Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài)

Chia sẻ bởi Phan Van Ut | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


Câu 1.Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Đèn khoe đèn.....hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?

sáng B. rõ

C. tỏ D. tỏa
C

Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Buổi ấy..............ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu

tình B. lòng

C. cùng D. hồn
B
Câu 3. Xem ảnh minh họa sau và cho biết nhân vật đang ngồi là ai?
A. Nguyễn Trãi. B. Trần Quốc Toản.
C. Phạm Ngũ Lão D. Đặng Dung.
C
Câu 4. Hào khí Đông A có thể hiểu là
“tinh thần tự lập, tự cường, khát vọng
lập công giúp nước, ý chí quyết chiến,
quyết thắng mọi kẻ thù” nhằm để chỉ
triều đại nào của nước ta:

A. Triệu B. Đinh

C. Lý D. Trần
D

Câu 5. Trong bài Đi thi tự vịnh, Nguyễn Công Trứ
viết: “Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông” 
Nhận định nào sau đây mang ý nghĩa khái
quát nhất
Thể hiện trách nhiệm đối với đất nước
Thể hiện khát vọng sống
C. Khẳng định cái tôi cá nhân
D. Khẳng định vai trò và vị thế của đấng
nam nhi trong cuộc đời.
D
I. Tiểu dẫn:
- Bố cục:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại
1/Tác giả:
Phạm Ngũ Lão là anh hùng dân tộc, có công lớn trong cuộc chống xâm lược Mông-Nguyên
Văn võ toàn tài
2/ Vài nét về tác phẩm:
- Hoàn cảnh: không khí quyết chiến quyết thắng của nhà Trần trong công cuộc chống quân Nguyên – Mông
- Nhan đề: Thuật hoài là bày tỏ ý chí, nỗi lòng.
Cái chí, cái tâm của người anh hùng
So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ
-> Chưa thể hiện được tư thế hiên ngang, lẫm liệt, mang tầm vóc của vũ trụ; chưa gợi lêm âm hưởng hào hùng
Còn nhiều tranh luận: Tựu chung có hai cách hiểu:
- Thứ nhất, ta có thể hiểu là "ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"
- Thứ hai: Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu
II. Đọc – hiểu văn bản
1. 1. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại(2 câu đầu)
+ Hoành sóc: Cầm ngang ngọn giáo
 Tư thế hiên ngang, kiên cường, lẫm liệt của người tráng sĩ
+ Giang sơn: đất nước non sông
 Không gian rộng lớn kì vĩ, có tầm vóc vũ trụ
+ Kháp kỉ thu: trải qua mấy thu
 Thời gian dài, thể hiện ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường
Hình ảnh tráng sĩ đẹp, có tính sử thi hoành tráng, sản phẩm của hào khí Đông A
- Vẻ đẹp của con người thời Trần:
1. Nội dung:
II. Đọc – hiểu văn bản
1. 1. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại(2 câu đầu)
Hình ảnh tráng sĩ đẹp lồng trong hình ảnh ba quân, làm nên hào khí dân tộc, hào khí Đông A
- Vẻ đẹp của thời đại nhà Trần:
1. Nội dung:
+ Ba quân
Tiền quân
Trung quân
Hậu quân
Quân đội nhà Trần
+ Khí mạnh, nuốt trôi trâu:
So sánh, cường điệu.
Sức mạnh của quân đội nhà Trần như hổ báo.
(ĐÔNG)
(A)
(ĐÔNG A )
Trận Tây Kết Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô
Trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư quân ta thắng lớn
Trận biên giới Phạm Ngũ Lão cùng các tướng phục kích Thoát Hoan
Trận Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương cùng các tướng đại thắng
II. Đọc – hiểu văn bản
1. 1. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại(2 câu đầu)
1. Nội dung:
1. 2. Cái chí, cái tâm của người anh hùng(2 câu cuối)
- Chí làm trai:

+ Khát vọng lập công
+ Khát vọng lập danh
=> Khát vọng công danh trở thành lẽ sống, lí tưởng sống của người nam tử.
- Vẻ đẹp “cái tâm”:

Nỗi thẹn với Vũ Hầu
“Thẹn” mang ý nghĩa tích cực bởi nó có khả năng tạo nên nhân cách cao đẹp của con người
Chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời
Chưa có tài năng mưu lược.

Tóm lại, hình ảnh trang nam nhi đời Trần là vẻ đẹp cao cả của con người mang lí tưởng vì dân, vì nước
 Lí tưởng này sẽ là nguồn động viên, tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam học tập trong việc rèn đức, luyện tài để phụng sự đất nước hôm nay và mãi mãi mai sau.
2. Nghệ thuật: Bài thơ ngắn gọn ,súc tích , cô đọng, bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
III. Kết luận(Ghi nhớ, sgk)
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Từ nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Tìm hiểu một số văn bản thơ Chí làm trai – Nguyễn Công Trứ, Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu.
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí tưởng sống của các bậc nam tử thời phong kiến. Từ đó liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Van Ut
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)