Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Mai Thị Thanh Loan | Ngày 09/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

NHỮNG HÌNH ẢNH MỚI LẠ TRONG BÀI ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

(Thanh Thảo)
Trong thơ ca trung đại,
thơ lãng mạn…nhà thơ
trực tiếp bộc lộ tình
cảmVD:Sông Mã xa
rồi Tây Tiến ơi.
Nhớ về rừng núi nhớ
chơi vơi

Vài nét về thơ tượng trưng và siêu thực
Trong thơ tượng trưng,
dùng biểu tượng để nói
tâm trạng.
VD:con chim hải âu gãy
Cánh phải đi lặc lè vụng
về trên đôi chân của mình
là hình ảnhbiểu tượng
chỉ nỗi khốn cùng của
người nghệ sĩ.

Thơ siêu thực
Các nhà thơ quan niệm có hai thế giới: hiện thực và siêu thực.
Thế giới siêu thực chỉ có trong mơ,trong tiềm thức và ảo giác.
Các nhà thơ siêu thực hướng vào cách viết tự do tuyệt đối, thường có các yếu tố siêu hình.VD Lor-ca bơi sang ngang.Trên chiếc ghi ta màu bạc.
Tạo ra hình ảnh có tính nghịch lí:tiếng đàn không phát ra âm thanh mà là màu sắc, hình khối
- Cảm hứng sáng tác:từ số phận bi thảm và nhân cách cao đẹp của Lor-ca.
Chủ đề: Qua hình tượng Lor-ca và tiếng đàn, tác giả bày tỏ:
- Thái độ trân trọng, ngợi ca nhân cách, tài năng, ý chí của LC
- xót thương trước cái chết bi thảm, niềm tin vào sự bất tử của LC.


Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca.
A/Mở bài:
-Tác giảThanh Thảo: là một nhà thơ từng trải,có nhiều trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.Trong cách viết: khước từ lối diễn đạt sáo mòn, dễ dãi.
Bài thơ…tiêu biểu cho sự đổi mới tư duy nghệ thuật,đổi mới cách diễn đạt..
Với sự đổi mới đó, nhà thơ đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp của người nghệ sĩ Lor-ca, để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
B/Thân bài: chú ý các hình ảnh mới lạ được dùng để khắc họa chân dung Lor-ca
Khắc họa chân dung, số phận LC, tác giả chỉ dùng vài nét chấm phá.
1/Đoạn 1(6 câu đầu):Hình ảnh người chiến sĩ đấu tranh cho tự do và công lí
-Tiếng đàn bọt nước:trẻ trung, tròn trịa, ngọt ngào.Tuy mong manh nhưng bất diệt tượng trưng cho sự tự hủy và tái sinh liên tục của thơ ca và khát vọng đổi mới nghệ thuật của LC.

- Áo choàng đỏ gắt:
+ Hình ảnh những võ sĩ, võ trường đấu bò tót.
+ Ám chỉ không khí ngột ngạt, gay gắt của nền chính trị TBN( chế độ độc tài, sự đàn áp đẫm máu).
Hình ảnh đối lập diễn tả sự tương phản giữa khát vọng tự do dân chủ, khát vọng cách tân nghệ thuật>
Từ láy: đơn độc, chếnh choáng…diễn tả hình ảnh chàng trai trẻ LC khao khát tự do, khao khát đổi mới nghệ thuật nhưng hoàn toàn đơn độc, mong manh trong cuộc đấu tranh chống các thế lực bạo tàn.



