Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Lan | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Đơn vị : Tỉnh Trà Vinh
Giáo viên: Trương Thanh Tòng
THPT chuyên Trà Vinh

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Về kiến thức
– Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua sự ngưỡng mộ , lòng đồng cảm và tiếc thương sâu sắc của tác giả.
– Hiểu được những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: kết cấu, nhạc tính, hình ảnh tượng trưng,…
2. Về kĩ năng
– Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu thơ ca hiện đại.
– Rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học một cách chủ động, sáng tạo.
3. Về tư tưởng, thái độ
– Đồng cảm và trân trọng với tiếng nói tri âm của nhà thơ đối với Lor-ca.
– Có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về con người cùng với những khát vọng cao đẹp của họ trong cuộc đời. Bài thơ còn hướng HS theo đuổi một cuộc sống có ý nghĩa thực thụ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. SGK, SGV và bài soạn.
2. Các phương tiện trực quan: tư liệu về khung cảnh văn hóa đặc trưng của Tây Ban Nha, bài hát Cây đàn ghi ta của Lor-ca của nhạc sĩ Thanh Tùng, sơ đồ kết cấu về mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình và sơ đồ khái quát về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca.
3. Chương trình phần mềm powerpoint và máy chiếu.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng thông tin trong trò chơi ô chữ bằng cách trả lời nhanh hệ thống câu hỏi về bài Luật thơ mà GV đã chuẩn bị.
Câu 1: Thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú là hai thể thơ có nguồn gốc từ thể thơ nào của Trung Quốc?
Đ Ư Ơ N G




Câu 2: Việc vận dụng tổng hợp các yếu tố ngữ âm như thanh điệu, vần, độ cao, độ dài, độ mạnh của tiếng nhằm tạo nên sự hiệu quả nghệ thuật gì trong thơ?
Đ Ư Ơ N G
H A I H O A




Câu 3: Các tiếng trong một câu thơ được tách thành từng khúc, mỗi khúc ấy được gọi là gì?
Đ Ư Ơ N G
H A I H O A
N H I P



Câu 4: Ngoài vần chính, thơ tiếng Việt còn có loại vần gì?
Đ Ư Ơ N G
N H I P
T H Ô N G



H A I H O A
Câu 5: Thể thơ nào của dân tộc có tên gọi khác là ca trù?
Đ Ư Ơ N G
N H I P
T H Ô N G
H A T N O I


H A I H O A
Câu 6: Để xác định nhịp trong thơ, người ta căn cứ vào yếu tố nào?
Đ Ư Ơ N G
N H I P
T H Ô N G
H A T N O I
T I E N G

H A I H O A
Câu 7: Bài thơ Đường 4 câu, được gọi là thơ gì?
Đ Ư Ơ N G
N H I P
T H Ô N G
H A T N O I
T I E N G

T Ư T U Y E T
H A I H O A
Câu 8: Thơ tự do mang tính cổ truyền hay hiện đại?
Đ Ư Ơ N G
N H I P
T H Ô N G
H A T N O I
T I E N G
T U T U Y E T
H I E N Đ A I
H A I H O A
Câu 9: Theo anh/chị, từ khóa ở đây là gì? Đây là hình ảnh trong một sáng tác của nhạc sĩ Thanh Tùng.

Đ
N
G
H
I
T
A
H A I H O A
Câu 9: Theo anh/chị, từ khóa ở đây là gì? Đây là hình ảnh trong một sáng tác của nhạc sĩ Thanh Tùng.

Đ
A
N
G
H
I
T
A
3. Giới thiệu bài mới
Có thể nói, hình ảnh cây đàn ghi ta – biểu tượng cho sự nghiệp, là tổng hợp mọi đóng góp và cống hiến trên lĩnh vực nghệ thuật của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, một trong những tài năng sáng chói của văn học Tây Ban Nha không những là cảm hứng vô tận cho âm nhạc mà còn mà còn góp phần làm nên sự thăng hoa trong cảm xúc của thi nhân . Nhân cách cao đẹp cùng bi kịch số phận của người nghệ sĩ tài hoa này đã khiến cho Thanh Thảo ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc. Và đây cũng chính là nguồn cảm hứng để nhà thơ viết nên bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả - Tác phẩm
1.1. Tác giả
- Trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, Thanh Thảo dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ ca Việt Nam.
- Được biết đến bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Thơ ông là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.

