Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Bùi Hồ Phương Anh | Ngày 09/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
Nghệ sĩ lớn đã đấu tranh và hi sinh vì tự do, dân chủ của đất nước Tây Ban Nha
- Tài năng nhiều mặt của nghệ thuật hiện đại Tây Ban Nha: thơ ca, hội họa, âm nhạc, sân khấu…
=> Bậc thầy của thi ca hiện đại thế giới, đại diện tiêu biểu cho thế hễ nghệ sĩ mới
2. Đối tượng gợi cảm hứng sáng tác:
«Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên» (Lorca trong tôi – Mãi mãi là bí mật, Thanh Thảo, NXB Lao động, 2004).

Chủ nghĩa tượng trưng đề cao yếu tố tưởng tượng và liên tưởng.
Chủ nghĩa siêu thực đề cao sự ngẫu hứng trực giác, chống lại cái khuôn của lô gic: Sự mất trật tự cố ý lại là nghệ thuật – Goeth
3. Tác phẩm:
HCST: Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” in trong tập Khối vuông ru-bích, tập thơ tiêu biểu cho phong cách và kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo.
Ý nghĩa lời đề từ: (lời di chúc của Lor-ca)
+ Tình yêu say đắm của Lor-ca đối với nghệ thuật, với đất nước Tây Ban Nha
+ Lời nhắn gửi thế hệ sau: từ bỏ nghệ thuật của ông để sáng tạo cái mới
Đại ý: Bài thơ là cảm xúc, suy tưởng của tác giả trước cái chết bi tráng và tài năng của người nghệ sĩ Lor-ca
- Bố cục:
Đoạn 1(6 dòng đầu): Hình ảnh Lor-ca và đất nước Tây Ban Nha
Đoạn 2 (12 dòng tiếp): Cái chết bi thảm của Lor-ca
Đoạn 3 (4 dòng tiếp): Niềm xót thương của tác giả
Đoạn 4 (9 dòng cuối): Suy tư của tác giả về cái chết của Lor-ca
II. ĐỌC- HIỂU
Hình ảnh đất nước Tây Ban Nha và Lor-ca
1.1 Đất nước Tây Ban Nha:
“áo choàng đỏ gắt”
-> nghệ thuật liên tưởng
=> 1.Hình ảnh đấu sĩ – nét văn hóa đặc trưng của Tây Ban Nha
=> 2.Đất nước Tây Ban Nha như một đấu trường khốc liệt
“li-la li-la li-la”
-> từ láy tượng thanh, mô phỏng tiếng đàn ghi ta
=> Giai điệu Tây Ban Cầm
“li-la li-la li-la”
-> tên gọi loài hoa lys (tử đinh hương)
=> loài hoa rực rỡ, ngát hương gắn liền với đất nước Tây Ban Nha, trong ấn tượng của tác giả
 Không gian văn hóa đậm bản sắc Tây Ban Nha được tác giả khắc họa ấn tượng theo lối chấm phá, tượng trưng. Đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng Lor-ca.
1.2 Hình ảnh Lor-ca
“những tiếng đàn bọt nước”
-> nghệ thuật chuyển âm thanh thành hình ảnh
=>1. Sự mong manh, dễ vỡ của nghệ thuật
=> 2. Định mệnh nghiệt ngã của người nghệ sĩ
“đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
-> Hình ảnh quen thuộc trong thơ Lor-ca -> tái cấu trúc, mang tính đa nghĩa
=> Hình ảnh người nghệ sĩ tự do, phóng khoáng nhưng nhỏ bé, đơn độc trong không gian bao la; trong hành trình cách tân nghệ thuật; trong cuộc chiến đấu vì tự do
 Đoạn thơ khái quát số phận, cuộc đời của người nghệ sĩ trong hành trình thoát khỏi nền nghệ thuật già nua; người chiến sĩ trong cuộc chiến chống lại nền chính trị độc tài Tây Ban Nha
Tiểu kết 1
Bằng cách tổ chức lại những hình ảnh thơ quen thuộc trong sáng tác của Lor-ca, Thanh Thảo đã xây dựng nổi bật hình tượng Lor-ca trong không gian văn hóa thấm đẫm chất Tây Ban Nha. Đó là một chiến sĩ dũng cảm của tinh thần tự do, một nghệ sĩ dũng cảm của tinh thần cách tân.
2. Cái chết bi thảm của Lor-ca
“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao”
-> hình ảnh tượng trưng
=> 1. Tiếng hát tự do, yêu đời của đất nước tươi đẹp, hạnh phúc
=> 2. Người nghệ sĩ đang sáng tạo
“bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ”
-> Hình ảnh tượng trưng, từ láy tượng hình
=> Kết thúc đột ngột, phũ phàng, bi thảm
“Lor –ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”
-> hình ảnh thực, biện pháp so sánh
=> Sự bàng hoàng, đau đớn của Lor-ca trước sự đối xử tàn nhẫn của chế độ độc tài phát xít
“tiếng ghi ta”
-> ý thơ quen thuộc của Lor-ca -> ý nghĩa tượng trưng, hình tượng trung tâm, song trùng
=> 1.Tiếng lòng Lor-ca
=> 2. Linh hồn của Lor-ca
=> 3. Tinh thần thơ Lor-ca
=> 3. Số phận Lor-ca
“nâu”
“bầu trời cô gái ấy”
“lá xanh biết mấy”
“tròn bọt nước vỡ tan”
“ròng ròng”
“máu chảy”
-> nghệ thuật hoán dụ cảm giác, nhân hóa, ý nghĩa tượng trưng
=> 1.Âm thanh vỡ òa, thành màu sắc, hình khối, dòng chảy không dứt -> nỗi đau thương, tiếc nuối khôn nguôi
=> 2. Tâm hồn, sự sáng tạo của Lor-ca vẫn mãi âm vang
mộc mạc
tình yêu
hi vọng
đổ vỡ
bi kịch
Tiểu kết 2
Đối lập và nhân hóa là hai biện pháp nghệ thuật nổi bật của đọan thơ. Dù bị các thế lực bạo tàn vùi dập, Lor-ca, nghệ thuật vẫn trường tồn
3. Niềm xót thương của tác giả
“không ai chôn cất tiếng đàn”
-> nghệ thuật ẩn dụ
=> 1. Sự ra đi cô độc của Lorca -> đau đớn
=> 2. Tài năng bất tử của Lor-ca -> ngợi ca
“tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
-> nghệ thuật so sánh
=> 1. Sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca lan tỏa mạnh mẽ, có sức sống mãnh liệt -> ngợi ca
=> 2. Nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu người dẫn đường -> tiếc nuối
“cỏ mọc hoang” – “vầng trăng” – “đáy giếng”
-> hệ thống hình ảnh gợi không gian đa chiều
=> Sáng tạo của Lor-ca sống mãi trong chiều rộng của không gian, chiều sâu của mặt đất, chiều cao của vũ trụ -> ngưỡng mộ
“giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
-> hình ảnh đẹp và buồn, được viết theo lối sắp đặt, tượng trưng - gợi liên tưởng đến sáng tác và cái chết đau đớn của Lor-ca
=> Nỗi xót đau của tác giả trước cái chết bi thương của một tài năng
Tiểu kết 3
Bằng cách sắp đặt những hình ảnh đa nghĩa, giàu tính tượng trưng, tác giả khẳng định sự bất tử của Lor-ca và bộc lộ sự xót thương trước cảnh một tài năng bị đọa đày, vùi lấp.
4. Suy tư của tác giả về cái chết của Lor-ca
“đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc”
-> hình ảnh tương phản, ẩn dụ
=> Lor-ca đã đến một thế giới khác, như một lẽ tất yếu của cuộc sống, cùng với sáng tạo nghệ thuật huyền diệu của ông
“chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt”
-> điệp từ, hình ảnh tượng trưng
=> Lor-ca thanh thản, chủ động chia tay cuộc sống, tình yêu; muốn thế hệ mai từ bỏ con đường của ông để đến với những khám phá nghệ thuật mới mẻ -> sự đồng cảm của Thanh Thảo với Lorca
“li-la li-la li-la …”
-> từ láy tượng thanh
=> 1. Giai điệu bất tận của tiếng đàn
2.Sự trường tồn của tài năng, của nghệ thuật
3. Sự bất tử của cái đẹp
Tiểu kết 4
Người nghệ sĩ ra đi nhưng nghệ thuật, sự sáng tạo, cái đẹp sống mãi với thời gian, với cuộc đời. Hình ảnh tượng trưng, đa nghĩa khiến đoạn thơ ngắn gọn nhưng vẫn giàu sức gợi.
III. TỔNG KẾT
Nghệ thuật tượng trưng được sử dụng với tần số cao. Bài thơ là một tác phẩm trữ tình nhưng có cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc.
Qua hình tượng Lor-ca và tiếng đàn ghi ta, Thanh Thảo đã làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc, thi ca
Bài tập
Nêu cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
Đất nước Tây Ban Nha được gợi lên qua những hình ảnh nào?
Nêu biểu hiện, ý nghĩa của chất nhạc trong bài thơ
Nét tương đồng giữa hình tượng đàn ghita, tiếng đàn ghi ta và hình tượng Lor-ca
1. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

