Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Võ Minh Nhựt | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Thanh Thảo
“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
PH.G. LOR-CA
ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
(Trích “Khối vuông rubic”)
Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận

Câu hỏi:
- Vì sao trong một bài văn nghị luận ta cần phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt?
- Muốn cho việc vận dụng có kết quả cao, ta cần phải chú ý điều gì?
- Trình bày văn bản có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt đã chuẩn bị ở nhà theo yêu cầu của bài tập luyện tập?
Kiểm tra bài cũ
- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946. Quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm chống Mĩ.
I . Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Thanh Thảo được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại
- Ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên khước từ lối biểu đạt dễ dãi.
- Ông là một trong số những cây bút đi đầu trong việc tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
+ Tác phẩm:
2. Tác phẩm:
Cấu
trúc
thơ

Cấu
trúc
ru-bich
Mụ hỡnh m?
phỏ b? khuụn m?u, gi?i
phúng c?m xỳc v�
tu?ng tu?ng
- Rút từ tập thơ "Khối vuông ru bích" (1985).
- Là tác phẩm tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: Giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng trong cảm xúc, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
NHAN ĐỀ
- Đàn ghi ta
m?t nh?c c? truy?n th?ng c?a d?t nu?c Tõy Ban Nha
c?a Lor - ca
Nghệ sĩ cách tân nghệ thuật
Người chiến sĩ chống phát xít

b. Bố cục:
4 đoạn
- Đoạn 1 (6 câu đầu): Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.
- Đoạn 2 (12 dòng tiếp): Cái chết của Lor-ca và nỗi xót xa về sự dang dở cách tân của Lor-ca.
- Đoạn 3 (4 dòng tiếp): Nỗi xót thương và sự nối tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không ai tiếp tục.
- Đoạn 4 (9 dòng cuối): Suy tư về sự giải thoát và cách giã từ cuộc đời của Lor-ca.
Lor ca: một nghệ sĩ đa tài, một nhân cách cao đẹp, một số phận oan khuất.

- Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu người Tây Ban Nha - đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX.
- Một nhân cách cao đẹp: Nhà thơ hiện đại yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dám dũng cảm đấu tranh với một nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ.
- Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông, nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông.
Bản đồ nước Tây Ban Nha
QUỐC KỲ VÀ QUỐC HUY TÂY BAN NHA
Thủ đô Tây Ban Nha
Thủ đô Tây Ban Nha về đêm
Thánh đường Sagrada Familia – biểu tượng của đất nước Tây Ban Nha
Đất nước Tây Ban Nha
Bảo tàng Gugenhem
Vũ điệu Di gan
Đấu bò tót











