Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Lê Thị Trà Giang | Ngày 09/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TIẾNG ĐÀN GHI TA
CỦA LOR - CA
Thanh Thảo
Trang giành riêng cho GV.
Mục tiêu cần đạt
* MT tri thức: + Qua sự ngưỡng mộ, đồng cảm, tiếc thương của tác giả : Thể hiện vẻ đẹp của Lor ca: - Vẻ đẹp của một nghệ sĩ tài hoa, biểu tượng cho khát vọng tự do, khát vọng cách tân. - Vẻ đẹp của một nghệ sĩ - chiến sĩ, một nhân cách cao đẹp hi sinh cho lí tưởng nghệ thuật …của dân tộc Tây Ban Nha. - Vẻ đẹp của sức sống bất tử của nghệ thuật chân chính trước bạo tàn. + Hiểu những đặc sắc nghệ thuật cách tân, hiện đại: - Lối cấu trúc, kết cấu mới. – Giàu nhạc tính. – Hình ảnh tượng trung, đậm chất siêu thực.
* Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu thơ hiện đại.
* Bồi dưỡng tình yêu đối với nhà thơ lớn của nhân dân Tây Ban Nha; tình cảm ngưỡng mộ đối với những nghệ sĩ có nhân cách cao đẹp.
Cách thức tiến hành. Hướng dẫn HS đọc hiểu theo cấu trúc bài thơ.
II. TIỂU DẪN
1. Tác giả Thanh Thảo:
I. VÀO BÀI MỚI
Để bày tỏ tình cảm của mình, nghệ sĩ có thể hướng về bức tranh hiện thực cuộc sống; nghệ sĩ có thể thổ lộ nỗi niềm mình thao thức về một nghệ sĩ mà mình ngưỡng mộ. Nguyễn Tuân viết về Cao Bá Quát, Tố Hữu hướng về Đại thi hào Nguyễn Du, …Và, trong công cuộc đổi mới văn học đầy cam go…,Thanh Thảo kí thác nỗi niềm, lí tưởng gì – khi hướng sự ngưỡng mộ, đồng cảm, tiếc thương của mình tới một nhà thơ lớn của dân tộc Tây Ban Nha xa xôi qua bài thơ “Tiếng đàn ghi ta của Lor – ca.” ?
Hỏi: Qua Tiểu dẫn, em hãy rút ra nét nổi bật của thơ Thanh Thảo?
* Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. * Thanh Thảo được coi là một trong những cây bút tiêu biểu cho sự đổi mới cách tân trong văn học, đặc biệt là đổi mơí trong thi ca.
2. Bài thơ “Tiếng đàn ghi ta của Lor – ca”: Viết về cái chết của Fê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor ca - nhà lớn của nhân dân Tây Ban Nha. Cái chết của Lor ca là sự kiện gây chấn động lớn, không chỉ ở TBN mà với toàn thế giới, và còn âm vang đến nhiều năm sau. Thanh Thảo thể hiện thái độ đau xót, ngưỡng mộ, xây dựng hình tượng Lor- ca qua hình ảnh :đàn ghi ta.
III. Đọc - hiểu cấu tứ bài thơ.
Hỏi: Qua phần giới thiệu, qua cảm nhận ban đầu, em hãy nêu cấu tứ, bố cục bài thơ ?
* Bài thơ là sự đồng cảm, tiếc thương…của Thanh Thảo trước bi kịch đau thương và tài hoa, nhân cách cao đẹp của Lor ca – nhà thơ lớn của TBN.
Bố cục: - Hình ảnh Lor ca một nghệ sĩ tự do, cách tân , nhưng cô đơn.( khổ 1) - Cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác; Nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân ( khổ: 2, 3) - Một trái tim, một tâm hồn bất tử. ( khổ 4, 5, 6) Bài thơ làm sống lại một huyền thoại về một nghệ sĩ.
Hỏi( giành cho HS giỏi): Phát hiện nét mới của cấu tứ bài thơ so với thơ trung đại, thơ ca lãng mạn ( thời kì thơ mới)
* Sự khác biệt rõ nhất ở sự biểu hiện vai trò của “ cái tôi”: - Thơ trung đại xoay quanh cái “ta”- nếu có “tôi” là “tôi” công dân; - Thơ Lãng mạn, “tôi” được coi là yếu tố trung tâm, khơi nguồn sáng tạo…; - Đến đây, cái “tôi” đã mất vị trí độc tôn, bị lu mờ và bội phân để thành cái tôi đa ngã; cao hơn,thơ tượng trưng và siêu thực, còn muốn thể hiện cái tôi chưa biết. Nói ngắn gọn đó là “cái tôi” đa ngã, cái tôi chưa biết.
