Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài)

Chia sẻ bởi Phan Thị Nguyệt | Ngày 19/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 37
tỏ lòng
Phạm Ngũ Lão
(Thuật hoài)
HÀO KHÍ ĐÔNG A - KHÍ THẾ NGẤT TRỜI CỦA CON NGƯỜI THỜI TRẦN
“Hào khí Đông A” là:
Khí thế hào hùng của đời Trần nhưng cũng là khí thế hào hùng của cả dân tộc suốt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV dựa trên sức mạnh của tinh thần tự lập, tự cường và ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược: Tống- Nguyên- Minh.

=> Đây là lối chơi chữ:



Chữ (Đông) + Bộ (A) = Chữ (Trần)
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
Em hãy nêu
những nét chính
về tác giả?
- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi – Hưng Yên), là con rể của Trần Hưng Đạo.
Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, được phong đến chức Điện suý.
Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, làm thơ , được ngợi ca là văn võ song toàn.
Tác phẩm: “Tỏ lòng” (Thuật hoài) và “Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”
- Khi ông qua đời vua Trần thương tiếc ra lệnh nghỉ triều năm ngày.

Hình ảnh chàng trai trẻ Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt, mải lo vận nước đến nỗi lính dẹp đường của triều đình dùng mũi giáo đâm vào đùi vẫn không hề hay biết.
“Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách, là người phóng khoáng, có chí làm việc lớn, thích ngâm thơ, về việc võ hình như ít bận tâm. Nhưng đội quân của ông đều một lòng thân yêu như cha với con, đánh đâu được đấy” (Sách Đại Việt sử kí toàn thư)
“Tướng lược kiêm toàn xếp hạng ưu,
Non sông ngang giáo, một sao ngâu.
Một thời tuy đã nên lương tướng,
Chí khí anh hùng vẫn khát khao.”
(Đặng Minh Khiêm, nhà sử học,
nhà thơ thế kỉ XVI)
Nói ngắn gọn, khái qúat bài Thuật hoài thể hiện vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của thời đại. Con người với sức mạnh lý tưởng lớn lao cao cả, với cái tâm sáng ngời nhân cách; thời đại với tinh thần quyết chiến quyết thắng của hào khí Đông A” (Lã Nhâm Thìn, Thuật hoài, Trong Phân tích và bình giảng tác phẩm văn học 10)
“Trong lịch sử văn học Việt Nam, Phạm Ngũ Lão chỉ để lại hai bài thơ. Nhưng tên tuổi của ông vẫn đứng cùng hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học đời Trần, của dòng văn học yêu nước. Bài Thuật hoài là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (Quý tinh quý, không cốt nhiều)
2. Tác phẩm:
a. Nhan đề, thể loại.
Bày tỏ nỗi lòng
- Thuật hoài
Thuật: kể, bày tỏ
Hoài: nỗi lòng
Em hãy cho biết
ý nghĩa nhan đề của
bài thơ?
Theo em, bài thơ
có thể chia làm
mấy phần?
b. Chủ đề, bố cục
* Chủ đề: Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão lớn lao của con người, thời đại nhà Trần.
*Bố cục:
2phần
2 câu đầu: Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần
2 câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và lý tưởng của tác giả
- Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Bài thơ được viết bằng thể loại nào?
Bài thơ nêu lên chủ đề gì?
II. Đọc hiểu văn bản:
Phiên âm
Nguyên tác
1. Đọc
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
Thuật hoài
Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.
Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
Dịch nghĩa
D?ch thơ
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Hai câu thơ đầu:
Em có nhận xét gì về phần dịch thơ
so với phần phiên âm của văn bản?