Đấu bò tót
Đấu bò tót











Đấu bò tót
Đấu bò tót
Đấu bò tót
Đấu bò tót
-
-
Thủ đô Tây Ban Nha về đêm
Thủ đô Tây Ban Nha về đêm
Nghệ sĩ hát dạo trên đường phố Tây Ban Nha
Hoa li la
Lor- ca và nền âm nhạc Tây Ban Nha
Nhà hát García Lorca
1. Hình tượng Lor-ca trong bối cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:
a. Hình tượng Lor-ca được tác giả miêu tả trên khung cảnh văn hoá và chính trị Tây Ban Nha:
- Bài thơ mở ra với những tiếng đàn:
“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình tượng Lor-ca trong bối cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:
+ Một liên tưởng so sánh lạ và rất gợi cảm: “những tiếng đàn bọt nước”
 tiếng ghi ta trong trẻo, bồng bềnh như bọt nước, mong manh lan toả trong không gian
 tiếng ghi ta như có linh hồn, có số phận mỏng manh, ngắn ngủi, dễ vỡ.
II. Đọc - hiểu văn bản:
+ Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”:
 Gợi nhớ đến môn đấu bò tót - một hoạt động văn hoá tiêu biểu và nổi tiếng ở đất nước Tây Ban Nha;
 Gợi liên tưởng đến một đấu trường đặc biệt:
. đấu trường giữa khát vọng dân chủ của của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài.
. đấu trường giữa khát vọng cách tân của chàng nghệ sĩ Lor-ca với nền nghệ thuật già nua đương thời.
- Một câu thơ rất lạ, chỉ toàn có âm thanh:
“li-la li-la li-la”
 âm thanh mô phỏng tiếng đàn; tác giả mô phỏng một dáng điệu, một phong thái, một tâm hồn tự do phóng khoáng, đang đánh đàn giữa đất trời Tây Ban Nha tươi đẹp, mênh mông.
=> Như thế, chỉ cần hai thứ trên người: một cây đàn ghi ta với những giai điệu mênh mông, quyến rũ và một chiếc áo choàng đỏ trên lưng ngựa là trở thành một con người của Tây Ban Nha, con người của một đất nước vừa rất nghệ sĩ vừa quả cảm.
b. Những nét nổi bật trong hình tượng Lor-ca:
- Hình ảnh con người trong câu thơ cũng chính là hình ảnh của Lor-ca:
“đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
+ Những hình ảnh gợi lên nỗi buồn và sự cô đơn: con người thì lang thang, không gian thì đơn độc, vầng trăng thì chếnh choáng, yên ngựa thì mỏi mòn.
+ Hình ảnh người nghệ sĩ ”lang thang”, "đơn độc”, ngồi trên ”yên ngựa mỏi mòn”  sự mong manh, cô độc của người nghệ sĩ thiên tài giàu cách tân nghệ thuật giữa bối cảnh chính trị độc tài của bọn phát xít Phrăng-cô.
2. Cảm xúc của tác giả về cái chết oan khuất, bi phẫn của Lor-ca:
- Không còn hình ảnh tiếng đàn vừa buồn bã và cô đơn nữa:
“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ”
+ “bỗng kinh hoàng”: 3 tiếng ngắn ngủi  đặc tả trạng thái bất ngờ, sửng sốt
+ Một sự thay đổi ghê gớm: “áo choàng đỏ gắt” – “áo choàng bê bết đỏ”
 Cái “áo choàng đỏ gắt” của người dũng sĩ đấu bò giờ đã trở thành “áo choàng bê bết đỏ”, màu đỏ của máu nơi pháp trường.
 Đất nước Tây Ban Nha dũng sĩ, nghệ sĩ đã bị thay đổi bởi sự hung hãn của chế độ độc tài.
- Còn lại trên đất nước ấy là bức tranh bi thảm:
“Lor- ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”
+ Hoảng sợ trước sự phản kháng của Lor-ca, bọn độc tài phát xít Phrăng – cô đã vội vã giết chết người chiến sĩ của sự tự do, người nghệ sĩ của sự cách tân.
+ Chàng trai đơn độc đi trong một không gian khác, một miền khác: bãi bắn
+ Khi ”bị điệu về bãi bắn”, Lor-ca ”kinh hoàng, đi như người mộng du”
 vì không ngờ cái chết lại đến với mình sớm như thế và bất ngờ như thế, khi mọi ý tưởng cho nền nghệ thuật, cho tương lai đất nước mới chỉ bắt đầu.
- Lor-ca chết, mọi thứ của Tây Ban Nha cũng vỡ tan:
“tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy”
Nâu
(của vỏ đàn, của đất, của quê hương)
Nỗi niềm hướng tới quê hương
Lá xanh
(Màu của sự sống tươi đẹp)
Niềm tha thiết với cuộc sống
Tròn bọt nước vỡ tan
tất cả nay chỉ còn lại ”tiếng ghi ta ròng ròng / máu chảy” (tiếng ghi ta từ cái chết của Lor-ca, của Tây Ban Nha đau thương)
vỡ oà, xót xa, tức tưởi
+ Tác giả sử dụng lối biểu đạt tượng trưng, chuyển đổi cảm giác:
+ Tiếng ghi ta
+ Tác giả sử dụng lối biểu đạt tượng trưng, chuyển đổi cảm giác:
o từ tiếng ghi ta nâu” (của vỏ đàn, của đất, của quê hương)  ”tiếng ghi ta lá xanh” (của cuộc sống Tây Ban Nha tươi đẹp)  ”tiếng ghi ta tròn bọt nước / vỡ tan” (vỡ oà, xót xa, tức tưởi)
o tất cả nay chỉ còn lại ”tiếng ghi ta ròng ròng / máu chảy” (tiếng ghi ta từ cái chết của Lor-ca, của Tây Ban Nha đau thương)
 âm thanh của tiếng đàn được cảm nhận bằng màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy  những cảm nhận rất mới, rất độc đáo, phù hợp với hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca.
+ Tiếng đàn ghi ta như nỗi lòng của Lor-ca lúc ấy:
