Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Đào Minh Trung | Ngày 09/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

ĐÀN GHI - TA
CỦA LOR - CA
THANH THẢO
I.TIỂU DẪN:
1) Tác giả :
- Nhà thơ – chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Tư duy thơ: Nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực, giàu suy tư, xúc cảm lắng đọng
2) Bài thơ:
a. Xuất xứ:
- Rút trong tập “Khối vuông ru – bích” (1985)
Thể loại:
Thơ tự do
b. Cảm hứng chủ đạo:
Hình tượng Lor-ca và tiếng đàn ghi - ta huyền thoại.
Cấu trúc
ru-bich
Cấu trúc
thơ
mô hỡnh mở
phá bỏ khuôn mẫu,
giải phóng cảm xúc
và tưởng tượng
c. Lor-ca và đất nước Tây Ban Nha:
- Lor-ca (1898 – 1936):
NHÀ THƠ LOR-CA
+ Người nghệ sĩ đa tài, khát khao cách tân nghệ thuật Tây Ban Nha.
+ Người chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ, bị bọn phát xít sát hại khi mới 38 tuổi
- Tây Ban Nha – đất nước của:
+ Tiếng đàn ghi – ta
+ Áo choàng đấu sĩ ma - ta – dor
+ Giấc mơ hiệp sĩ Đôn – ki – hô - tê
+ Những bông hoa li la
(Thanh Thảo)
Đọc và tìm hiểu bố cục (4 phần)
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li- la li- la li- la
đi lang thang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
Đoạn 1: Hình tượng người “Kị sĩ văn chương” đơn độc
Đoạn 2: Lor-ca bị bắn và tiếng đàn ghi ta “máu chảy”
Đàn ghi ta của Lor-ca
(Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta)
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chật

