Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca

Chia sẻ bởi Trương Thị Thanh Hà | Ngày 09/05/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: Tuần 14. Đàn ghi ta của Lorca thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô giáo
và các em học sinh!


GV: Trương Thị Thanh Hà
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo

I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
1. Tác giả
-Tên Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi.
-Là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
-Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của ND,đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
-Thơ ông ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
2. Tác phẩm
Xuất xứ:
+ In trong tập “Khối vuông ru bích” (1985),tập thơ tiêu biểu cho phong cách và kiểu tư duy thơ Thanh Thảo.
Cấu trúc thơ: Mô hình mở,khước từ khuôn mẫu ổn định để giải phóng cảm xúc và tưởng tượng.

2. Tác phẩm
- Xuất xứ
Đối tượng gợi cảm hứng sáng tác:
Ph.G.Lor-ca
+ Nghệ sĩ lớn của đất nước Tây Ban Nha :
đấu tranh và hi sinh vì tự do,dân chủ ; khát vọng cách tân nghệ thật .
+ Tài năng nhiều măt : thơ ca, hội họa, âm nhạc, sân khấu…
+ Ông đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại năm 1936.
“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
«Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên» (Lorca trong tôi – Mãi mãi là bí mật, Thanh Thảo, NXB Lao động, 2004).
2. Tác phẩm
-Xuất xứ
- Đối tượng gợi cảm hứng sáng tác:
-Thể thơ:
Thể thơ tự do mang phong cách siêu thực-tượng trưng
* Chủ nghĩa siêu thực : xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX, trở thành một cuộc cách mạng trong thơ ca thể hiện qua việc phá vỡ các khuôn mẫu tư tưởng, đánh thức khát vọng vươn dậy khỏi mọi trói buộc của con người; chú trọng khai thác cái ngẫu hứng, đề cao sự liên tưởng cá nhân độc đáo
*Chủ nghĩa tượng trưng: ra đời cuối thế kỉ XIX, hình tượng trong thơ tượng trưng mang tính chất đa nghĩa.
Đề cao yếu tố liên tưởng, tưởng tượng.
=> Cái tôi “đa ngã”, cái tôi “chưa biết”
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
2. Bố cục
-6 dòng thơ đầu: Lor-ca- nghệ sĩ tự do, đơn độc

-12 dòng thơ tiếp: Lor-ca- cái chết oan khuất, bi phẫn

-13 dòng thơ cuối: Lor-ca- linh hồn sáng trong, bất tử
3. Tìm hiểu bài thơ
a)Ý nghĩa lời đề từ:
“ khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
Lời di chúc sớm của Lor-ca
+ Tình yêu say đắm của Lor-ca đối với nghệ thuật, với đất nước Tây Ban Nha
+ Lời nhắn gửi thế hệ sau: từ bỏ nghệ thuật của ông để sáng tạo cái mới
b. 6 dòng đầu.
Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li- la li- la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
…..
b. 6 dòng đầu.
+“những tiếng đàn” - “bọt nước”
âm thanh hình ảnh
->So sánh ẩn dụ mới mẻ
->Sự mong manh, dễ vỡ của tiếng đàn
-> Định mệnh nghiệt ngã của người nghệ sĩ.
+Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”->gợi những đấu trường bò tót truyền thống của TBNha
Gợi hình dung về một đấu trường đặc biệt:
Khát vọng dân chủ >< Nền chính trị độc tài
Khát vọng cách tân NT >< Nền NT già nua
Hoa Lila được trồng nhiều ở Tây Ban Nha
b. 6 dòng đầu
+ “đi lang thang”, “ miền đơn độc”, “vầng trăng chếnh choáng”,“yên ngựa mỏi mòn”
-> Hình ảnh người nghệ sĩ lang thang, tự do nhưng lại bé nhỏ, cô đơn trên hành trình tranh đấu.
*Bằng cách tổ chức lại những hình ảnh thơ quen thuộc trong sáng tác của Lor-ca, Thanh Thảo đã xây dựng nổi bật hình tượng Lor-ca trong không gian văn hóa thấm đẫm chất Tây Ban Nha. Đó là một chiến sĩ dũng cảm của tinh thần tự do, một nghệ sĩ dũng cảm của tinh thần cách tân.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thanh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)