”Tiếng ghi ta nâu” trầm tĩnh nghĩ suy  ”tiếng ghi ta lá xanh” thiết tha hi vọng  ”tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”  bàng hoàng tức tưởi, ”tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”  đau đớn nghẹn ngào...
+ Câu thơ gãy đôi, tiếng đàn vỡ đôi, cuộc sống bị chém đứt:
“tiếng nghi ta ròng ròng
máu chảy”
 Đó cũng là dòng cảm xúc của Thanh Thảo:
căm phẫn, tiếc thương trước một nghệ sĩ thiên tài bị huỷ hoại cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật.
3. Sự nuối tiếc của tác giả trước những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không ai tiếp tục:
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
- “không ai chôn cất tiếng đàn”: câu thơ gợi nhớ di chúc của Lor-ca, cũng là lời đề từ của bài thơ: “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”:
+ Với Lor-ca, cây đàn là biểu tượng của nghệ thuật. Với Lor-ca, nghệ thuật là tình yêu, là lẽ sống, không thể xa rời nghệ thuật, ngay cả khi từ giã cõi đời
 một người nghệ sĩ có tình yêu say đắm với nghệ thuật
+ Đàn ghi ta là biểu tượng đặc trưng cho đất nước Tây Ban Nha
 Vì thế, câu thơ di chúc còn biểu hiện tình yêu tha thiết của Lor-ca với xứ sở quê hương.
Boóc-ghết là nhà văn vĩ đại nhất của Ấc – chen –ti – na. Ông được cả dân tộc tôn vinh là “biểu tượng văn hoá” của đất nước.
Thế nhưng, năm 1963, có một nhà thơ Ba Lan tên là Gôm-brô-vích, khi chia tay các nhà văn trẻ Ác – chen – ti – na (các nhà văn đàn em của Boóc-ghết) để đi Châu Âu, đã đứng rên boong tàu và thét lớn: “Hỡi tuổi trẻ, hãy giết chết Boóc-ghết”.
Câu nói tưởng đùa cợt nhưng lại chứa đựng một thông điệp quan trọng: hãy dũng cảm vượt qua các thần tượng cũ để làm nên cái mới.
Nhưng câu nói này còn có ý nghĩa khác: Khi đã làm xong nhiệm vụ của mình và sức sáng tạo đã hết, phải biết lui vào quá khứ để những thế hệ mới họ tự do làm ra cái mới, đừng để cái bóng của mình đè mãi xuống tương lai.
+ Nhưng Lor-ca sinh ra không phải để nói những điều đơn giản. Lời di chúc cũng thể hiện sự thấu hiểu của Lor-ca về quy luật sáng tạo và ước nguyện được tiếp tục:
o Là nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ áng ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật
o Di chúc lại căn dặn thế hệ sau cần phải biết chôn vùi nghệ thuật của ông để vươn tới.
- Tác giả nói lên nỗi lòng của Lor-ca khi người ta không hiểu được thông điệp trong lời di chúc của ông:
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
+ Tác giả xót tiếc cho nền nghệ thuật của Tây Ban Nha: Tiếng đàn (biểu tượng của nghệ thuật, của khát vọng cách tân) như cỏ mọc hoang
Khi Lor-ca đã chết, nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu vắng người dẫn đường
hành trình cách tân của Lor-ca dang dở, không ai tiếp tục
+ Thủ pháp so sánh: "tiếng đàn như cỏ mọc hoang": Vì người ta không ”chôn cất tiếng đàn” nghệ thuật (cũ) nên tiếng đàn tràn lan ”như cỏ mọc hoang”
 có sức sống mãnh liệt, lan tỏa như cỏ dại
 Nghệ thuật Lor-ca bất tử, tiếng đàn, tâm hồn của ông sống mãi.
- Hai câu thơ tiếp theo có sự kết hợp giữa hình ảnh tả thực và tượng trưng:
“giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
+ ”vầng trăng”: vừa là hình ảnh thực, vừa tượng trưng cho nghệ thuật
+ ”giọt nước mắt”, ”đáy giếng”: những hình ảnh hoán dụ nói về Lor-ca
 Hai câu thơ thể hiện nỗi thất vọng, nỗi buồn của Lor-ca vì không ai hiểu di chúc của ông  nỗi buồn trong sáng, cao đẹp của người nghệ sĩ chân chính.
+ Nỗi xót thương trước cái chết của một thiên tài đọng lại thành những hình ảnh mang tính tượng trưng thật đẹp mà cũng thật buồn:
giọt nước mắt–vầng trăng–long lanh trong đáy giếng
 Hai câu thơ thể hiện nỗi thất vọng, nỗi buồn của Lor-ca vì không ai hiểu di chúc của ông  nỗi buồn trong sáng, cao đẹp của người
 Những hình ảnh được viết theo lối sắp đặt, tạo nên hệ thống hình ảnh trùng phức, giao thoa: Vầng trăng nơi giếng nước như giọt nước mắt khổng lồ, nước mắt sáng trong như vầng trăng bất tử nghệ sĩ chân chính.
 Vầng trăng soi đáy giếng long lanh như giọt nước mắt tiếc thương, kính trọng, ngưỡng môn của người nghệ sĩ phương Đông trước cái chết của một thiên tài,
“đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor – ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc”
4. Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca:
- Đoạn thơ có nhiều hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng:
+ “đường chỉ tay đã đứt” :
chỉ số phận nghiệt ngã, định mệnh ngắn ngủi của Lor-ca, ông mất khi vừa tròn 38 tuổi.
+ ”dòng sông”, ”chiếc ghi ta màu bạc”:
tượng trưng cho cõi chết, nơi siêu thoát.
+ Hình ảnh ”Lor – ca bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu bạc” tượng trưng cho sự nghiệp bất tử của Lor-ca.