“Múa giáo”: động tác
biểu diễn
Bản dịch thơ chưa thể hiện được khí thế,
sức mạnh như phần phiêm âm.
Múa giáo non sông trải
mấy thu
Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
Tư thế: vững vàng, kiêu hùng.
- “Hoành sóc”: cầm
ngang ngọn giáo
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Cầm ngang
ngọn giáo
Non sông
đất nước
Đã mấy thu
Hình ảnh tráng sĩ hiện lên với tư thế oai
phong, lẫm liệt trấn giữ non sông đất nước, mang
tầm vóc vũ trụ.
Tư thế
Không gian
rộng lớn
Thời gian dài
Tư thế hiên ngang, khí thế hào hùng bao trùm cả không gian, thời gian.
Em hiểu câu thơ đầu như thế nào?
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Quân đội nhà
Trần (dân tộc)
Như hổ báo
Nuốt trôi trâu
(át sao Ngưu)
Lực lượng
Khí thế
Sức mạnh
.
Trong câu thơ trên, nhà thơ
đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật
nào để khắc hoạ hình ảnh
đội quân nhà Trần?
*Nghệ thuật:
- So sánh, phóng đại vừa cụ thể hoá sức mạnh vật
chất của ba quân, vừa khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đội quân mang hào khí Đông A
- Sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn.
Em hiểu câu thơ thứ hai như thế nào?
Thích chữ “Sát Thát”: giết giặc Thát
Em có nhận xét gì về
hình ảnh được nhà thơ khắc hoạ
ở hai câu thơ đầu?
Hình ảnh người tráng sĩ oai phong, lẫm liệt
lồng trong hình ảnh ba quân với khí thế ngất
trời mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí
dân tộc thời Trần.
b. Hai câu thơ sau:
Câu thơ thứ ba thể hiện
quan niệm gì của nhân vật trữ tình?
Quan niệm đó mang ý nghĩa gì?
Công danh nam tử còn vương nợ
Lập nên công
danh sự nghiệp
Người nam
nhi
Chưa thoả
nguyện
Công danh là bổn phận, là món nợ đời phải trả của
kẻ làm trai. Đấy là quan niệm về chí làm trai của
tác giả. Và đó cũng là lí tưởng sống của nam nhi
thời Trần và thời phong kiến.
Quan niệm về chí làm trai đó mang ý nghĩa tích cực: cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thương, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước, lưu danh muôn đời!
- “Làm trai cho đáng nên trai
Xuống đông, đông tĩnh; lên đoài, đoài yên”
(Ca dao)
- “Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông..”
(N. C.Trứ)
- “Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
(Phan Bội Châu)
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
Vì chưa có tài mưu lược
như Vũ hầu
Quân sư của Lưu Bị
đời Hán: mưu trí tuyệt vời
và trung thành tuyệt đối.
Thể hiện cái tâm chân thành,
trong sáng của người anh hùng
Thể hiện sự khiêm tốn.
Vẻ
đẹp
nhân
cách
Những người có nhân cách lớn thường mang trong mình một nỗi thẹn. Thẹn để tiến bộ, để vươn lên. Đó là cái thẹn cao cả chứ không phải thẹn của sự thấp hèn.
Thể hiện khát vọng lập công
danh của kẻ làm trai.
Ý nghĩa
của cái
“thẹn”
Vũ hầu là ai?
Khi nghe “chuyện Vũ hầu”,
tại sao nhà thơ phải thẹn?
Cái thẹn đó mang ý nghĩa gì ?
Khổng Minh – Gia Cát Lượng
Nhân vật trữ tình hiện lên
trong hai câu thơ cuối
như thế nào?
Nhân vật trữ tình (tác giả) là người có lí tưởng cao
cả và nhân cách cao đẹp. Là người có chí khí tuyệt
vời và có cái tâm trong sáng!
III. TỔNG KẾT
Nội dung
Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ hoành
tráng
- Ngôn ngữ cô đọng,
hàm súc, có sự dồn
nén cao độ về cảm
xúc
Khắc hoạ vẻ đẹp con
người thời Trần với
khí thế hào hùng của
Thời đại và lý tưởng
cao cả của tác giả
Em hãy rút ra
nhận xét khái quát về nội dung
và nghệ thuật của bài thơ?
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1:
Chủ thể trữ tình của b�i tho " Thu?t ho�i" là :
A. Một nhà nho B. Một nhà sư
C. Một vị vua D. Một vị tướng
Câu 2:
Hình ảnh cầm ngang ngọn giáo thể hiện điều gì?
A. Khí thế sục sôi B. Khí thế hiên ngang
C. Lòng can đảm D. í chí mạnh mẽ
Câu 3. Câu: "Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu" thể hiện điều gì?
A. Diễn tả khí phách mạnh mẽ của đội quân nhà Trần.
B. Phóng đại về sức mạnh của quân đội nhà Trần.
C. Vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất, vừa khát quát hoá sức mạnh tinh thần của quân đội nhà Trần.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 4. "Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu"
Hai câu thơ trên thể hiện nỗi lòng gì của nhận vật trữ tình?
A. Nỗi thẹn vì không thể giúp gì được cho đất nước.
B. Thẹn vì chí làm trai chưa th?c hi?n du?c.
C. Thẹn vì không tài giỏi như Gia Cát Lượng.
D. Thẹn vì đã già khi đất nước còn gian nan.
Câu 5. Đề tài của bài thơ là:
A. Tình yêu thiên nhiên. C. Sức mạnh của nhà Trần.
B. Chí làm trai. D. Khát vọng cống hiến.
Câu 6:
Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ?
A. Tự hào về khí thế và sức mạnh của quân đội nhà Trần.
B. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh.
C. Tình yêu nước.
D. Cả ba ý trên
Câu 7: Theo em, quan niệm về chí làm trai của tác giả đến nay còn ý nghĩa hay không? Tại sao?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)