Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nghiệp | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT NGÃ SÁU
LỚP 10C1
XIN KÍNH CHÀO
QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
Em hãy cho biết ngôn ngữ sinh hoạt được chia làm mấy dạng ? Qua đó định nghĩa thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
Em hiểu như thế nào về hào khí Đông A ?
* Kiểm tra bài cũ :
Hào khí Đông A : hào khí thời Trần
Đây còn là lối chơi chữ :
chữ "Đông" + bộ A = chữ "Trần"
Hào khí Đông A :
tâm hồn, khí phách dân tộc thời Trần :
+ tư tưởng độc lập tự cường, tự hào dân tộc.
+ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Theo em, bài thơ này ta phải đọc với giọng điệu, nhịp thơ như thế nào ?
I. Giới thiệu :
Em có thêm những hiểu biết gì về tác giả Phạm Ngũ Lão ?
1. Tác giả :
2. Văn bản :
a/ Hoàn cảnh sáng tác : ra đời trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông.
b/ Bố cục chia hai phần :
+ Tiền giải (2 câu đầu): vẻ đẹp hào hùng
của con người thời Trần.
+ Hậu giải (2 câu sau): vẻ đẹp tâm hồn,
nhân cách và lý tưởng của tác giả.
Sgk-tr.115
" Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu ,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu .
Nam nhi vị liễu công danh trái ,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu . "
" Múa giáo non sông trải mấy thu ,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu .
Công danh nam tử còn vương nợ ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu . "
I. GIỚI THIỆU:
1. Hình tượng con người thời Trần :
II. PHÂN TÍCH :
"Múa giáo non sông trải mấy thu"
? Hình ảnh con người với tư thế hiên ngang, hào hùng mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, kỳ vĩ - sừng sững trấn giữ non sông, trời đất.
I. GIỚI THIỆU:
Sơ kết: Lời thơ ngắn, hàm súc, hình ảnh cụ thể, âm hưởng hào hùng, nghệ thuật cường điệu so sánh tạo nên hai hình ảnh lồng kết : hình ảnh người tráng sĩ (tướng) lồng trong hình ảnh dân tộc (quân) mang vẻ đẹp sức mạnh và khí thế của thời đại (mang tính sử thi hoành tráng).
1. Hình tượng con người thời Trần :
II. PHÂN TÍCH :
"Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"
? Thủ pháp phóng đại so sánh ? nhấn mạnh khí thế dũng mãnh của quân đội - sức mạnh, hào khí của cả dân tộc.
" Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu."
Câu hỏi thảo luận :

Em có chú ý gì đến từ "thẹn" mà tác giả đã sử dụng ? Tại sao tác giả lại "thẹn" khi nghe dân gian kể chuyện Vũ Hầu ? Sự hổ thẹn ấy có ý nghĩa gì ?
Sơ kết: Cái chí và cái tâm chân thành trong sáng của người anh hùng : yêu nước với ý thức trách nhiệm cao, khát khao cống hiến công sức phục vụ đất nước.
I. GIÔÙI THIEÄU :
1. Hình tượng con người thời Trần :
II. PHÂN TÍCH :
? Khát vọng, quyết tâm và hoài bão to lớn về sự nghiệp tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước của người trai thời Trần (chí làm trai).
" Công danh nam tử còn vương nợ ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ."
2. Chí làm trai - tâm tình của tác giả :
? Tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài đức lớn lao vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời ? cái thẹn đáng khâm phục, kính trọng.
" Công danh nam tử còn vương nợ"
" Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu "
I. GIÔÙI THIEÄU:
II. PHÂN TÍCH :
III. TỔNG KẾT:
Nghệ thuật : Bài thơ súc tích, ít chi tiết nhưng có
sức gợi hình, gợi cảm cao.
Nội dung : Thể hiện được cảm hứng yêu nước
với lý tưởng và nhân cách cao cả
mang hào khí của thời đại (hào
khí Đông A).
Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
cho từng câu hỏi dưới đây :
Câu 1: Những tác phẩm của tác giả Phạm Ngũ Lão là
A. "Tỏ lòng" và "Cáo bệnh bảo mọi người".

B. "Tỏ lòng" và "Cảnh ngày hè".

C. "Tỏ lòng" và "Viếng Thượng tướng quốc công
Hưng Đạo Đại Vương".

D. "Tỏ lòng" và "Phò giá về kinh".
C
Bài tập trắc nghiệm :
Bài tập trắc nghiệm :
Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
cho từng câu hỏi dưới đây :
Câu 2: Chủ thể trữ tình của "Tỏ lòng" là :
A. một nhà nho.

B. một nhà sư.

C. một nhà vua.

D. một vị tướng.
D
Bài tập trắc nghiệm :
Câu 3: Hình ảnh "Hoành sóc" thể hiện :
A. khí thế sục sôi.

B. tư thế hiên ngang.

C. lòng can đảm.

D. ý chí mạnh mẽ.
B
Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
cho từng câu hỏi dưới đây :
Bài tập trắc nghiệm :
Câu 4: Cụm từ "khí thế nuốt trâu" được hiểu là:
A. khí phách mạnh mẽ.

B. khí phách anh hùng.

C. khí phách lão luyện.

D. khí phách hiên ngang.
B
Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
cho từng câu hỏi dưới đây :
Bài tập trắc nghiệm :
Câu 5: Bài "Tỏ lòng" gợi cho em cảm nhận được:
A. Lý tưởng của người trai trẻ thời Trần.

B. Ý chí sắt đá của con người thời Trần.

C. Ước mơ công hầu, khanh tướng của con người
thời Trần.

D. Ý nguyện về sự hy sinh của con người thời Trần
A
Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất
cho từng câu hỏi dưới đây :
+ Phân tích ý nghĩa của nỗi "thẹn" trong bài thơ
Tỏ lòng.

+ Cảm nhận của em về hào khí Đông A qua bài
thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão.
Học phần ghi nhớ trong Sgk-tr.116
- Học thuộc lòng bài thơ (phần phiên âm và dịch thơ)
Bài tập :
Chuẩn bị bài : "Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi.
Dặn dò :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nghiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)