Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca
Chia sẻ bởi Hong Thanh |
Ngày 09/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Giáo án dự thi
Dạy học theo chủ đề tích hợp
dành cho giáo viên trung học
năm học 2014-2015
Họ và tên giáo viên : Nguyễn Hồng Thanh
Điện thoại: 0972148978 Email:[email protected]
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
Mục tiêu bài học
1 Kiến thức văn học:
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng nghệ sĩ, chiến sĩ Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo.
- Nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ hiện đại của tác giả.
2 Kiến thức liên môn:
- Vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng qua đó giúp học sinh mở rộng liên hệ thêm kiến thức lịch sử ( bối cảnh lịch sử đất nước Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX); âm nhạc ( nhạc cụ đàn Ghi ta); văn hóa ( đấu trường dũng sĩ với bò tót ở Tây Ban Nha).
Kết cấu bài học
I. Tìm hiểu chung:
Tác giả
Tác phẩm
I. Đọc – hiểu
1.Ý
nghĩa
nhan đề
và lời
đề từ
2. Hình tượng Lor-ca
a.Lo r-ca,
một nghệ
sĩ cách
tân trong
khung cảnh
chính trị và
nghệ thuật
Tây Ban Nha
b.Lor-ca
một số
phận bi
thảm
c.Lo r-ca
Một tâm
hồn bất
diệt cùng
nền nghệ
thuật chân
chính mà
anh sáng
tao nên.
d.Suy tư
về cuộc
giải thoát
và cách
giã từ
của Lor-ca
III. Tổng
Kết
1.
Nội
dung
2.
Nghệ
thuật
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Thanh Thảo (1946), tên khai sinh là Hồ Thanh Công, quê ỏ tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông là gương mặt tiêu biểu của thể hệ những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ và trong thời hậu chiến.
- Tác phẩm chính: “ Những người đi tới biên”(1977), “ Dấu chân qua trảng cỏ” (1976), “ Khối vuông ru bích” (1985)…
- Năm 2001, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Dựa vào phần Tiểu dẫn SGK và những hiểu biết của mình về nhà thơ Thanh Thảo, em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả?
Nêu những đặc điểm chính của thơ Thanh Thảo?
* Đặc điểm thơ:
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại.
- Có xu, hướng khơi sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới qua hình thức của nhưng câu thơ tự do, bằng sự liên tưởng phóng khoáng, nhịp điệu bất thường đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ và cảm hứng sáng tác:
* Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “ Khối vuông ru bích” xuất bản 1985.
Nêu xuất xứ bài thơ của bài thơ?
* Cảm hứng sáng tác: Được khơi nguồn từ cuộc đời, tài năng và cái chết bi thảm của người nghệ sĩ Lor-ca, từ sự đồng điệu về tâm hồn của hai nghệ sĩ. Cảm hứng chung của bài thơ là cảm ngợi ca tôn vinh cái tài, cái đẹp.
b. Thể thơ, bố cục:
* Thể thơ:
Tự do mang phong cách thơ siêu thực.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
* Bố cục: 4 phần:
- Lor- ca, người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị nghệ thuật Tây Ban Nha ( khổ 1).
- Cái chết bi thảm của Lor-ca ( khổ 2,3).
- Lorca - một tâm hồn bất diệt cùng nền nghệ thuật chân chính mà anh sáng tạo nên( khổ 4).
- Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca ( khổ 5,6).
* Đặc điểm bài thơ:
- Bài thơ được viết theo lối thơ tượng trưng siêu thực với những đặc điểm:
+ Thơ siêu thực chú ý sự tương giao giữa các giác quan.
+ Dùng những kết hợp từ mới lạ độc đáo.
+ Lối diễn đạt tự nhiên.
+ Đề cao tính nhạc trong thơ.
+Dùng nhiều màu sắc , âm thanh, hình khối.
- Bài thơ có 2 hình tượng: Hình tượng tiếng đàn và hình tượng Lor-ca. Hai hình tượng này được thể hiện xuyên suốt bài thơ. Tuy hai nhưng thực chất là một bởi tiếng đàn cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời , thân phận Lor-ca.
e. Đọc diễn cảm
Những tiếng đàn bọt nước
Tây-Ban-Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây-Ban-Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
Tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
II. Đọc – Hiểu
1. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ:
Em hãy nêu cách hiểu của mình về nhan đề bài thơ?
a. Ý nghĩa nhan đề: Bộc lộ sự ngưỡng mộ của Thanh Thảo về nền nghệ thuật Tây Ban Nha, về nghệ sĩ Lor-ca.
b. Lời đề từ:
Bộc lộ tình yêu vô bờ với nền nghệ thuật Tây Ban Nha và với nghệ thuật mà chính Lor-ca sáng tạo nên.
