Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài)

Chia sẻ bởi Hà Phương Thái | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

PHẠM NGŨ LÃO
Tiết 37
THUẬT HOÀI
Hình ảnh này gợi nhớ giai thoại gì về Phạm Ngũ Lão ?
Phạm Ngũ Lão trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân
Lễ hội Phù Ủng- Hưng Yên
Phạm Ngũ Lão trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân
Phạm Ngũ Lão – Danh Tướng Làng Phù Ủng
Phiên âm
Dịch thơ
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
Giặc Mông-Nguyên xâm lược
Trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư, quân ta thắng lớn
Trận Tây Kết-Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô
Trận Vạn Kiếp-Hưng Đạo Vương cùng các tướng đại thắng
Trận biên giới-Phạm Ngũ Lão cùng các tướng phục kích Thoát Hoan
Trận trên sông Bạch Đằng
Kháng chiến thắng lợi
 Lê Quý Đôn từng nói : “Phạm Ngũ Lão là người trong sáng , cứng rắn , cao thượng , thanh liêm , có phong độ như kẻ sĩ quân tử đời Tây Hán , thật không phải người tầm thường có thể theo kịp được . Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc , hoà nhã mà có lễ độ , cho nên nhân vật trong 1 thời có khí tự lập , hào hiệp cao siêu , vững vàng vượt ra ngoài thói thường , làm rạng rỡ trong sử sách , trên không hổ với trời , dưới không thẹn dưới đất” .
Sách Đại việt sử ký toàn thư viết : Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách , là người phóng khoáng , có chí lớn , thích ngâm thơ , tựa như không để ý đến việc võ binh . Nhưng quân ông chỉ huy , thực là đội quân phụ tử , hễ đánh là thắng .
Sử gia Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư rằng : Tôi từng thấy các danh Tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch , Phạm Điện Suý ( Phạm Ngũ Lão ) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ , nào phải riêng nghề võ . Thế mà dùng binh tinh nhuệ , hễ đánh là thắng , hễ tấn công là chiếm được , người xưa cũng không ai có thể qua nổi các ông 
Khổng Minh - Gia Cát Lượng
1.Tác giả:
I.Tìm hiểu chung




Đọc phần Tiểu dẫn SGK. Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Ngũ lão ?
1.Tác giả:
I.Tìm hiểu chung




Phạm Ngũ Lão – danh tướng đời Trần
Ông là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông.
Là người có khí tiết, có tài năng ( văn võ toàn tài), được nhân dân kính trọng vua Trần nể phục, tin dụng.

Tác phẩm: còn lại 2 bài thơ:
+ Thuật Hoài
+ Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
1.Tác giả:
I.Tìm hiểu chung
2.Tác phẩm
Trình bày những hiểu biết của em về bài thơ theo mẫu sau ?
Hoàn cảnh sáng tác
Thể thơ
Nhan đề
1.Tác giả:
I.Tìm hiểu chung
Bố cục
2.Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
* Thể thơ
Ước đoán: Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông lần 2.
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, viết bằng chữ Hán
“Tỏ lòng”: Thuật: kể, bày tỏ
Hoài: nỗi lòng
=> Bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng.
* Nhan đề
* Bố cục
2 câu đầu:
Tư thế, của người anh hùng thời đại và khí thế của ba quân thời Trần.
- 2 câu sau:
Quan niệm về chí nam nhi và nỗi lòng của nhà thơ.
1. Hai câu đầu.
II. Đọc–hiểu văn bản
Tư thế người anh hùng thời Trần
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.)
1. Hai câu đầu:
Hành động:“Hoành sóc”: lột tả được nội lực, sức mạnh, tư thế chủ động.
- Tư thế ( đặt ngang ):
+ Không gian: núi sông
+ Thời gian: mấy mùa thu rồi
II. Đọc–hiểu văn bản
* Tư thế người anh hùng thời Trần
-> Tư thế vừa hùng dũng, vĩ đại, lớn lao có thể sánh cùng đất trời vừa vững chãi, bền bỉ theo thời gian.
1. Hai câu đầu:
- Ba quân: mạnh mẽ, khí thế như hổ báo.
Bút pháp khoa trương, phóng đại: ví sức mạnh, khí thế có thể nuốt trôi trâu.
-> Nhấn mạnh, tô đậm sức mạnh, khí thế của ba quân thời Trần.
II. Đọc–hiểu văn bản
* Khí thế ba quân thời Trần.
=> Sức mạnh bách chiến bách thắng - sức mạnh mang hào khí Đông A
1. Hai câu đầu:
=> Hai câu thơ đã lột tả một cách sinh động không khí của thời đại.
1. Hai câu đầu:
2. Hai câu cuối:
Hai câu thơ đã thể hiện được
quan niệm, nỗi lòng gì của tác giả?
II. Đọc–hiểu văn bản
2. Hai câu cuối:
* Quan niệm “Chí làm trai”
- Nợ “công danh”: bổn phận, trách nhiệm.
- Kế thừa, phát huy.
- > Tích cực, phù hợp với thời đại.
=> Cái “chí” của người anh hùng, khát vọng cống hiến.
II. Đọc–hiểu văn bản
2. Hai câu cuối:
* Nỗi lòng của nhà thơ:
“Thẹn” :
+ Vì chưa có tài mưu lược như Vũ Hầu
+ Chưa trả hết nợ công danh, chưa cống hiến được nhiều.
II. Đọc–hiểu văn bản
=> Đó là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, khát vọng của người anh hùng thời Trần.
Ý nghĩa của cái “thẹn”:
+ Sự khiêm tốn, khiêm nhường, tích cực học hỏi, noi gương.
+ Khát vọng muốn cống hiến, đóng góp.
Qua lời thơ “ Tỏ lòng” anh/chị thấy hình ảnh người trai đời Trần mang những vẻ đẹp gì?
Vẻ đẹp
Ý chí
Quyết tâm
Trách nhiệm
Khát vọng
III. Tổng kết
Nội dung
- Khí thế hào hùng của một thời đại và hoài bão lớn lao của con người có sức mạnh, có lí tưởng và nhân cách cao cả.
Nghệ thuật
Phép so sánh, bút pháp khoa trương, phóng đại.
Cách thể hiện khéo léo, chân thực mà sâu sắc .
SƠ ĐỒ TỔNG HỢP
Từ hình ảnh người anh hùng thời Trần, anh/chị có nhận xét gì về những hình ảnh của tuổi trẻ hiện nay? Anh/chị thấy mình cần có suy nghĩ và hành động như thế nào để cống hiến một phần sức lực của bản thân đối đất nước trong thời đại ngày nay?
Những hình ảnh này nó
giúp em hiểu gì về cuộc
sống? Về bản thân?
Những hình ảnh này nó
giúp em hiểu gì về cuộc
sống? Về bản thân?
Những hình ảnh này nó
giúp em hiểu gì về cuộc
sống? Về bản thân?
THẢO LUẬN NHÓM
Từ những hình ảnh trên, em nghĩ gì về ý nghĩa bài thơ đối với tuổi trẻ ngày hôm nay ?
Dặn dò
Học thuộc lòng bài thơ “Thuật hoài” cả phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ
Nắm được tiểu sử tác giả, cảm nhận được giá trị bài thơ, phát huy lý tưởng sống cao đẹp
Soạn bài:
Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Phương Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)