Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài)

Chia sẻ bởi Lê Phương Thảo | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT AN LẠC
LỚP: 10A
CHÀO MỪNG
CÁC EM HỌC SINH

GV: Lê Phương Thảo

Nhà Trần

TRƯỜNG THPT AN LẠC
Tổ : Ngữ Văn

TỎ LÒNG

(Phạm Ngũ Lão)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Phạm Ngũ Lão
( 1255- 1320)
Đền thờ Phù Ủng
Lễ Hội tại làng Phù Ủng

2/ Tác phẩm
Tác phẩm còn lại 2 bài thơ:
+ Thuật hoài.
+ Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
PHẠM NGŨ LÃO
3/ Hoàn cảnh sáng tác
Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược.
4/ Ý nghĩa nhan đề
“Thuật hoài”:
- thuật: kể lại, bày tỏ;
- hoài: nỗi lòng)
=> được hiểu là sự thổ lộ khát khao, mong muốn, bày tỏ hoài bão lớn lao và quan điểm riêng của tác giả
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Bố cục:
+ Hai câu đầu: hình tượng con người và quân đội thời Trần.
+ Hai câu sau: chí làm trai - tâm tình của tác giả. .
Phiên âm
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
Dịch thơ
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
- Tư thế: cầm ngang ngọn giáo – chủ động, hiên ngang, oai hùng.
1. Hai câu đầu.
a) Hình ảnh người tráng sĩ.
- Không gian: non sông => giang sơn hùng vĩ, tổ quốc muôn đời
- Thời gian: kháp kỉ thu => mấy mùa thu : trục thời gian dài đằng đẳng, vô tận thể hiện chí khí, tinh thần sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước.
Hào khí Đông A thời nhà Trần
1. Hai câu đầu.
a) Hình ảnh người tráng sĩ.

- Tác giả đã lấy không gian bao la đo lòng dũng cảm, dùng thời gian vô tận thử ý chí. 
- Con người được đặt giữa giang sơn non nước mênh mông mà không hề trở nên nhỏ bé.
1. Hai câu đầu.
a) Hình ảnh người tráng sĩ.
=> Hình dung trước mắt người đọc là hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo đứng giữa đất trời trong một tư thế sẵn sàng, chủ động, với khí thế hào hùng và kiên cường. - Tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ
1. Hai câu đầu
b) Hình ảnh ba quân.
- Mạnh mẽ, khí thế.
Nghệ thuật: So sánh, cường điệu:
Hình ảnh: “ba quân” : tiền quân, trung quân và hậu quân => quân đội của nhà Trần


- Khí thế ba quân hùng mạnh có thể nuốt trôi cả trâu
- Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ cả sao Ngưu trên trời
- Thủ pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại có tác dụng làm tăng hào khí của quân đội nhà Trần.
Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu cũng từng viết về hình ảnh “ba quân”:
“ Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phấp phới
Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói”
Tiểu Kết
Hai câu thơ đầu đã cho ta thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phóng đại cùng giọng điệu hào hùng được kết hợp nhuần nhuyễn mang lại hiệu quả cao.
2 . Hai câu thơ sau: Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả:
- Giọng điệu: trầm lắng - tiếng nói tỏ lòng.
- Nợ công danh -> chí làm trai:
+ Lập công: làm nên sự nghiệp lớn.
+ Lập danh: để lại tiếng thơm cho đời.
-> Công danh được coi là món nợ phải trả của kẻ làm trai, đó cũng chính là lí tưởng của nam nhi thời PK.







Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
( Nguyễn Công Trứ)
“ Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
2 . Hai câu thơ sau: Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả:
+ Chưa có tài năng mưu lược -> là cái thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách. Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp.
=> Nhân cách cao cả, có ý thức về bản thân.
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
2 . Hai câu thơ sau: Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả:
Chữ “ thẹn” : Nỗi hổ thẹn -> chữ tâm:
+ Chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời -> thể hiện cái tâm chân thành, trong sáng của người anh hùng.
Cái thẹn của một người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao vừa khiêm nhường.
.
Thân nam nhi: “ tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
2 . Hai câu thơ sau: Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả:
+ Chưa có tài năng mưu lược -> là cái thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách. Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp.
=> Nhân cách cao cả, có ý thức về bản thân.
Nguyễn Khuyến cũng từng bày tỏ cái thẹn với Đào Tiềm trong bài thơ Thu vịnh
Nhân hứng cũng vừa toan chấp bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
Bài học:
- Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết ước mơ những điều lớn lao.
- Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân
III. TỔNG KẾT.
Tổng kết
Nội dung: Bài thơ mang vẻ đẹp hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.
Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, niêm luật chặt chẽ, ý tứ hàm súc, hình tượng kì vĩ, âm điệu hào hùng, sảng khoái.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)