Lời đề từ của bài thơ có những ý nghĩa gì?
Lời tiên cảm của Lor-ca về số phận bản thân mình.
Thể hiện khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca.
2. Hình tượng Lor-ca:
a. Lor-ca, người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:
Đất nước của những tiếng ghi ta “ bọt nước”, lung linh, trầm bổng.
Đất nước Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX được tái hiện qua những hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng đó là những hình ảnh nào?
Xứ sở của những đấu trường rực lửa.
Xứ sở của những bông hoa li la tím biếc.
Xứ sở của những thảo nguyên bao la và vầng trăng bát ngát.
2. Hình tượng Lor-ca:
a. Lor-ca, người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:
- Gợi hình ảnh một dũng sĩ Lor-ca đầy kiêu hãnh trước những con bò phát xít Phrăng cô. Đó là đấu trường giữa Lor-ca với khát vọng tự do dân chủ, khát vọng cách tân nghệ thuật với chế độ chính trị độc tài với nền nghệ thuật già cỗi của Tây Ban Nha lúc bấy giờ.
Qua những hình ảnh biểu tượng đó, gợi em nghĩ đến điều gì?
Các hình ảnh “ vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn” gợi một Lor-ca đơn độc song cũng thật hiên ngang kiêu hãnh.
Các hình ảnh “ vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn” gợi lên trạng thái nào ở Lor-ca?
2. Hình tượng Lor-ca:
b. Lorca- một số phận bi thảm:
- Cái chết bi tráng của Lor-ca được thể hiện qua các hình ảnh:
+ “ áo choàng bê bết đỏ” vừa tả thực về cái chết vừa ẩn dụ cho bi kịch cuộc đời Lor-ca.
+ “ chàng đi như người mộng du” khắc họa một tư thế ung dung bình thản của người chiến sĩ trước họng súng quân thù.
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Chỉ ra ý nghĩa các hình ảnh diễn tả cái chết của Lor-ca trong khổ thơ thứ thứ 2:
+Tây Ban Nha/hát nghêu ngao
+ áo choàng bê bết đỏ
+ chàng đi như người mộng du
Nhóm 2: Chỉ ra ý nghĩa các hình ảnh diễn tả hình tượng tiếng đàn trong khổ 3:
+ tiếng ghi ta nâu
+ tiếng ghi ta lá xanh
+ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
- Nhóm 3: Chỉ ra những nét chính về nghệ thuật của hai khổ thơ.
- Hình tượng tiếng đàn ẩn dụ cho cuộc đời và số phận Lor-ca:
+ “tiếng ghi ta nâu” là màu của đất đai đồng nội, là gam màu trầm buồn da diết, gắn với quẵng đời buồn bã của Lor-ca.
+ “ tiếng ghi ta lá xanh” là màu của cỏ cây , hoa lá quê hương, màu của tuổi trẻ, của hạnh phúc, tình yêu. Đó là tiếng đàn hoài niệm về một tình yêu ngọt ngào, tha thiết.
+” tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” thật đẹp nhưng cũng mỏng manh, dễ vỡ phải chăng đó là số phận của cái đẹp trong thời đại bạo tàn.
+ “ tiếng ghi ta/ròng ròng máu chảy” chỉ cái chết đầy bi thương của Lor-ca.
2. Hình tượng Lor-ca:
b. Lorca- một số phận bi thảm:
Nhệ thuật:
+ Đối lập giữa lạc quan, yêu đời ( hát nghêu ngao) với sự thật phũ phàng ( áo choàng bê bết đỏ) càng làm nổi bật sự kinh hoàng, thảng thốt.
+ Hoán dụ: “ áo choàng bê bết đỏ” chỉ cảnh Lor-ca bị hành hình.
+ Điệp từ : “ tiếng ghi ta” được đặt đầu các dòng thơ mỗi lúc một thống thiết nó như là sự lên tiếng của thân phận.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ tiếng ghi ta ( thính giác) sang ghi ta nâu, ghi ta lá xanh... (thị giác).
+ Dòng thơ đặc biệt: “ tiếng ghi ta/ròng ròng máu chảy”. Câu thơ đứt đôi diễn tả cái chết đột ngột bất ngờ cắt ngang cuộc đời nghệ sĩ tài hoa. Cái chết đó không chỉ bất ngờ, đau đớn với đất nền nghệ thuật TBN mà với cả nền nghệ thuật thế giới.