Niềm ngưỡng mộ và đồng cảm sâu sắc đối với thơ Lor-ca
Nỗi đau vô hạn trước số phận bi thảm của nhà thơ
Niềm tin mãnh liệt về sự bất tử cia tiếng đàn, nghệ thuật Lor-ca để lại
2. Đất nước Tây Ban Nha được gợi lên qua những hình ảnh:
Đàn ghita
Áo choàng đỏ
Cô gái Di-gan
Âm thanh mô phỏng tiếng đàn ghita
Hoa lys (tử đinh hương)
3. Chất nhạc trong bài thơ
Biểu hiện
Vần, nhịp thơ
Thủ pháp láy từ, điệp ngữ
Từ láy mô phỏng âm thanh tiếng đàn
Dáng dấp ca khúc và lối diễn tấu
Ý nghĩa
Gợi không gian văn hóa Tây Ban Nha
Gợi đặc trưng phong cách sáng tác Lor-ca
Khắc đậm hình tượng người nghệ sĩ lãng du dùng tiếng đàn để giãi bày nỗi buồn, khát vọng yêu thuơng

4. Nét tương đồng giữa hình tượng đàn ghita, tiếng đàn ghi ta và hình tượng Lor-ca
- Tiếng đàn: đủ cung bậc – các cung bật trong thơ ca, cuộc đời Lor-ca
- Tiếng đàn: không thể chôn – sáng tạo nghệ thuật bất tử của Lor-ca
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Hồ Phương Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)