Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Châu | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la…
( Khối vuông ru bích, NXB Tác phẩm mới,1985)











Bao giờ tôi chết
hãy chôn tôi
cùng cây đàn ghita
trong cát

Bao giờ tôi chết
Giữa những cây cam
và cây bạc hà tốt lành

Bao giờ tôi chết
Xin vui lòng chôn tôi
Trong ngọn phong tiêu.

...
4
F. G. LORCA
c/ Ý nghĩa nhan đề - lời đề từ
I/ Lý thuyết
Tác giả
Tác phẩm
Thuộc thơ
Hoàn cảnh sáng tác - Giá trị
Lời đề từ
II/ Làm văn
Đ1: Cảm nhận 3 khổ đầu (2010)

ĐỀ 2
HÌNH TƯỢNG LORCA


Phẩm chất
Lorca chiến sĩ: khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật, chống lại chế độ độc tài thân phát xít và nền nghệ thuật già nua: Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Lorca nghệ sĩ: cô đơn, mệt mỏi trên hành trình cách tân nghệ thuật nhưng Lorca không dừng bước
=> bi kịch người mở đường: đi lang thang…mỏi mòn
Lorca, nhân cách lớn, tâm hồn đẹp: tình yêu Tổ quốc, nghệ thuật, cái đẹp…thể hiện qua thơ, nhạc, lời đề từ : tiếng ghi ta nâu…..lá xanh biết mấy…bơi sang ngang

2. Số phận
Bị giết hại phũ phàng: cái chết được miêu tả qua
+ Ẩn dụ: áo choàng bê bết đỏ
+Tả thực: Lorca bị điệu …mộng du
Cái chết của nghệ thuật, cái đẹp cũng bị hủy diệt
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
Đau xót, tiếc thương + căm phẫn, tố cáo

3. Sức sống: Lorca bất tử
- tiếng đàn như cỏ mọc hoang: không thể chôn, huỷ diệt được thơ ca, nghệ thuật nói chung của Lor-ca nói riêng, nó vẫn tồn tại mãi trong cuộc đời.
giọt nước mắt vầng trăng: nỗi đau muôn đời ngời sáng trong thơ.
-dòng sông rộng…Lor-ca bơi sang ngang…
=> dòng sông như cuộc đời rộng lớn hay dòng thời gian vô tận mà Lor-ca đã vượt qua bằng cây đàn nghệ thuật, gửi hết tình yêu và ước vọng của mình vào cõi bất tử.

4. Đánh giá:
Bằng những ẩn dụ, so sánh, đối lập giữa cái hữu hạn và cái vô cùng, tác giả suy tưởng về sức sống kì diệu của thơ Lor-ca được sáng tạo bằng trái tim trĩu nặng tình yêu cuộc sống của người nghệ sĩ.
Hiện lên nổi bật trong bài là hình ảnh Lor-ca người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX, đơn độc tuyên chiến với nền chính trị độc tài và nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha.
Lor-ca bị giết chết nhưng hình ảnh và nghệ thuật của Lor-ca sống mãi như một chiến sĩ dũng cảm của tinh thần tự do, một nghệ sĩ quả cảm của tinh thần cách tân.


Đề 3
HÌNH TƯỢNG ĐÀN GHI TA
Giải thích:
Cây đàn là phương tiện sáng tác của Lorca, gắn bó, gần gũi với cuộc đời người nghệ sĩ
Trở thành biểu tượng song trùng: đi đôi, đồng nhất với hình tượng Lorca
Tiếng đàn nhiều cung bậc như cuộc đời nhà thơ đã trải qua bao ngọt ngào và cay đắng, hạnh phúc và bi kịch

2. Chứng minh:
a/ Nội dung
Tiếng đàn mở đầu: những …. bọt nước
dự báo: Lorca tài hoa bạc mệnh
Tiếng đàn – tiếng nói đấu tranh cho tự do, công lí và khát vọng cách tân nghệ thuật ( li la… nghêu ngao)
Tiếng đàn – tiếng nói tâm hồn của một nghệ sĩ gắn bó với quê hương, thiết tha với cuộc sống, giàu tình yêu thương.
( tiếng ghi ta nâu…xanh biết mấy)