2. Hình tượng Lorca:
c. Lorca- một tâm hồn bất diệt cùng nền nghệ thuật chân chính mà anh sáng tạo nên:
- Cảm hứng tôn vinh, ngưỡng mỗ trước sự bất tử của tiếng đàn.
Nếu ở khổ thơ 2,3 là cảm hứng bi thương thì sang khổ 4 cảm hứng chung của khổ thơ là gì?
Hãy nêu cách hiểu của bản thân về khổ thơ thứ 4?
- Tiếng đàn là biểu tượng cho nghệ thuật mà Lor-ca sáng tạo nên, nó sẽ sống mãi với thời gian:
+ Hình ảnh “ cỏ mọc hoang” chỉ sức sống bền bỉ, kiên cường không gì có thể dập tắt được của tiếng đàn.
+ Hình ảnh: “ giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh đáy giếng” biểu tượng cho cái đẹp, cho sự bất tử của nghệ thuật.
2. Hình tượng Lor-ca:
d. Suy nghĩ về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lorca
- “ đường chỉ tay đã đứt” khẳng định sinh mệnh Lor-ca đã chấm dứt.
- “ dòng sông rộng vô cùng” tượng trưng cho dòng sông cuộc đời của mỗi người.
- “ Lor-ca bơi sang ngang” nghĩa là từ bỏ tất cả không còn vương vấn nữa, “ màu bạc” cũng là màu của hư vô, hư ảo.
Thảo luận:
- Nhóm 1: Chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh thơ:
+ “ đường chỉ tay đã đứt”
+ “ dòng sông rộng vô cùng”
+ “ Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bac”
- Nhóm 2: Chỉ ra ý nghĩa của hành động : “ ném lá bùa”, “ ném trái tim”.
- Nhóm 3: Chỉ ra ý nghĩa của chuỗi âm li la- lila- li la ở đầu và ở cuối bài thơ?
- Hành động “ ném lá bùa”, “ ném trái tim”. Lá bùa là thần hộ mênh, trái tim là sự sống giờ đây Lor-ca không cần đến nữa.
Chuỗi âm “ li-la li-la li-la” luyến láy ở đầu bài thơ gợi liên tưởng tiếng vang của chùm hợp âm mở đầu bản giao hưởng. Chuỗi âm đó được lặp lại ở cuối bài thơ gợi tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh đầy dư ba sau khi phần lời đã kết thúc.
III. Tổng kêt:
1. Về nội dung:
Qua hình tượng tiếng đàn, bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc của Thanh Thảo trước cái chết bi thảm của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Đồng thời khẳng định những giá trị nghệ thuật mà Lor-ca sáng tạo nên sẽ còn trường tồn mãi mãi.
2. Về nghệ thuật:
- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa thơ và nhạc, các hình ảnh thơ mới lạ, giàu sức biểu tượng, ngôn từ mới mẻ độc đáo...
Củng cố, luyện tập
Một nghệ sĩ tự do, cô đơn với khát vọng cách tân nghệ thuật.
Một tâm hồn kiên cường, bất khuất.
Một chiến sỹ với khát vọng tự do dân chủ.
Một nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh.
Những cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca được thể thiện qua bài thơ?
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
Thông qua bài học, em được mở rộng thêm kiến thức ở những lĩnh vực nào?
- Lịch sử: Bối cảnh lịch sử đất nước Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX.
- Âm nhạc: nhạc cụ đàn ghi ta.
- Văn hóa: Đấu trường bò tót- dũng sĩ ở Tây Ban Nha.
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
Từ hình tượng Lora, em rút ra điều gì cho bản thân?
- Có thái độ đấu tranh, bảo vệ lẽ phải.
- Có thái độ sống nhân văn, cao đẹp.
- Có ý thức sáng tạo trong học tập cũng như lao động.
Hướng dẫn học bài ở nhà
1.Hướng dẫn học bài ở nhà:
Phong cách thơ Thanh Thảo.
Đặc điểm bài thơ.
Ý nghĩa lời đề từ.
- Phân tích :
+ Hình tượng Lor-ca.
+ Hình tượng tiếng đàn
- Những nét nghệ thuật chính của bài thơ
2. Chuẩn bị bài mới
Các bài đọc thêm:
- Bác ơi – Tố Hữu.
- Tự do – P. E–LUY–A.
