộc:
+ Tình thương.
+ Sự thanh bạch, giản dị, thanh cao và trong sáng
Đó là những di sản tinh thần luôn khắc sâu trong mỗi trái tim Việt Nam .
* Nét độc đáo trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ:
+ Cấu trúc câu trùng lặp.
+Cách dùng các điệp từ, phóng đại, tượng trưng
=> Khắc hoạ sâu sắc chân dung của một người Cha, người Mẹ,người Bác,người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.
c. 3 khổ thơ cuối: Tấm lòng và lời tâm nguyện của toàn dân tộc khi Bác ra đi:
- Bác ra đi , để lại sự thương nhớ vô bờ Khẳng định tình thương nhớ Bác thường trực trong trái tim hàng chục triệu người con Việt Nam. Nỗi nhớ ấy là nghìn thu, muôn thuở …
- Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ mãi soi đường cho con cháu Khẳng định sự bất diệt và sức sống vĩnh hằng của Bác - đó là động lực thúc đẩy cả dân tộc tiếp tục con đường mà Bác đã lực chọn và theo đuổi.
- Yêu kính Bác quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà Bác đã dày công xây đắp.
- Cuối bài là lời hứa, lời nguyện ước của cả dân tộc trước vong linh của Bác ( không dám khóc nhiều, cùng nhau tiến lên, vươn tới mãi…)
III/ Tổng kết
- “Bác ơi” là tiếng khóc bi tráng trước sự ra đi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh; là lời thầm hứa đi theo con đường mà Bác đã chọn cho toàn dân tộc.
- Bài thơ kết hợp tự sự với trữ tình. Lời thơ giản dị , dễ hiểu , giàu cảm xúc. Gịong thơ đa cung bậc : lúc đau đớn, xót xa, lúc hồi tưởng, hoài niệm nhưng khoẻ khoắn và rắn rỏi.
B/ TỰ DO ( Pôn Ê-luy-a)
I/ Tìm hiểu chung :
1/ Tác giả Pôn Ê-luy-a ( 1895-1952) (SGK)
2/ Về bài thơ:
- Bài thơ ra đời trong thời kỳ nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược ; bài thơ được in trong tập “Thơ ca và chân lý”- 1942.
- Nguyên văn bài thơ không có vần, không dấu chấm câu - gồm 21 khổ thơ.
=> Bài thơ được xem là “Thánh ca” của thơ ca Pháp.
II/ Đọc bình chú:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Đọc diễn cảm, chú ý các câu thơ điệp khúc cuối mổi khổ thơ và câu cuối bài khái quát chủ đề thành nhan đề bài thơ : Tự do.
- Chú ý nắm vững các chú thích ở chân trang.
2/Bình chú:
a.Cảm nhận chung về bài thơ:
- Bài thơ là khúc ca bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do của nhà thơ .
- TỰDO = Em : một khái niệm trừu tượng nhưng được nhà thơ nhân cách hoá thành một nhân vật có linh hồn- Cách nói tha thiết , gần gũi nhưng rất thiêng liêng, sâu xa.
b.Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
b1.Sử dụng kết cấu trùng điệp :
“Tôi viết tên em” được điệp lại nhiều lần :
+ Tạo nhạc điệu cho bài thơ ( như nốt nhấn của một bản giao hưởng : nó dội vào lòng người nghe, khắc sâu vào tâm trí của người đọc).
+ Sự lặp lại nhiều lần thành một xác tín, một niềm tin vững chắc, một khẳng định chắc chắn, bền vững không đổi thay.
+Là lời tự nhủ, khắc cốt ghi tâm tôn thờ , đề cao Tự do.
=> Đó là khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới Tự do.
b2/Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên- trên”:
- Tạo nhặc điệu , tạo nốt nhấn cho bài thơ.
- Là cách thức tối ưu để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do.
- “trên” là giới từ chỉ địa điểm :
+ Địa điểm mang cụ thể , hữu hình ( trang vở, bàn học, đất cát, tuyết, mũ áo vua quan…)
+Địa điểm mang tính trừu tượng ( thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm, khoảnh khắc hừng đông…)
Tự do không chỉ gắn với những gì cụ thể mà nó hiện diện trong mọi không gian mà nhà thơ chiếm lĩnh, ngự trị.
- “Trên” còn là giới từ chỉ thời gian ( trên=khi, lúc)
+ “Tôi” viết tên “em”khi đang tuổi ấu thơ, ban đêm, ban ngày, lúc hừng đông, khi đêm tối…
Dù ở đâu, lúc nào “Em” (tức tự do) đã ngự trị , chiếm trọn không gian và thời gian của “tôi”; “tôi” luôn hướng về “Em”.
c.Cái “tôi” thi sĩ trong bài thơ:
- Chủ thể trữ tình “tôi” = tác giả Ê-luy-a.
- “Em” ( tự do)./ nhân hóa
- “Gọi tên em”: cảm xúc của tình yêu tự do được thốt lên thành lời, tha thiết , khát khao.
=> Chủ đề của bài thơ : CA NGỢI KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NIỀM SAY ĐẮM TỰ DO MÃNH LIỆT của nhà thơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thi Kim Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)