Tuần 14. Đọc thêm: Bác ơi!

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Thủy | Ngày 09/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đọc thêm: Bác ơi! thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 41: Đọc thêm
Bác ơi !
( Tố Hữu )

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

Trong các tác gia VN hiện đại, Tố Hữu là người có nhiều tác phẩm hay, sâu sắc về Bác Hồ.
- Ngày 2/9/1969 : Hồ Chủ Tịch từ trần- Tố Hữu viết bài thơ này biểu lộ lòng tiếc thương vô hạn của cả dân tộc đối với sự ra đi của Bác.
TỐ HỮU
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Đề tài – hoàn cảnh sáng tác ( sgk)
2. Thể loại :
- Hình thức thơ 7 chữ trang trọng, nhịp thơ phổ biến 4/3, 2/2/3.
- Hình ảnh thơ chân thực và xúc động.
3.Bố cục: 3 phần
- 4khổ đầu: Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ khi Bác qua đời.
- 6 khổ tiếp: Hình tượng của Bác trong cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ.
- 3 khổ cuối : Tâm trạng và nguyện ước của nhân dân theo chân Bác.
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Nhà gác đơn sơ một góc vườn …
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
4.Câu 1: Tâm trạng đau xót khi nghe tin Bác mất
- Nỗi đau xót được thể hiện tập trung ở 4 khổ thơ đầu:
+ Không gian, đất trời cũng hòa với nỗi đau chung của con người : đời tuôn nước mắt-trời tuôn mưa
+ Tâm trang nhà thơ bàng hoàng đau xót, không thể tin vì nỗi đau quá lớn.
+ Thiên nhiên ,những hình ảnh gần gũi bên Bác giờ trở nên hoang vắng, lạnh lẽo…vô hồn vì bóng dáng Bác không còn nữa.
+ Đất trời đang vào thu, đất nước đang thắng trận-
khung cảnh và lòng người trở nên tương phản.
Sự mất mát lớn lao, nỗi đau vô tận …với nhà thơ và cả dtộc.
Con cá rô ơi chớ có buồn …
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn …
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
5.Câu 2: Hình ảnh Bác Hồ
- Cả cuộc đời Bác trăn trở,sâu nặng nỗi thươg đời ,
một trái tim mênh mông tình yêu nước.
- Tình thương đi liền với lí tưởng,lẽ sống –“Nỗi đau dân nước,nỗi năm châu” . Cả cuộc đời hi sinh,cống hiến cho tự do,hạnh phúc của dân tộc, nhân loại.
- Tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
- Một con người- một nhân cách cao cả, vĩ đại:
+ Sống chan hòa vào cuộc đời, hòa nhập trong dân tộc.
+ Bình dị ,gần gũi, khiêm nhường.
+ Không màng danh lợi.
-> Hơn cả anh hùng, Bác là một người hiền, một nhân cách kết tinh tất cả phẩm chất tốt đẹp của con người.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
6.Câu 3: Tình cảm người VN đối với Bác:
- Thời gian hiện thực của bài thơ- buổi chiều chia li đã được nhân lên thành thời gian lịch sử- nó đã trở thành mãi mãi- nỗi đau xót nghìn thu trong lòng tg, trong lòng mỗi con người VN, trong trái tim nhân loại.
- Hình ảnh Bác trở thành bất tử, ngời sáng như những con người vĩ đại trên thế giới.Trở thành ánh sáng dẫn đường cho dân tộc.
- Tg thể hiện ý chí quyết tâm của cả dân tộc:biến đau thương thành hành động, đưa cuộc cm của dt đến thắng lợi cuối cùng.

III. KẾT LU?N:


*N?i dung:
- Một điếu văn bi hùng bằng thơ.
- Tấm lòng tri ân sâu sắc đối với sự nghiệp to
lớn của Bác để lại.
- Lời ngợi ca tấm gương đạo đức trong sáng
của Người.
* Ngh? thu?t:
- Ngơn ng? bình d?.
- D?m ch?t tr? tình- mang phong c�ch tg.





Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
S?a để em thơ, lụa tặng già.
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
A`nh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Tiết 42: Đọc thêm
"Tự do"
(Pôn-Ê- luy -a)
I. GIỚI THIỆU CHUNG:

1.Tác giả:
Pôn Ê-li-a : (1895- 1952) tên
thật là Pôn Ơ-gien Granh-đen, nhà thơ Pháp.
- Chiến tranh tgiới thứ nhất từng đi lính và bị thương.
- Sáng tác theo trào lưu siêu thực, sau thoát li khỏi sthực và tham gia chống phát xít.
- Thơ ông đậm chất trữ tình chính trị và hơi thở của thời đại; giàu chất trí tuệ, mang khát vọng nhân văn.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:

2. Bài thơ :
- Viết năm 1941, thời kì Pháp bị phát xít Đức xâm lược.
- In trong tập Thơ ca và chân lí, 1942 (1942)- được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.
- Gồm 21 khổ thơ. Nguyên bản không có vần
- sgk
Sự bạo tàn của chủ nghĩa Phát xít
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Câu 1:
- Chủ đề : Bài thơ thơ thể hiện khát vọng tự do-Tự do cho đất nước, dân tộc, tự do chân chính mang phẩm chất nhân văn.
- Bài thơ xuất hiện nhiều hình ảnh thu được bằng mắt ( thị giác), cảm giác về màu sắc.Còn có hình ảnh thính giác…Mang tính ngẫu hứng ,phản ánh mĩ học siêu thực, thể hiện sự hỗn độn, không theo một trật tự logic nào.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Câu 2:
- Cuối mỗi khổ thơ đều lặp lại “Tôi viết tên em” : sự lặp kết cấu cú pháp độc đáo. Nó thể hiện mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, dào dạt, liên tiếp, diễn tả tâm trạng khát khao của những người nô lệ…Cách lặp xoay tròn này còn tạo ra âm vang cộng hưởng mang tính nhạc điệu cho bài thơ…tạo ấn tượng về sự lan tỏa triền miên không dứt của cảm giác tự do và khát vọng tự do.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Câu 2:
- Đại từ em:
+ TỰDO = Em : một khái niệm trừu tượng nhưng được nhà thơ nhân cách hoá thành một nhân vật có linh hồn, gợi sự gắn bó máu thịt- Cách nói tha thiết , gần gũi nhưng rất thiêng liêng, sâu xa.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
3.Câu 3:
- Từ trên chỉ không gian: viết tên em trên…ở khắp mọi nơi ( cụ thể và trừu tượng)- thể hiện tình cảm tha thiết gắn bó, khao khát tự do của nhà thơ và của cả mọi người .
- Từ trên chỉ thời gian: dùng tương đương với khi.
- Đây cũng là nét nghĩa cho thấy sự khác biệt của thơ siêu thực với thơ bình thường. Khi- tạo ra sự kết nối giữa không gain và thời gian.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
4.Câu 4:
- Chủ thể trữ tình là tg. Cái tôi trữ tình và cái tôi thi sĩ hòa quyện và với điệp khúc “Tôi viết tên em” gợi ra bao nỗi niềm chất chứa . Tuy nhiên tôi cũng có thể hiểu là độc giả…do đó bài thơ mang tính đa chủ thể . Khát vọng tự do là khát vọng của tg và cũng là khát vọng của tất cả mọi người.Tg kết thúc bài thơ bằng hai chữ Tự Do, tạo nên kết cấu vòng tròn, nó có khả năng lan xa, tỏa rộng. Vì thế mà bài thơ mang ý nghĩa như một thánh ca.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
4.Câu 4:
- Từ viết được lặp lại nhiều lần, có thể hiểu là hành động- hành động của mọi người…hành động vì tự do. Con người cần tự do và hành động vì tự do. Có sự chuyển đổi từ cái tôi chủ thể đến cái đa chủ thể, bài thơ vì thế có sức rung động, truyền cảm lớn lao.
III. Kết luận:

Bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp. Trước hết đó là tình yêu tự do tha thiết tuôn trào từ chính trái tim nhà thơ, Êluya đã viết lên một bài thơ xúc động truyền khát khao tự do, khát khao hành động để giành lấy tự do mang đến cho tất cả mọi người.
Bài thơ được in ra và phổ biến rông khắp như những tờ truyền đơn kêu gọi tinh thần quyết tâm kháng chiến của nhân dân để có được tự do, để dược " gọi tên em - Tự Do" trên đất nước của mình.
Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết đối với tự do của tác giả.
Sông Seine

Paris
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)