Chân thành cảm ơn quý thầy, cô cùng các em học sinh !
Dạy học theo chủ đề tích hợp
dành cho giáo viên trung học
năm học 2014-2015
Họ và tên giáo viên : Nguyễn Hồng Thanh
Điện thoại: 0972148978 Email:[email protected]
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
Mục tiêu bài học
1 Kiến thức văn học:
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng nghệ sĩ, chiến sĩ Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo.
- Nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ hiện đại của tác giả.
2 Kiến thức liên môn:
- Vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng qua đó giúp học sinh mở rộng liên hệ thêm kiến thức lịch sử ( bối cảnh lịch sử đất nước Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX); âm nhạc ( nhạc cụ đàn Ghi ta); văn hóa ( đấu trường dũng sĩ với bò tót ở Tây Ban Nha).
Kết cấu bài học
I. Tìm hiểu chung:
Tác giả
Tác phẩm
I. Đọc – hiểu
1.Ý
nghĩa
nhan đề
và lời
đề từ
2. Hình tượng Lor-ca
a.Lo r-ca,
một nghệ
sĩ cách
tân trong
khung cảnh
chính trị và
nghệ thuật
Tây Ban Nha
b.Lor-ca
một số
phận bi
thảm
c.Lo r-ca
Một tâm
hồn bất
diệt cùng
nền nghệ
thuật chân
chính mà
anh sáng
tao nên.
d.Suy tư
về cuộc
giải thoát
và cách
giã từ
của Lor-ca
III. Tổng
Kết
1.
Nội
dung
2.
Nghệ
thuật
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Thanh Thảo (1946), tên khai sinh là Hồ Thanh Công, quê ỏ tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông là gương mặt tiêu biểu của thể hệ những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ và trong thời hậu chiến.
- Tác phẩm chính: “ Những người đi tới biên”(1977), “ Dấu chân qua trảng cỏ” (1976), “ Khối vuông ru bích” (1985)…
- Năm 2001, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Dựa vào phần Tiểu dẫn SGK và những hiểu biết của mình về nhà thơ Thanh Thảo, em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả?
Nêu những đặc điểm chính của thơ Thanh Thảo?
* Đặc điểm thơ:
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại.
- Có xu, hướng khơi sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới qua hình thức của nhưng câu thơ tự do, bằng sự liên tưởng phóng khoáng, nhịp điệu bất thường đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ và cảm hứng sáng tác:
* Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “ Khối vuông ru bích” xuất bản 1985.
Nêu xuất xứ bài thơ của bài thơ?
* Cảm hứng sáng tác: Được khơi nguồn từ cuộc đời, tài năng và cái chết bi thảm của người nghệ sĩ Lor-ca, từ sự đồng điệu về tâm hồn của hai nghệ sĩ. Cảm hứng chung của bài thơ là cảm ngợi ca tôn vinh cái tài, cái đẹp.
b. Thể thơ, bố cục:
* Thể thơ:
Tự do mang phong cách thơ siêu thực.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
* Bố cục: 4 phần:
- Lor- ca, người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị nghệ thuật Tây Ban Nha ( khổ 1).
- Cái chết bi thảm của Lor-ca ( khổ 2,3).
- Lorca - một tâm hồn bất diệt cùng nền nghệ thuật chân chính mà anh sáng tạo nên( khổ 4).
- Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca ( khổ 5,6).
* Đặc điểm bài thơ:
- Bài thơ được viết theo lối thơ tượng trưng siêu thực với những đặc điểm:
+ Thơ siêu thực chú ý sự tương giao giữa các giác quan.
+ Dùng những kết hợp từ mới lạ độc đáo.
+ Lối diễn đạt tự nhiên.
+ Đề cao tính nhạc trong thơ.
+Dùng nhiều màu sắc , âm thanh, hình khối.
- Bài thơ có 2 hình tượng: Hình tượng tiếng đàn và hình tượng Lor-ca. Hai hình tượng này được thể hiện xuyên suốt bài thơ. Tuy hai nhưng thực chất là một bởi tiếng đàn cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời , thân phận Lor-ca.
e. Đọc diễn cảm
Những tiếng đàn bọt nước
Tây-Ban-Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây-Ban-Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
Tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
II. Đọc – Hiểu
1. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ:
Em hãy nêu cách hiểu của mình về nhan đề bài thơ?
a. Ý nghĩa nhan đề: Bộc lộ sự ngưỡng mộ của Thanh Thảo về nền nghệ thuật Tây Ban Nha, về nghệ sĩ Lor-ca.
b. Lời đề từ:
Bộc lộ tình yêu vô bờ với nền nghệ thuật Tây Ban Nha và với nghệ thuật mà chính Lor-ca sáng tạo nên.