- Tiếng đàn gắn với cuộc đời bi tráng và số phận bi thảm của của Lorca. ( tiếng ghi ta tròn bọt nước…ròng ròng máu chảy)
- Tiếng đàn là tiếng ca về cuộc đời bất tử của Lorca( không ai chôn cất…tiếng đàn như cỏ mọc hoang….li la kết thúc)
- Tiếng đàn là di nguyện của người nghệ sĩ giàu nhân cách, đầy tâm huyết với nghệ thuật ( Lorca bơi sang ngang… ..)
b/ Nghệ thuật:
-Cấu trúc của bài thơ phụ thuộc vào hình tượng tiếng đàn. Hình tượng tiếng đàn lặp lại nhiều lần, dẫn dắt mạch thơ và liên kết các khổ thơ
Tiếng đàn lặp lại ở các câu thơ, khổ thơ tạo độ luyến láy của một bài thơ tự do, tạo tính nhạc cao.
Tiếng đàn với nhiều tầng nghĩa tạo chiều sâu cho bài thơ ngắn
Tiếng đàn ghita là một tín hiệu thẩm mĩ : tương giao giữa âm thanh, màu sắc, hình ảnh…tô đậm tiếng đàn nhiều cung bậc qua đó vẽ nên chân dung của chính Lor-ca
3. Đánh giá:
- Bài đậm dấu ấn siêu thực tiêu biểu cho phong cách thơ Thanh Thảo. Hình tượng tiếng đàn là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Lorca.
- Tiếng đàn không thể chôn cất như linh hồn Lorca, thơ Lorca không thể bị hủy diệt. Cây đàn giống như chiếc thuyền đưa Lorca vượt qua dòng thời gian để đến cõi bất tử.
ĐỀ 4:
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HAI HÌNH TƯỢNG TIẾNG ĐÀN, CÂY ĐÀN GHI TA
VÀ LORCA
Phân tích: 2 cách
a/ Hình tượng Lorca
- là một chiến sĩ, nghệ sĩ đơn độc trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài và nền nghệ thuật già nua
Người nghệ sĩ giàu tình yêu quê hương, cuộc đời, khao khát tự do và tràn trề niềm tin, hi vọng vào tương lai bỗng chốc bị sát hại dã man.

- Lor-ca đi vào cõi vĩnh hằng với hình ảnh đẹp và thái độ dứt khoát
=> Lor-ca là hiện thân của vẻ đẹp bi tráng. Cuộc đời đầy bi kịch của Lor-ca được tái hiện bằng những vần thơ cô đọng, đầy sức ám ảnh và giàu chất nhân văn.
- Lor-ca là nghệ sĩ chân chính, tài hoa, sống chết và bất tử với đất nước mình

b/ Hình tượng đàn ghi ta:
- Giàu chất tạo hình, đầy màu sắc, gắn với quê hương, với tình yêu ngọt ngào
- Tiếng đàn có số phận bi thương
- Tiếng đàn có sức sống mãnh liệt
Tiếng đàn là vũ khí đấu tranh, để giãi bày suy nghĩ, tình cảm, khát vọng của Lor-ca.

=> Tiếng đàn xuất hiện trong tác phẩm với tần số cao, day dứt, có sức ám ảnh qua nghệ thuật trùng điệp nhưng không đơn điệu, mỗi lần xuất hiện, tiếng đàn lại mang những tầng nghĩa mới

3. Mối tương quan:
- Suốt chiều dài tác phẩm tiếng đàn và hình tượng Lor-ca lúc song hành, lúc hòa quyện nhau. - Trong tiếng đàn có hình ảnh Lor-ca và ngược lại qua Lor-ca tiếng đàn thành bất tử.
Có lúc nhà thơ qua hình tượng tiếng đàn mà nói lên tâm trạng, bi kịch cuộc đời của Lor-ca.
Có lúc qua hình tượng Lor-ca nhà thơ làm nổi rõ tiếng đàn

Mối tương quan chặt chẽ giữa hai hình tượng làm nổi rõ số phận bi thảm của một con người vì công lí và vì cái đẹp đích thực của nghệ thuật
-Sự tương quan giữa hai hình tượng thơ biến bài thơ thành khúc ca bi tráng đậm chất nhân văn.
Câu nói của Lor-ca: khi tôi … chôn tôi với cây đàn..đã bất tử với thời gian

Cách 2
1/ Giải thích
2/ Phân tích
a/ Vẻ đẹp trong hình tượng Lorca - tiếng đàn
b/ Số phận Lor-ca và tiếng đàn
c/ Sức sống của Lor-ca – tiếng đàn
3/ Đánh giá: mối tương quan

