Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài)

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Huyền Anh | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 34
Tỏ lòng
( Thuật Hoài )

Phạm Ngũ Lão
I. Tìm hiểu chung
1. Tác Giả
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là danh tướng thời Trần.
Ông là người “văn võ toàn tài”, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
Sáng tác: 
+ Thuật hoài
+ Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương
2. Tác Phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng giặc Mông-Nguyên của quân đội nhà Trần.( Chưa rõ năm bài thơ ra đời )
b. Nhan đề:
* Thể loại:
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Thuật: Kể, bày tỏ
- Hoài : Mang trong lòng , bày tỏ nỗi lòng
2. Tác Phẩm
c. Thể loại : Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
d. Bố cục : 2 phần
+ 2 câu đầu : Hình tượng con người và quân đội thời Trần
+ 2 câu sau : Nỗi lòng của tác giả
e. Chủ đề : Bài thơ miêu tả khí phách và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ Quốc bị xâm lăng , đồng thời tác phẩm không chỉ bày tỏ nỗi lòng của tác giả mà còn là lời nhắc nhở đối với bậc nam nhi trong mọi thời đại phải có chí cầu tiến , xả thân vì nghĩa lớn
II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai câu đầu :Hình tượng con người và quân đội thời Trần

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi sông)
Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước được thể hiện qua những tầng bậc hình ảnh , ngôn từ
+ Hoành sóc : Cầm ngang ngọn giáo thể hiện tư tưởng hiên ngang vững chãi oai phong lẫm liệt, luôn sẵn sàng giáp mặt với kẻ thù
+ Hoành sóc giang sơn : Một hành động cụ thể của người tráng sĩ – trấn giữ non sông
+ Kháp kỉ thu (trải mấy thu) : Con người xuất hiện với một tinh thần chiến đấu không hề mệt mỏi

1. Hai câu đầu :Hình tượng con người và quân đội thời Trần

Hành động lớn lao khí thế hào hùng của con người đời Trần :
+ “ Tam tì hổ “ : sử dụng biện pháp so sánh – thể hóa sức mạnh đồng thời khái quát hóa tinh thần của đội quân hào hùng mang khí thế Đông A – tượng trưng cho sức mạng của cả dân tộc
+ “ Nuốt trôi trâu “ : đặt con người vào trong khung cảnh tưng bừng khí thế tiến công và dũng mãnh sẵn sàng chiến đấu, hi sinh
2. Hai câu thơ cuối : Nỗi lòng của tác giả
Nam nhi vị liễu danh công tử
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Chí “nam nhi”, “công danh trái” – món nợ công danh : công danh và sự nghiệp được coi là món nợ cả đời phải trả của kẻ làm trai – là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước
“Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”: Tác giả thấy hổ thẹn trước tấm gương tài-đức lớn lao cảu của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công dnah cho nước cho đời
=> Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng, đông thời, đó cũng là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả
Câu hỏi thêm
Bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão đã giúp em hiểu gì về hào khí Đông A ?
Trả lời :Hào khí thời nhà Trần: là tinh thần tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc; là lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước; là ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lăng...
- Biểu hiện cụ thể: Là tâm sự, bày tỏ lí tưởng sẵn sàng xả thân vì nước của Phạm Ngũ Lão.
III , Tổng Kết
1. Nội dung
Là lời tỏ lòng của riêng Phạm Ngũ Lão.
Là khát vọng, lí tưởng của trang nam nhi quân tử thời Trần - rạng ngời hào khí Đông A. 
Khắc ghi dấu ấn tự hào về thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
2. Nghệ thuật
Hình ảnh thơ: hoành tráng.
Ngôn ngữ thơ: cô đọng, hàm súc. 
Thi pháp thơ Đường luật: Quí hồ tinh bất quí hồ đa.
IV .Bài tập về nhà





 Qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần và ý nghĩa của vẻ đẹp đó trong đời sống hiện tại? 

Sau khi học xong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Cảm ơn thầy cô đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Huyền Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)