Lời đề từ của bài thơ có những ý nghĩa gì?
Lời tiên cảm của Lor-ca về số phận bản thân mình.
Thể hiện khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca.
2. Hình tượng Lor-ca:
a. Lor-ca, người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:
Đất nước của những tiếng ghi ta “ bọt nước”, lung linh, trầm bổng.
Đất nước Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX được tái hiện qua những hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng đó là những hình ảnh nào?
Xứ sở của những đấu trường rực lửa.
Xứ sở của những bông hoa li la tím biếc.
Xứ sở của những thảo nguyên bao la và vầng trăng bát ngát.
2. Hình tượng Lor-ca:
a. Lor-ca, người nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha:
- Gợi hình ảnh một dũng sĩ Lor-ca đầy kiêu hãnh trước những con bò phát xít Phrăng cô. Đó là đấu trường giữa Lor-ca với khát vọng tự do dân chủ, khát vọng cách tân nghệ thuật với chế độ chính trị độc tài với nền nghệ thuật già cỗi của Tây Ban Nha lúc bấy giờ.
Qua những hình ảnh biểu tượng đó, gợi em nghĩ đến điều gì?
Các hình ảnh “ vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn” gợi một Lor-ca đơn độc song cũng thật hiên ngang kiêu hãnh.
Các hình ảnh “ vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn” gợi lên trạng thái nào ở Lor-ca?
2. Hình tượng Lor-ca:
b. Lorca- một số phận bi thảm:
- Cái chết bi tráng của Lor-ca được thể hiện qua các hình ảnh:
+ “ áo choàng bê bết đỏ” vừa tả thực về cái chết vừa ẩn dụ cho bi kịch cuộc đời Lor-ca.
+ “ chàng đi như người mộng du” khắc họa một tư thế ung dung bình thản của người chiến sĩ trước họng súng quân thù.
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Chỉ ra ý nghĩa các hình ảnh diễn tả cái chết của Lor-ca trong khổ thơ thứ thứ 2:
+Tây Ban Nha/hát nghêu ngao
+ áo choàng bê bết đỏ
+ chàng đi như người mộng du
Nhóm 2: Chỉ ra ý nghĩa các hình ảnh diễn tả hình tượng tiếng đàn trong khổ 3:
+ tiếng ghi ta nâu
+ tiếng ghi ta lá xanh
+ tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
- Nhóm 3: Chỉ ra những nét chính về nghệ thuật của hai khổ thơ.
- Hình tượng tiếng đàn ẩn dụ cho cuộc đời và số phận Lor-ca:
+ “tiếng ghi ta nâu” là màu của đất đai đồng nội, là gam màu trầm buồn da diết, gắn với quẵng đời buồn bã của Lor-ca.
+ “ tiếng ghi ta lá xanh” là màu của cỏ cây , hoa lá quê hương, màu của tuổi trẻ, của hạnh phúc, tình yêu. Đó là tiếng đàn hoài niệm về một tình yêu ngọt ngào, tha thiết.
+” tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” thật đẹp nhưng cũng mỏng manh, dễ vỡ phải chăng đó là số phận của cái đẹp trong thời đại bạo tàn.
+ “ tiếng ghi ta/ròng ròng máu chảy” chỉ cái chết đầy bi thương của Lor-ca.
2. Hình tượng Lor-ca:
b. Lorca- một số phận bi thảm:
Nhệ thuật:
+ Đối lập giữa lạc quan, yêu đời ( hát nghêu ngao) với sự thật phũ phàng ( áo choàng bê bết đỏ) càng làm nổi bật sự kinh hoàng, thảng thốt.
+ Hoán dụ: “ áo choàng bê bết đỏ” chỉ cảnh Lor-ca bị hành hình.
+ Điệp từ : “ tiếng ghi ta” được đặt đầu các dòng thơ mỗi lúc một thống thiết nó như là sự lên tiếng của thân phận.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ tiếng ghi ta ( thính giác) sang ghi ta nâu, ghi ta lá xanh... (thị giác).
+ Dòng thơ đặc biệt: “ tiếng ghi ta/ròng ròng máu chảy”. Câu thơ đứt đôi diễn tả cái chết đột ngột bất ngờ cắt ngang cuộc đời nghệ sĩ tài hoa. Cái chết đó không chỉ bất ngờ, đau đớn với đất nền nghệ thuật TBN mà với cả nền nghệ thuật thế giới.