ĐỀ 5:
NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NGHỆ THUẬT QUA
“ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA”
Giải thích:
Lor-ca là nhà cách tân nghệ thuật hiện đại nên để xây dựng hình ảnh cùng những thông điệp nghệ thuật của Lor-ca, Thanh Thảo đã sử dụng hệ thống nghệ thuật mới mẻ, hiện đại
2. Chứng minh
a/ Thể thơ tự do: câu thơ dài ngắn không đều, số lượng từ trong dòng co giãn nhịp nhàng, linh hoạt giúp nhà thơ bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, góp phần hỗ trợ trong việc thể hiện cảm xúc, suy tưởng và tạo nhạc tính cho bài.
b/ Kết cấu trùng điệp:
Trùng điệp hình ảnh ( áo choàng, tiếng ghi ta nâu, lá xanh, tròn bọt nước, ròng ròng máu chảy…),
Trùng điệp âm thanh ( li la… ), điệp cú ( Tây Ban Nha áo choàng…Tây Ban Nha hát nghêu ngao…).
Giữa những câu thơ hàm súc là những khoảng trống, vùng lặng, gợi độ sâu lắng và âm vang
- Bài thơ chặt chẽ mà không gò bó, các hình ảnh thơ nối kết nhau bằng liên tưởng.
c/ Ngôn ngữ:
- Hàm súc: bài thơ cô đọng, kiệm từ “ có sự im lặng giữa các từ”, ý ngoài lời, các tầng ý bật lên qua các biểu tượng
Cách dùng từ mới mẻ, kết hợp nhiều dạng thức ngôn ngữ: ngôn ngữ giản dị đời thường: hát nghêu ngao..ròng ròng máu chảy…; có từ ngữ ước lệ tượng trưng: áo choàng đỏ gắt; có từ ngữ hàm chứa nhiều tầng bậc nghĩa.
Chữ đầu câu viết thường, cuối câu không chấm phẩy tạo ấn tượng về một dòng cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ.

-Ngôn ngữ diễn tả âm thanh theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác: âm thanh vỡ ra thành màu sắc ( tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh), thành hình khối (ghi ta tròn bọt nước), thành hình ảnh động ( tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy)
- Màu sắc gắn với cảm xúc và suy tưởng: áo choàng đỏ gắt, chiếc ghi ta màu bạc.
- Hình ảnh đẹp và buồn ( giọt nước mắt vầng trăng-long lanh trong đáy giếng), giàu sắc thái tượng trưng (ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim vào lặng yên bất chợt).

- Hệ thống ngôn ngữ giàu sắc thái tu từ:
+ so sánh: chàng đi như người mộng du, tiếng đàn như cỏ mọc hoang…
+nhân hoá: vầng trăng chếnh choáng…
+ ngoa dụ: không ai chôn cất tiếng đàn…
+ ẩn dụ: đường chỉ tay đã đứt…
Những chi tiết miêu tả không gian:
+ không gian Tây Ban Nha đặc thù ( tiếng ghi ta, cô gái Di gan, hoang mạc, áo choàng đỏ gắt, hiệp sĩ đấu bò, màu hoa li la tím)
+ Không gian chính trường: cuộc sống ngột ngạt những năm bị bọn độc tài phát xít hoành hành, cuộc sống thanh bình tan vỡ, người nghệ sĩ tự do bị triệu về bãi bắn


d/ Bài thơ giàu nhạc tính:
- Mỗi từ của bài thơ là một nốt nhạc, tính nhạc thể hiện cách tổ chức những hình tượng trùng điệp tạo độ luyến láy
- Các chuỗi âm vang li –la, li-la, li-la luyến láy gợi lên những hợp âm của khúc mở đầu hoặc kết thúc một bản nhạc.
Bằng kết hợp giữa sử thi và thế sự, tráng ca và bi ca, qua tiếng đàn nhà thơ đã cô đúc một thời đại và bi kịch của một con người.

3. Đánh giá
- Dấu ấn thơ siêu thực-> nỗ lực cách tân thơ Việt
=>cảm hứng chủ đạo của bài thơ: niềm ngưỡng mộ và đồng cảm sâu sắc đối với thơ Lor-ca, nỗi đau vô hạn trước số phận bi thảm của nhà thơ, niềm tin mãnh liệt về sự bất tử của tiếng đàn mà Lor-ca để lại.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)