Tuần 13. Viết bài làm văn số 3 (bài làm ở nhà)

Chia sẻ bởi Lê Thành Đạt | Ngày 26/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Viết bài làm văn số 3 (bài làm ở nhà) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

MB: Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, “một thế giới phẳng”, kỉ nguyên của kĩ thuật số, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, con người nỗ lực không mệt mỏi để phát minh ra những sáng chế, những công cụ phục vụ, đáp ứng nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó, in-tơ-net nói chung và các mạng xã hội nói riêng là những công cụ vô cùng tiện ích. Facebook (viết tắt là FB), một mạng xã hội tuy ra đời muộn hơn một số bậc tiền bối như: Myspace, Yahoo!,Blog,…nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một mạng xã hội khổng lồ, số một thế giới, thu hút hàng tỉ người tham gia, lấn át các đối thủ. Chỉ thế thôi đã có thể thấy ma lực của nó, sự tiện ích cũng như ảnh hưởng của nó tới xã hội. Trải qua gần một thập kỉ phát triển (từ năm 2004 đến nay), nó cũng bộc lộ không ít mặt trái, mặt tiêu cực. Đối tượng tham gia FB được qui định từ 13 tuổi trở lên, song thực tế nó có sức hút mãnh liệt với bất cứ ai, đông nhất vẫn là tuổi trẻ,học sinh, sinh viên.Vì thế, đã xuất hiện một hiện tượng đời sống mới _hiện tượng nghiện facebook.
TB:.
Hiện trạng: khi bước vào thế giới của FB, rất nhiều người đã không cưỡng nỗi sự lôi cuốn như mê hoặc của nó. Vào FB vì thế thành một thói quen không thể từ bỏ, một hội chứng “nghiện”.Nghiện FB ko già trẻ,công nhân hay học sinh,..một khi đã nghiện thì việc gì cũng lq đến FB: ăn fb,chơi fb, ngủ fb...FB dễ sa vào, khó dứt ra.
Lướt FB của nhiều bạn trẻ không khó tìm gặp những status (trạng thái) - những “tuyên ngôn” bản thân gây bất ngờ như: “Một ngày không vào FB cứ thấy bứt rứt, “nhớ” FB quá!!!” hay “Ăn mì tôm sống qua ngày nhưng được vào FB là OK hết!”… Rất nhiều học sinh, sinh viên nếu ngày nào không vào FB thì thấy “ngứa ngáy không chịu được”, họ có thể thức thâu đêm để cập nhật status (tình trạng), comment (bình luận), like ảnh hay các link, page… thử các ứng dụng, gia nhập các hội nhóm…. ; một số “nghiện” đến mức online chỉ vì một mục đích duy nhất là để vào…Facebook!!!
Bạn T, lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ: “Em biết dùng FB từ khi chưa có máy tính, thấy bạn bè chơi nên cũng vào cho biết, rồi giờ nghiện hẳn, không vào là cứ bứt rứt không yên. Em mê FB tới mức chỉ muốn được ngồi lì trước máy tính để tán gẫu, xem, đọc rồi like những page mình thích”. Cũng một trường hợp tương tự, bạn T.L - Sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh cho biết: “Cứ hễ bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc gì đó thì mình lại bị cuốn vào FB, hết xem ảnh của mấy đứa bạn lại qua comment đi comment lại. Mỗi mùa thi, ngồi ôm quyển sách đọc được năm ba câu thì ghé qua FB đến cả tiếng đồng hồ. Khổ nỗi, cứ đọc sách là buồn ngủ mà vào FB cả đêm lại thấy tỉnh táo như thường . "
Khác với những “con nghiện” vô tư này, có nhiều bạn nhận ra những rắc rối do nghiện FB và trăn trở tìm cách “cai” bằng nhiều biện pháp khác nhau: xóa phần mềm FB trong điện thoại; cài phần mềm khác thay thế hoặc có bạn còn dán khẩu hiệu “một ngày lên FB 1 lần” khắp phòng học… Đã có người cai được, nhưng không ít thì đâu vẫn vào đó. FB quả thực là thói quen dễ nghiện nhưng khó bỏ!
Lý giải:Theo các thống kê, Facebook hiện đang có 901 triệu tài khoản (tính đến tháng 3 năm 2012), với hơn 500 triệu tài khoản hoạt động thường xuyên. 
Nếu Facebook quyến rũ như vậy, chắc hẳn phải có gì đó trong các hoạt động của người dùng mà đáp ứng được sự mong ước, thỏa mãn được họ. Bằng việc phân tích các hoạt động phổ biến nhất của người dùng Facebook, chúng ta có thể biết được sự hấp dẫn về mặt tâm lý và xã hội mà mạng xã hội này đem lại.
 
Nếu thầy là một người thường xuyên sử dụng Facebook giống như em, thầy chắc hẳn sẽ nhận ra có rất nhiều dạng status hằng ngày trên trang News Feed của thầy. Có những người cố gắng tỏ ra bí ẩn với status của họ và khiến mọi người phải tò mò, hay những người đơn thuần than phiền về cuộc sống của họ. Đừng ngạc nhiên hỏi vì sao người này lại muốn những người khác quan tâm đến status của họ, vì việc đó cũng giống như chúng ta muốn mọi người giao tiếp và nói chuyện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thành Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)