2. Hình tượng Lorca:
c. Lorca- một tâm hồn bất diệt cùng nền nghệ thuật chân chính mà anh sáng tạo nên:
- Cảm hứng tôn vinh, ngưỡng mỗ trước sự bất tử của tiếng đàn.
Nếu ở khổ thơ 2,3 là cảm hứng bi thương thì sang khổ 4 cảm hứng chung của khổ thơ là gì?
Hãy nêu cách hiểu của bản thân về khổ thơ thứ 4?
- Tiếng đàn là biểu tượng cho nghệ thuật mà Lor-ca sáng tạo nên, nó sẽ sống mãi với thời gian:
+ Hình ảnh “ cỏ mọc hoang” chỉ sức sống bền bỉ, kiên cường không gì có thể dập tắt được của tiếng đàn.
+ Hình ảnh: “ giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh đáy giếng” biểu tượng cho cái đẹp, cho sự bất tử của nghệ thuật.
2. Hình tượng Lor-ca:
d. Suy nghĩ về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lorca
- “ đường chỉ tay đã đứt” khẳng định sinh mệnh Lor-ca đã chấm dứt.
- “ dòng sông rộng vô cùng” tượng trưng cho dòng sông cuộc đời của mỗi người.
- “ Lor-ca bơi sang ngang” nghĩa là từ bỏ tất cả không còn vương vấn nữa, “ màu bạc” cũng là màu của hư vô, hư ảo.
Thảo luận:
- Nhóm 1: Chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh thơ:
+ “ đường chỉ tay đã đứt”
+ “ dòng sông rộng vô cùng”
+ “ Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bac”
- Nhóm 2: Chỉ ra ý nghĩa của hành động : “ ném lá bùa”, “ ném trái tim”.
- Nhóm 3: Chỉ ra ý nghĩa của chuỗi âm li la- lila- li la ở đầu và ở cuối bài thơ?
- Hành động “ ném lá bùa”, “ ném trái tim”. Lá bùa là thần hộ mênh, trái tim là sự sống giờ đây Lor-ca không cần đến nữa.
Chuỗi âm “ li-la li-la li-la” luyến láy ở đầu bài thơ gợi liên tưởng tiếng vang của chùm hợp âm mở đầu bản giao hưởng. Chuỗi âm đó được lặp lại ở cuối bài thơ gợi tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh đầy dư ba sau khi phần lời đã kết thúc.
III. Tổng kêt:
1. Về nội dung:
Qua hình tượng tiếng đàn, bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc của Thanh Thảo trước cái chết bi thảm của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Đồng thời khẳng định những giá trị nghệ thuật mà Lor-ca sáng tạo nên sẽ còn trường tồn mãi mãi.
2. Về nghệ thuật:
- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa thơ và nhạc, các hình ảnh thơ mới lạ, giàu sức biểu tượng, ngôn từ mới mẻ độc đáo...
Củng cố, luyện tập
Một nghệ sĩ tự do, cô đơn với khát vọng cách tân nghệ thuật.
Một tâm hồn kiên cường, bất khuất.
Một chiến sỹ với khát vọng tự do dân chủ.
Một nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh.
Những cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca được thể thiện qua bài thơ?
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
Thông qua bài học, em được mở rộng thêm kiến thức ở những lĩnh vực nào?
- Lịch sử: Bối cảnh lịch sử đất nước Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX.
- Âm nhạc: nhạc cụ đàn ghi ta.
- Văn hóa: Đấu trường bò tót- dũng sĩ ở Tây Ban Nha.
CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
Từ hình tượng Lora, em rút ra điều gì cho bản thân?
- Có thái độ đấu tranh, bảo vệ lẽ phải.
- Có thái độ sống nhân văn, cao đẹp.
- Có ý thức sáng tạo trong học tập cũng như lao động.
Hướng dẫn học bài ở nhà
1.Hướng dẫn học bài ở nhà:
Phong cách thơ Thanh Thảo.
Đặc điểm bài thơ.
Ý nghĩa lời đề từ.
- Phân tích :
+ Hình tượng Lor-ca.
+ Hình tượng tiếng đàn
- Những nét nghệ thuật chính của bài thơ
2. Chuẩn bị bài mới
Các bài đọc thêm:
- Bác ơi – Tố Hữu.
- Tự do – P. E–LUY–A.
Chân thành cảm ơn quý thầy, cô cùng các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hong Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)