o ”Chiếc ghi ta màu bạc” tượng trưng cho con thuyền nghệ thuật tuyệt vời của ông.
o Con thuyền ấy vượt qua được ”dòng sông rộng vô cùng” của cuộc đời, của thời gian để khẳng định sự nghiệp của ông là bất tử.
- Những hình ảnh biểu tượng:
“chàng ném lá bùa cô gái Di – gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt”
+ ”lá bùa cô gái Di – gan”: vật hộ mệnh của người Tây Ban Nha.
+ Nhưng Lor-ca là con người xem thường hiểm nguy và cái chết: chàng không cần sử dụng lá bùa hộ mệnh ấy, ông đã ném nó vào ”xoáy nước”, sẵn sàng đó nhận cái chết trên con đường đấu tranh.
+ Cách nói ”chàng ném trái tim mình – vào lặng yên bất chợt”: ông đi vão cõi lặng yên, cõi trường sinh và trở nên bất tử trong lòng nhân dân mình.
+ Động từ “ném” trong đoạn thơ được lặp lại 2 lần
 thể hiện một hành động dứt khoát, kiên quyết  tâm thế, tư thế sẵn sàng đón nhận cái chết, quyết định từ bỏ thế giới để mở đường cho những cách tân nghệ thuật
 Lor-ca ra đi thật đẹp, đúng với tinh thần, khí phách của một chiến sĩ dũng cảm đấu tranh vì tự do, một nghệ sĩ dũng cảm của tinh thần cách tân nghệ thuật.
5. Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ:
HOA TỬ ĐINH HƯƠNG
Câu thơ “li la - li la- li la” được láy lại ở phần đầu và cuối bài thơ
5. Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ:
- Phần đầu: Gợi liên tưởng tiếng vang của chùm hợp âm (nhạc dạo) khi ca khúc bắt đầu.
- Phần kết thúc: gợi tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh khi một ca khúc kết thúc.
 linh hồn tiếng đàn còn vang mãi; sức sống của nghệ thuật Lor-ca, tinh thần của Lor-ca là bất tử.
Câu thơ “li la - li la- li la” được láy lại ở phần đầu và cuối bài thơ
=> Sự tiếc thương hòa lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục, tri âm của tác giả.
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
+ Sử dụng hình ảnh biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung
+ Màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ
+ Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
- Nội dung:
Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc của tác giả trước cái chết bi thảm của Lor-ca.
LUYỆN TẬP
Nêu cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh của LORCA được thể hiện qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” của nhà thơ Thanh Thảo ?
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, CHUẨN BỊ BÀI MỚI
1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI.
a. Học thuộc tiểu sử tác giả.
b. Phân tích hình tượng Lorca trong bài thơ.
c. Nghệ thuật chính của bài thơ.
2. CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
Các bài đọc thêm:
+ Bác ơi – Tố Hữu.
+ Tự do – P. E–LUY–A.
 Chuẩn bị các câu hỏi trang 169, 173 SGK.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Nhựt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)