li- la li- la li- la
Đoạn 3: Những tiếng đàn không được tiếp tục
Đoạn 4: Suy tư về sự ra đi của Lor-ca
Đàn ghi ta của Lor-ca
(Thanh Thảo)
II.ĐỌC HIỂU :
1. Ý nghĩa câu thơ đề từ :
“Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”
- Trích trong bài “Ghi nhớ” của Lor-ca
- Cây đàn:
+ Biểu tượng của Tây Ban Nha
+ Sự nghiệp sáng tạo của Lor-ca
+ Cuộc đời, nỗi đau, cái chết của Lor-ca
- Chôn cây đàn:
 Lời di chúc của Lor – ca, thể hiện tình yêu đối với nghệ thuật, với đất nước Tây Ban Nha
+ Không phải là phủ nhận sự sáng tạo của Lor-ca
+ Chứng tỏ sự hồi sinh, nối tiếp hành trình sáng tạo
2. Đoạn 1 : Lor-ca - Người nghệ sĩ - chiến sĩ tự do, cô đơn (câu 1 – 6)
- Tiếng đàn bọt nước
Hình ảnh biểu tượng, cảm nhận bằng thị giác, thính giác
Cuộc đời mong manh, ngắn ngủi của Lor-ca.
- Áo choàng đỏ gắt
 Hoán dụ, gợi liên tưởng:
+ Môn đấu bò tót
 Người đấu sĩ kiêu hùng, uy dũng
+ Màu đỏ nóng bỏng, gay gắt
 Không khí chính trị bức bối, ngột ngạt của Tây Ban Nha: Cả đất nước là một đấu trường
 Lor-ca, người chiến sĩ đấu tranh cho tự do dân chủ
- Đi lang thang – miền đơn độc
- Vầng trăng chếnh choáng
- Yên ngựa mỏi mòn
 Tả thực, tượng trưng, từ láy
Người nghệ sĩ cô đơn đi tìm cái đẹp.
* Cảm xúc của tác giả:
Ngưỡng mộ, đồng cảm
 Lor-ca, một kị sĩ đơn độc, lang thang, một ca sĩ dân gian mộng du với bầu trời, vầng trăng
3. Đoạn 2 : Lor-ca - một con người giàu yêu thương, một cái chết oan khuất (câu 7- 18)
- Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
Câu thơ ngắn, hàm súc
 Thời gian đặc quánh, nỗi đau kết đọng, Tây Ban Nha choàng tỉnh, thảng thốt
- Áo choàng bê bết đỏ
- Lor-ca bị điệu về bãi bắn
Tả thực, tượng trưng
Cái chết bi thương, đẫm máu.
- Bầu trời cô gái ấy
- Tiếng ghi-ta lá xanh
Ẩn dụ, âm thanh thành màu sắc: Màu của hy vọng, của tình yêu, sự sống
 Lor-ca, nhà thơ đa tình
- Tiếng ghi-ta nâu
Ẩn dụ, âm thanh thành màu sắc:
màu của đất , màu của vỏ cây đàn ghi ta
Tình yêu quê hương
 Lor-ca, người nghệ sĩ, nhà thơ yêu nước
Tiếng ghi ta
Nâu
Màu của vỏ đàn, của đất, của quê hương
Nỗi niềm hướng tới quê hương
Lá xanh
Màu của sự sống tươi đẹp
Niềm tha thiết với cuộc sống
Tròn bọt nước vỡ tan
Ròng ròng máu chảy
Hình khối, dòng
đau đớn
Tiếng đàn hóa thân thành thân phận, linh hồn, trái tim
người nghệ sĩ Lor-ca.
vỡ oà, xót xa,
tức tưởi
►âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối:
Hình ảnh tượng trưng, siêu thực:
- Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
Tượng trưng, siêu thực, âm thanh thành hình khối
Tiếng đàn vỡ tan, bầu trời vỡ tan, tình yêu vỡ tan.
Tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy
 Âm thanh thành hình ảnh động
 Cái chết bất ngờ, bi thảm
 Sự đau đớn tột cùng của tiếng đàn, của Lor-ca, của nhân dân Tây Ban Nha.
* Cảm xúc của tác giả:
Đau đớn, tiếc thương
 Cái chết đột ngột, oan khuất, hành trình còn dở dang của người chiến sĩ - nghệ sĩ nhân dân Tây Ban Nha
+ Nhân hoá:
+ Hoán dụ:
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
 Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể.
Tiếng đàn của người nghệ sĩ Lor-ca trong khoảnh khắc bi thương:
- niềm yêu tha thiết quê hương, cuộc sống
- mang trong mình một tình yêu thủy chung
- nỗi đau đớn trước cái chết oan khuất
Tiếng ghi ta… máu chảy.
Áo choàng, tiếng ghi ta Lor-ca.
Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động…
4. Sức sống của tiếng đàn và sự giã
biệt của Lorca
a/ Sức sống bất tử
-tiếng đàn như cỏ mọc hoang
-không ai chôn cất tiếng đàn
-giọt nước mắt vầng trăng
b/Giã từ
đường chỉ tay
dòng sông
ghi-ta bạc
Truyền lan mãi,
tự do tồn tại
Nỗi đau thành
hình,hoá vũ trụ
trường cửu
-lá bùa
-trái tim
Đơn độc ngắn ngủi nhưng mãi gắn bó với nghệ thuật
Câm lặng chôn vùi, hi sinh vì nghệ thuật
Bất tử
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Lorca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái di gan
Vào xoáy nước
Chàng ném trái tim mình
Vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la...


5. đoạn 4 (9 dòng thơ cuối)
- Hỡnh ảnh:
+ đường chỉ tay đã đứt:
+ Dòng sông rộng vô cùng: Thế giới là vô biên.
-> Hiểu và chấp nhận số phận.
- Nh?ng hành động:
+ Lorca bơi sang ngang.
+ Chàng ném lá bùa.
+ Chàng ném trái tim mỡnh.
=> Nh?ng suy tư về sự giải thoát của Lor-ca xuất phát từ trái tim yêu quí, kính trọng Lor-ca của tác giả Thanh Thảo.
Nh?ng hành động tự giải thoát của Lor- ca...
cuộc đời ngắn ngủi.
- Kết thúc bài thơ vang lên tiếng: li-la li-la li-la…
→ Một lần nữa tiếng đàn vang lên:
+ Như một bài ca về sự bất tử của một con người.
+ Như bản độc tấu ghi ta ngợi ca Lor-ca
Đàn ghi ta của Lor-ca

III. Tổng kết
- Bài thơ thể hiện:
+ Tình cảm yêu mến, trân trọng, ngưỡng mộ của Thanh Thảo đối với Lor-ca…
+ Thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca
+ Sự kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ
Đàn ghi ta của Lor-ca
(Thanh Thảo)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Minh Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)