Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài)

Chia sẻ bởi Hà Thị Ngọc Liên | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự giờ thăm lớp
Tỏ lòng
( Thuật hoài )

Phạm Ngũ Lão
Tiết 34:
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả
Trình bày nét chính về tác giả Phạm Ngũ lão?
- > Là người văn võ song toàn, có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
2. Bài thơ " Tỏ lòng":
a. Hoàn cảnh sáng tác:
cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2
( 1285)
Chữ “Đông” + boä A = chữõ “Trần”
Hào khí Đông A: Hào khí thời Trần
Giặc Mông-Nguyên xâm lược
Trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư, quân ta thắng lớn
Trận Tây Kết-Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô
Trận Vạn Kiếp-Hưng Đạo Vương cùng các tướng đại thắng
Trận biên giới-Phạm Ngũ Lão cùng các tướng phục kích Thoát Hoan
Trận trên sông Bạch Đằng 1288
Kháng chiến thắng lợi
* Nhan đề:
Bày tỏ nỗi lòng
c. Bố cục
b.Nhan d?-Thể loại:
* Thể loại:
1.Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần
Hành động: “Hoành sóc”
Tư thế hiên ngang, vững chãi, sẵn sàng chiến đấu
a.Câu 1: Hình tượng người tráng sĩ
-Tầm vóc:
+Không gian:
 rộng lớn
+Thời gian:
 Dài lâu, không hạn định
 Lớn lao, kì vĩ, sánh cùng trời đất
Dựng lên chân dung người tráng sĩ vệ quốc thuở “bình Nguyên” hùng dũng, hiên ngang, oai phong, lẫm liệt, mang tầm vóc vũ trụ.
II. ĐỌC - HIỂU:
Hình tượng con người nhà Trần
hiện lên như thế nào?
b.Câu 2: Hình tượng quân đội thời Trần
- Hình ảnh: “tam quân”
 quân đội - dân tộc thời Trần
- Thủ pháp so sánh, phóng đại:
+ Tì hổ (như hổ báo)
 Cụ thể hóa sức mạnh thể chất của toàn dân tộc: Vô địch, phi thường.
+ Khí thôn ngưu:
Khái quát hóa sức mạnh tinh thần của dân tộc: Sức mạnh tiến công như vũ bão, quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược
Thể hiện sự ngợi ca, niềm tự hào về sức mạnh dân tộc.
Thể hiện sinh động hình tượng người tráng sĩ lồng trong hình tượng dân tộc mang ý nghĩa khái quát, gợi lên hào khí dân tộc thời Trần - “Hào khí Đông A”
1.Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần
2.Hai câu cuối: Nỗi lòng tác giả
a. Câu 3: Cái “chí” của người anh hùng
- “Công danh”
Lý tưởng sống của người trai thời phong kiến.
- “Nợ”
 Ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân với đất nước trong hoàn cảnh giặc xâm lăng
Cái “chí” thể hiện ở lí tưởng sống đẹp đẽ: Quyết tâm thực hiện, hoàn thành trách nhiệm đối với đất nước.
Quan niệm làm trai của tác giả
qua câu thơ thứ ba?
b. Câu 4: Cái “tâm” của người anh hùng
Nỗi “thẹn”
Vì tự thấy kém cỏi so với Vũ hầu về tài thao lược
Vì chưa báo đáp được ơn vua, nợ nước
Cái “tâm” thể hiện ở hoài bão cao cả: mong có được tài cao, chí lớn đóng góp cho đất nước
 Cái “tâm” của con người có nhân cách lớn.
Lời bày tỏ, niềm trăn trở về khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi” và cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”-Lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
2.Hai câu cuối: Nỗi lòng tác giả
1. Nghệ thuật
- Ngôn từ cô đọng, hàm súc, thiên về thủ pháp gợi, gây ấn tượng.
- Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi:
- Hình ảnh giàu sức biểu cảm.
2. Ý nghĩa của văn bản
Thể hiện lí tưởng cao cả của danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
III. T?ng k?t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Ngọc Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)