Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Phan Thiet | Ngày 09/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí thầy cô
đến dự giờ
môn Ngữ văn -12.
Tiết 40:
ĐÀN GHI TA CỦA LOR - CA
Thanh thảo
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
Thanh Thảo tên Hồ Thành Công, sinh năm 1946.
- Quê: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Là cây bút nỗ lực cách tân thơ Việt: liên tưởng phóng khoáng, mĩ cảm hiện đại, hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
- Năm 2001,ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật .
- Các tập thơ và trường ca:
- Đặc điểm thơ:
(Sgk)
Sgk
Dựa vào phần tiểu dẫn,
hãy giới thiệu vài nét
về nhà thơ Thanh Thảo?
Nhận xét đặc điểm của
thơ Thanh Thảo?
2. Văn bản:
a. Xuất xứ:
Trích trong tập “khối vuông ru - bích”,
xuất bản 1985. Tiêu biểu cho kiểu
tư duy của thơ Thanh Thảo.
b. Vài nét về Lor – ca:
(Sgk/ T 163)
Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu người Tây Ban Nha - đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX.
- Một nhân cách cao đẹp: nhà thơ hiện đại yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dám dũng cảm đấu tranh với một nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ.
- Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông, nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông.
Nêu xuất xứ
bài thơ?
Dựa hiểu biết của
anh ( chị) và phần chú giải,
hãy giới thiệu về
nhân vật Lor-ca?
Đàn ghi ta (Tây Ban cầm)
“Khi tôi chết,
hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”

Gar-xi-a Lor-ca
II. Đọc – tìm hiểu:
1. Đọc và chia bố cục:
4 phần
- Phần 1: (6 dòng đầu) Hình ảnh Lor – ca, người nghệ sĩ tự do, cô đơn.
- Phần 2: ( 12 dòng tiếp) Cái chết đầy bi phẫn của Lor –ca, khát vọng cách tân nghệ thuật còn dang dỡ.
- Phần 3: (4 dòng tiếp) Niềm xót thương và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật không ai tiếp tục
- Phần 4: ( còn lại) Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Gar-xi- a Lor – ca.
2. Lời đề từ:
- Tình yêu tha thiết xứ sở.
- Tình yêu say đắm với nghệ thuật.
Mong muốn nghệ thuật phát triển.
(Hãy biết chôn nghệ thuật của Lor - ca để dọn đường đi tới.)
Đọc bài thơ, chia bố cục
và nêu nội dung chính?
Cảm nhận của anh (chị)
về lời đề từ?
3. Tìm hiểu văn bản
a. Hình tượng Lor-ca, người nghệ sĩ tự do - cô đơn.
- Ga - xi - a Lor - ca được miêu tả trên cái nền văn hóa Tây Ban Nha.
+ Áo choàng đỏ gắt:


Môn đấu bò tót, một hoạt động văn hóa của Tây Ban Nha.
Cảnh đấu trường - tượng trưng cho chính trường Tây Ban Nha nóng bỏng, ngột ngạt.
- Âm thanh : li-la li-la li-la → giàu nhạc tính,tiếng đàn tự do, vô tư, trong sáng.
- Từ ngữ: lang thang, đơn độc, mỏi mòn → hành trình đơn độc của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, và cách tân nghệ thuật.
=> Hỡnh ảnh Lor - ca: Người ngh? si t? do- don d?c, tài hoa với lý tưởng cao đẹp là đấu tranh cho tự do, cho sự cách tân nghệ thuật.
Hình tượng nhân vật Lor-ca
đượcTác giả xây dựng như thế nào?
b. Số phận của Lor - ca:
“Áo choàng bê bết đỏ”
→ cái chết thảm khốc của Lor - ca
- Hoán dụ:
“Tiếng đàn”
→ cuộc đời của Lor - ca
- Nhân hóa:
“ Tiếng ghita ròng ròng máu chảy”
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:


“tiếng ghita nâu”
“tiếng ghita lá xanh”
“tiếng ghita tròn”

- Tượng trưng:
Bầu trời, cô gái, giọt nước, vầng trăng…
Tự do của người nghệ sĩ.

Tiếng hát tự do yêu đời
.
Tình yêu cái đẹp.
Thế lực phát xít bạo tàn

Hiện thực kinh hoàng đẫm máu

Hành động tàn ác, dã man
Nghệ thuật đối lập
=> Đoạn thơ tái hiện lại giây phút bi phẫn nhất của cuộc đời Lor - ca, Lor - ca chết để lại sự nghiệp cách tân nghệ thuật còn dang dỡ.
- “ Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
- “ Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giêng”
=> Thanh Thảo bày tỏ sự tiếc thương vô hạn và nuối tiếc sự nghiệp cách tân còn dang dỡ của thiên tài Lor - ca.
c. Niềm xót thương và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật không ai tiếp tục:
}
}
-> So sánh, sức sống của tiếng đàn, tự do lan truyền.
-> Tượng trưng sức sống bất diệt của tâm hồn Lor - ca
Những suy tư về sự giải thoát của Lor - ca xuất phát từ tình yêu quí và kính trọng Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo.
d. Suy tư về cách giải thoát và giã từ của Lor - ca:
“ Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng”
}
-> Số phận ngắn ngủi.
- Hành động: bơi sang ngang…, ném lá bùa…, ném trái tim..
III. Ghi nhớ:
- Nội dung
- Nghệ thuật
SGK
}
IV.Luyện tập
Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh của
Ph. Lor - ca được thể hiện qua bài thơ?
Lor-ca
Câu 2. Thiết lập và cấu tứ của bài đàn ghita của Lor-ca là:
a. Trên dòng cảm xúc mảnh liệt về những sáng tạo của Lor-ca trong lĩnh vực văn học.
b. Trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết của Lor-ca .
c. Trên dòng cảm xúc mãnh liệt về những sáng tạo độc đáo của Lor –ca trong lĩnh vực sân khấu.
d. Trên dòng cảm xúc mãnh liệt về những sáng tạo độc đáo của Lor-ca trong lĩnh vực âm nhạc.
4. Củng cố:
Câu 1. Lor-ca trong bài “ Đàn ghita của Lor-ca” được coi là:
a. Thần đồng với năng khiếu thiên bẩm về lĩnh vực thơ ca.
b. Thần đồng với năng khiếu thiên bẩm về âm nhạc và hội họa.
c. Thần đồng với năng khiếu thiên bẩm về thơ ca và âm nhạc.
d. Thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật : thơ ca,âm nhạc, hội họa và sân khấu….
Đ
Đ
5. Dặn dò:
-Nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Học thuộc phần ghi nhớ.
- Nắm những nét chính về cuộc đời tác giả và đặc điểm thơ của tác giả Thanh Thảo?
- Soạn bài mới: Đọc thêm “ Bác ơi” ( Tố Hữu) và “ Tự do” (P. Ê-Luy-A).
XIN CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ
DA~ DU? GIO`

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thiet
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)