2/ Đoạn 2(3 khổ):Vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca

Hình ảnh gợi cái chết bi thảm: áo choàng bê bết đỏ,tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.
- Áo choàng bê bết đỏ:dòng máu LC tuôn chảy trước họng súng kẻ thù.
- Thái độ của LC trước cái chết: chàng đi như người mộng du (kiên cường, hiên ngang, bất khuất , không hề run sợ, toàn tâm toàn ý hướng về lí tưởng).
Trong giờ phút cối cùng, chàng nghĩ về người yêu:bầu trời cô gái ấy.
- tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan,ròng ròng máu chảy:
âm thanh lặp lại đầy ám ảnh về số phận mỏng manh của một con người tài hoa.Tiếng đàn mang tâm sự và nỗi đau của người tạo ra nó, nó đau đớn vỡ ra thành đường nét, hình khối.


- tiếng ghi ta nâu:màu của vỏ đàn, của đất đai đồng nội, biểu tượng cho tình yêu nghệ thuật, quê hương.Cả khi đối diện với cái chết, Lc vẫn hướng lòng về quê hương.
-tiếng ghi ta lá xanh đưa Lc về với thiên nhiên, bầu trời quê hương xứ sở là hình ảnh ẩn dụ cho sức sống dạt dào, niềm hy vọng lớn lao là nguồn nuôi dưỡng ý chí đấu tranh.
- Khổ 4: Niềm tiếc nuối cho khát vọng cách tân nghệ thuật còn dang dở”không ai…đáy giếng”
- không ai chôn cất tiếng đàn gợi nhớ câu thơ đề từ (di chúc):”khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
+ sự gắn bó, yêu mến cây đàn,nền âm nhạc, nghệ thuật, đất nước TBN.
+ Di nguyện của LC:phải biết vượt qua LC, chôn thi ca của ông để bước tớitấm lòng cao thương, lương tâm trách nhiệm.


Vì quá ngưỡng mộ LC, người ta đã không biết vượt qua:” không ai chôn cất tiếng đàn…mọc hoang”.
- Khi Lor-ca chết,nghệ thuật sẽ thiếu vắng người dẫn đường nên tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
sự xót thương cái chết,tiếc nuối cho hành trình cách tân nghệ thuật còn dang dở
- Nhà thơ bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc
“ giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
+Giọt nước mắt mọi người khóc cho LC sáng trong như vầng trăng.
+Vầng trăng khóc.
+LC đẹp như vầng trăng
Lc bất tử, sống mãi cùng thời gian, không gian.

Đoạn 3(hai khổ cuối)
Đường chỉ tay đứt (LC chết năm 38 tuổi):số phận ngắn ngủi>- Lc đón nhận cái chết như một sự giải thoát:LC bơi sang ngang trên hiếc ghi ta màu bạc(hình ảnh có tính siêu thực)LC đến với cõi siêu sinh cùng cây đàn yêu dấu.
- Màu bạc;màu của sự trong sạch, tinh khiếtbiểu tượng cho sự thật ngay thẳng, không chịu quỳ gối trước bất công.
* Khổ cuối
Động từ ném(khước từ) #bỏ cái chết bi tráng, hiên ngang, LC thanh thản bước vào cõi lặng yên bất chợt.
- Câu cuối( một mình làm thành khổ thơ)âm thanh li la-li la-li la là tiếng vang của chùm hợp âm kết thúc bản nhạc tạo thành dư âm ngân vang, bất diệt cho tiếng đàn.
4. Cảm xúc của tác giả:đau đớn,xót xa,ngưỡng mộ, tự hào.
5/ Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do: câu thơ dài ngắn linh hoạt, không dấu câu, không ràng buộc về hình thứctư tưởng tình cảm được bộc lộ thoải mái.
- kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc(li la-li la-li la).
-kết cấu trùng điệp: hình ảnh,âm,cú pháp.
- Ngôn ngữ mang tính tượng trưng,siêu thực.
- Biện pháp tu từ:so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
C/Kết bài;
Tự nhiên mà chân tình, bài thơ đến và mãi ở trong ta, nhắc nhở chúng ta: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” (Trịnh Công Sơn)- Tấm lòng để lắng nghe và thấu hiểu, tấm lòng để sống trong nghệ thuật và sống cùng con người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Thanh Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)