GV giảng thêm: Về cấu trúc, nếu thơ trung đại coi trọng đối ngẫu, song song; Thơ mới coi trọng tuyến tính…Thì thơ tượng trưng, siêu thực rời bỏ hình thức thẳng, chuyển sang hình thức nổi, hình thức âm thanh, đi vào cấu trúc không gian, không vần, đảo lộn ngữ pháp cổ điển, phân câu theo một trật tự mới, sáng lập ngôn ngữ cách tân…
IV. Đọc - hiểu chi tiết.
1. Lor ca – hình ảnh của một nghệ sĩ tự do, cách tân nhưng đơn độc.
Hỏi: Chữ mở đầu( cũng như các dòng) đều không viết hoa, gợi ý nghĩa gì?
Phải chăng, đây không phải là dòng mở đầu, nó là sự nối tiếp; là một tiếng đàn dân dã, giữa đời thường.
Hỏi: Nói đến thơ tượng trưng là nói đến hình ảnh giàu sức ám ảnh, đồng thời cũng giàu ý nghĩa tượng trưng. Khổ 1, theo em có những hình ảnh tượng trưng nào? Ý nghĩa tượng trưng ?
những tiếng đàn bọt nước, Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
*Lor ca- nghệ sĩ sống giữa dân gian, con người của dân gian. * Gợi đấu trường đấu bò tót- một nét đặc trưng của văn hoá TBN
Đặt nhà thơ trên nền không gian phong tục, văn hoá Tây Ban Nha
Đi lang thang về miền đơn độc, với vầng trăng chếnh choáng. trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha hát nghêu ngao
Gợi: một nghệ sĩ, ca sĩ, kĩ sĩ đơn độc, lang thang - nghệ sĩ của dân gian
Gợi: một tâm hồn lãng mạn, tài hoa; khát khao tự do trong lối sống, trong sáng tạo nghệ thuật.
2. Nỗi xót xa bi phẫn về cái chết oan khuất; nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.
bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor ca bị điệu về bãi bắn tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
Hỏi: tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để thể hiện giờ phút bi phẫn của Lor ca ?
* Vừa sử dụng những chi tiết của hiện thực tàn nhẫn, xót thương.
* Vừa sử dụng nhiều hình ảnh có sức ám ảnh, giàu ý nghĩa tượng trưng: là tình yêu, sức sống bất diệt; đặc biệt là những hình ảnh chuyển đổi cảm giác: “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan; tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy …
Tiếng đàn ghi ta- âm nhạc - đã hoá thân thành thân phận, linh hồn, tượng trưng cho nghệ thuật – trái tim của Lor- ca
3. Lor ca : một trái tim - một sức sống bất diệt.
Hỏi: theo anh, chị niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn được thể hiện xúc động nhất ở những hình ảnh nào ?
không ai chôn cất tiếng đàn.
Một hiện thực phũ phàng, nhức nhối.
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng
Cái đẹp, nghệ thuật không thể bị huỷ diệt. Nó có sức sống bình dị mà kiên cường như cỏ dại; long lanh, trong sáng như vầng trăng, giọt nước …
Và nếu gắn với lời trăng trối của Lor ca “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”, bộc lộ một tình yêu say đắm, sống chết cùng nghệ thuật của Lor ca.
Hỏi: Có ý kiến cho rằng; “ Hành động “ném lá bùa” “vào xoáy nước”, “Ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt”: có ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc dã từ, một lựa chọn, một sự tự giải thoát…Ý kiến của anh, chị ?
* Hình ảnh tượng trưng bao giờ cũng có “độ mở” rất rộng: gợi lên nhiều cách hiểu. Tuy nhiên, nếu đặt khổ thơ đó trong sự liên kết với khổ thơ trên “Dòng sông rộng vô cùng/ Lor ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc”…Thì những hình ảnh đó đã gợi lên: Nhà thơ đành chấp nhận số phận phũ phàng.Ném trái tim vào thế giới lặng im- là ném vào cõi chết.
V .TỔNG KẾT
1. Bài thơ là sự ngưỡng mộ, xót thương, cảm phục… của Thanh Thảo đối với Lor ca một nghệ sĩ: ….. Anh chị hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thích hợp, ngắn gọn nhất điền vào khoảng còn …. ?
* Tài hoa; Khát vọng tự do; khát khao cách tân; nhân cách cao đẹp; Sống chết cùng đất nước Tây Ban Nha; Bất tử cùng đất nước. …
2. Bài thơ có nhiều thành công về nghệ thuật - nhất là nghệ thuật cách tân. Theo anh, chị, trong đó, nghệ thuật thành công, đặc sắc nhất là nghệ thuật gì ?
Thành công, để lại ấn tương sâu sắc trong lòng người đọc: NT dùng hình ảnh tượng trưng.
VI. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài thơ ngoài cấu trúc tự sự, còn song song một cấu trúc âm nhạc. Anh, chị hãy phát hiện, phân tích giá trị của cấu trúc âm nhạc đó ? Chú ý 2 câu thơ: Li-la li-la li-la… Bài thơ kết thúc bằng câu thơ trên, gợi lên ý nghĩa gì ?
**********************************************
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Trà Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)