2. Tác phẩm

- Lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút đầy bi phẫn trong cuộc đời của Lor-ca, TT viết bài thơ này.
- Trích từ tập Khối vuông ru-bic ( 1985 ) – Một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của TT.
Phê-đê-ri-cô gar-xi-a lor-ca ( 1898 – 1936 )
Một số tranh ảnh về khung cảnh Tây Ban Nha
Một số tranh ảnh về khung cảnh Tây Ban Nha
Một số tranh ảnh về khung cảnh Tây Ban Nha
Một số tranh ảnh về khung cảnh Tây Ban Nha
II. Tìm hiểu văn bản tác phẩm
1. Mạch cảm xúc của NVTT
1.1. Đoạn 1 – 6 dòng đầu:

- Hình ảnh tượng trưng những tiếng đàn bọt nước : sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, thường tan vỡ đột ngột.
- Hình ảnh tương phản TBN áo choàng đỏ gắt gợi hình dung về Lor-ca và khung cảnh của một đấu trường.
- Nhịp thơ li-a li-a li-a gợi hình ảnh người nghệ sĩ cô đơn đi về miền đơn độc.
- Bút pháp chấm phá
Niềm cảm thông của nhà thơ với sự đơn độc của người nghệ sĩ mỏi mòn đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn.
1.2. Đoạn 2 – 12 dòng tiếp:

- Đối lập; tự do của người nghệ sĩ >< bạo lực tán ác của phát xít, tiếng hát yêu đời >< hiện thực đẫm máu ( áo choàng bê bết đỏ, tiếng ghi ta vỡ, tiếng ghi ta ròng ròng máu )
- Nhân hóa: hình ảnh tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy cho thấy âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã thành linh hồn, thân thể và sinh thể.
- Hoán dụ: tiếng hát – Lor-ca, áo choàng bê bết đỏ - cái chết
- Biện pháp so sánh và chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao; tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn.
Nỗi xót tiếc của tác giả về cái chết bất ngờ đến với Lor-ca – Giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor-ca.

1.3. Đoạn 3 – 4 dòng tiếp
- Hình ảnh ẩn dụ tiếng đàn – Nghệ thuật của Lor-ca, Tình yêu tự do và yêu con người mà ông suốt đời theo đuổi. Cách nói tiếng đàn như cỏ mọc hoang: cái đẹp không thể bị hủy diệt.

- Vầng trăng không chếnh choáng nữa mà nó long lanh soi tỏ một con người đã chết cho quê hương, cho sự hồi sinh của nền dân chủ.

- Hình ảnh tượng trưng hóa + so sánh giọt nước mắt vầng trăng: cảm thông, uất hận. Cái đẹp sáng tạo của người nghệ sĩ đã tìm được giá trị chân chính của nó.

Sự trân trọng và niềm tin mãnh liệt của tác giả vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
1.4. Đoạn cuối – 9 dòng cuối:
- Hình ảnh ẩn dụ đường chỉ tay: số phận, định mệnh nghiệt ngã của Lor-ca.

- Các hành động ném lá bùa, ném trái tim mình vào xoáy nước, vào cõi lặng yên: sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn.

- li-a li-a li-a gợi nhịp thời gian vẫn chảy mãi: sự sống tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo nghệ thuật vẫn mãi hồi sinh.

Nhân danh lòng kính trọng Lor-ca, hãy để cho Lor-ca có được một sự giải thoát thực sự.
2. Hình tượng Lor-ca:
- Một nghệ sĩ tự do và cô đơn.
- Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.
- Một tâm hồn bất diệt.
Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính, tài hoa sống chết và bất tử với đất nước mình.
3. Nghệ thuật đặc sắc:

- Kết cấu: kết cấu tự sự, theo mạch cảm xúc qua cái chết của
Lor-ca.
- Hình ảnh tượng trưng: cô đúc, ước lệ,liên kết logic bị xóa mờ tạo
ra hiệu quả.
- Nhạc tính:
+ Vần và nhịp, các thủ pháp láy từ, điệp từ, sự kết hợp ngẫu hứng
các từ ngữ.
+ Những từ mô phỏng âm thanh các nốt đàn ghi ta.
+ Dáng dấp ca khúc và lối diễn tấu trong hình thức văn bản.
III. Chủ đề
Qua việc thể hiện nỗi đau sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca, bài thơ là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo đối với nghệ thuật chân chính và cuộc đời của Lor-ca.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập nâng cao
V. TỔNG KẾT
- Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc, thi ca.
- Bài thơ kết hợp hài hòa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ, góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau năm 1975.
Đơn vị : Tỉnh Trà Vinh

Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý Thầy cô !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)